6. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Công nghệ
thuộc Đại học Thái Nguyên
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên là đơn vị đào tạo thành viên của Đại học Thái Nguyên được thành lập theo Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH cho các tỉnh khu vực phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung.
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên là đơn vị thực hiện mô hình phối hợp quản lý và đào tạo với Viện Công nghệ thông tin thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Địa chỉ: Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Xã Quyết Thắng, Tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại: 0280.3846254; Fax: 0280.3846237 E-mail: contact@ictu.edu.vn
Website: www.ictu.edu.vn
- Cơ cấu tổ chức hiện nay của trường gồm: + Hội đồng trường.
+ Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng, 02 Phó Hiệu trưởng). + 8 phòng chức năng.
+ 6 khoa và 1 bộ môn trực thuộc. + 3 trung tâm
+ Hội đồng khoa học và đào tạo, các Hội đồng tư vấn.
- Tổ chức Đảng và đoàn thể gồm: Đảng bộ; Công đoàn; Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội sinh viên; Hội cựu chiến binh
- Tổng số cán bộ viên chức: 493 người, trong đó: giảng viên: 328 người, bao gồm 298 thạc sỹ trở lên trong đó có 1 phó giáo sư và 28 tiến sỹ
- Quy mô và ngành nghề đào tạo
Hiện nay, nhà trường đang đào tạo 1 chuyên ngành trình độ tiến sĩ, 2 chuyên ngành trình độ thạc sĩ, 17 ngành trình độ đại học, 4 ngành trình độ cao đẳng.
Về quy mô đào tạo của nhà trường: Tổng số 5515 học viên và sinh viên (tổ chức đào tạo cho 4.372 sinh viên hệ chính quy và 1.143 sinh viên các hệ khác).
- Mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông đã tăng cường mối quan hệ hợp tác, liên kết và đào tạo, nghiên cứu với các cơ sở tổ chức trong nước và nước ngoài. Trong đó, nổi bật là việc nhà trường tổ chức thực hiện mô hình phối hợp quản lý và đào tạo với các viện đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, gồm:
+ Viện Công nghệ thông tin thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
+ Viện Nghiên cứu tin học, điện tử và tự động hoá thuộc Bộ Công thương + Viện Công nghệ thông tin thuộc Đại học quốc gia Hà Nội
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên
* Chức năng của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trường có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực trung du, miền núi phía Bắc và cả nước.
Đảng bộ Trường ĐH CNTT & TT là Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ ĐHTN. Đảng bộ có các chi bộ trực thuộc được tổ chức theo các phòng chức năng, bộ môn và đơn vị trực thuộc. Đảng bộ có trách nhiệm lãnh đạo toàn diện các hoạt động của Trường theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, Hội cựu chiến binh) là các tổ chức đoàn thể cơ sở trực thuộc các tổ chức Đoàn thể ĐHTN. Các tổ chức đoàn thể của Trường có trách nhiệm phối hợp với chính quyền trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Tổ chức Đảng, đoàn thể hoạt động theo pháp luật, điều lệ của từng tổ chức và theo phân cấp của ĐHTN.
- Lãnh đạo Trường ĐH CNTT & TT có Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Trường. Các Phó Hiệu trưởng giúp Hiệu trưởng điều hành các công việc cụ thể và chịu trách nhiệm về các lĩnh vực được phân công.
- Các phòng chức năng: Trường ĐH CNTT & TT có 08 phòng chức năng làm nhiệm vụ tham mưu, giúp Hiệu trưởng tổ chức, triển khai các mặt công tác của đơn vị.
+ Phòng Hành chính - Tổ chức thực hiện chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, tổng hợp, tổ chức cán bộ, y tế, thi đua khen thưởng và một số nhiệm vụ khác của nhà trường do Hiệu trưởng giao.
+ Phòng Kế hoạch - Tài chính thực hiện chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác kế hoạch, tài chính và một số nhiệm vụ khác của nhà trường do Hiệu trưởng giao.
+ Phòng Quản trị - Phục vụ thực hiện chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác quản trị, phục vụ và một số nhiệm vụ khác của nhà trường do Hiệu trưởng giao.
+ Phòng Công tác HSSV có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác chính trị tư tưởng, công tác quản lý HSSV, công tác tuyên truyền, văn hóa, truyền thống, công tác bảo vệ và các nhiệm vụ khác của nhà trường do Hiệu trưởng giao.
+ Phòng Đào tạo: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác đào tạo đại học, đào tạo sau đại học và một số nhiệm vụ khác của nhà trường do Hiệu trưởng giao.
+ Phòng Khoa học - Công nghệ và Hợp tác quốc tế có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực khoa học công nghệ (sau đây viết tắt là KHCN), hợp tác quốc tế (sau đây viết tắt là HTQT), và các nhiệm vụ khác của nhà trường do Hiệu trưởng giao.
+ Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác khảo thí, đảm bảo chất lượng giáo dục và các nhiệm vụ khác của nhà trường do Hiệu trưởng giao.
+ Phòng Thanh tra - Pháp chế có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực thanh tra, pháp chế và các nhiệm vụ khác của nhà trường do Hiệu trưởng giao.
+ Trung tâm Công nghệ thông tin - Thư viện có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng nhà trường và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực: Quản lý hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin - thư viện và các nhiệm vụ khác của nhà trường do Hiệu trưởng giao.
+ Trung tâm Thực hành, thí nghiệm có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong các công tác thực hành, thí nghiệm, dự án đầu tư các phòng thí nghiệm thực hành; quản lý, bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị phục vụ thực hành thí nghiệm; triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT & TT trong thực tiễn và các nhiệm vụ khác của nhà trường do Hiệu trưởng giao.
+ Trung tâm Tư vấn - Hỗ trợ sinh viên có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho Hiệu trưởng trong việc đề xuất các chủ trương, kế hoạch tổ chức các hoạt động nhằm hỗ trợ về đời sống, học tập, nghiên cứu khoa học, việc làm, kiến thức xã hội, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho sinh viên.
Phòng chức năng có Trưởng phòng: Trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các mặt công tác, các hoạt động của phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Giúp việc cho Trưởng phòng có các Phó Trưởng phòng; Phó Trưởng phòng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do Trưởng phòng phân công.
- Các khoa và bộ môn trực thuộc: Trường ĐH CNTT & TT có các khoa và bộ môn trực thuộc thực hiện nhiệm vụ triển khai công tác đào tạo.
Trường có 6 khoa và 1 bộ môn trực thuộc: Khoa Công nghệ thông tin; Khoa CN Điện tử và Truyền thông; Khoa CN Tự động hoá; Khoa Hệ thống thông tin kinh tế; Khoa Truyền thông đa phương tiện; Khoa Khoa học cơ bản; Bộ môn An toàn hệ thống thông tin.
Khoa có Trưởng khoa, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các mặt công tác của khoa theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các quy định của Hiệu trưởng. Giúp việc cho Trưởng khoa có các Phó Trưởng khoa; Phó Trưởng
Bộ môn thuộc khoa có Trưởng Bộ môn, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các mặt công tác của bộ môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các quy định của Hiệu trưởng.
Giúp việc cho Trưởng bộ môn trực thuộc có các Phó Trưởng bộ môn TT; Phó Trưởng bộ môn TT thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do Trưởng bộ môn TT phân công.
- Các đơn vị phục vụ đào tạo:
+ Trung tâm phát triển ứng dụng CNTT&TT: Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động về phát triển phần mềm ứng dụng; đào tạo chứng chỉ quốc tế; chuyển giao công nghệ phục vụ cho công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
+ Trung tâm Tư vấn - Hỗ trợ sinh viên: Có chức năng tư vấn cho Hiệu trưởng về chủ trương, kế hoạch tổ chức các hoạt động hỗ trợ đời sống, học tập, nghiên cứu khoa học, việc làm, kiến thức xã hội cho sinh viên và thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
Đánh giá chung:
Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học CNTT&TT thực hiện đúng theo quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Thái Nguyên. Về cơ bản, cơ cấu bộ máy tổ chức cùng với các thể chế, cơ chế quản lý trong những năm qua là phù hợp và đã giúp cho Trường hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình.
Tuy nhiên, Trường ĐH CNTT&TT mới được thành lập nên còn nhiều khó khăn trong quản lý điều hành, hạn chế khả năng phát triển của các lĩnh vực đào tạo, NCKH, hợp tác quốc tế, phát triển thương hiệu,…
* Nhiệm vụ của trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông + Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về tổ chức bộ máy, biên chế, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý đội ngũ CBVC của trường theo quy định của pháp luật và phân cấp của ĐHTN.
+ Tổ chức các hoạt động đào tạo, bao gồm:
- Xác định các ngành, chuyên ngành đào tạo đại học, sau đại học thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông đáp ứng nhu cầu xã hội, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, theo quy định của pháp luật và phân cấp của ĐHTN;
- Phát triển chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hoá, chuẩn hoá và hiện đại hoá; xây dựng và thực hiện kế hoạch dài hạn, ngắn hạn với quy mô và phương pháp đào tạo hợp lý nhằm tổ chức đào tạo cán bộ khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ tốt; có kiến thức, năng lực nghề nghiệp; có trình độ đại học và sau đại học với các ngành, chuyên ngành thuộc lĩnh vực CNTT&TT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng và đất nước,…
- Tổ chức tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá kết quả đào tạo, quyết định công nhận, cấp bằng cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ và các văn bằng, chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật và của ĐHTN;
- Thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo, ĐHTN giao.
+ Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, biện pháp giáo dục và quản lý người học; phối hợp với cơ quan, tổ chức và gia đình người học trong hoạt động giáo dục và đào tạo.
+ Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực trung du và miền núi phía Bắc và cả nước.
+ Thực hiện hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật và phân cấp của ĐHTN.
+ Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, thư viện và các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế.
+ Tự đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền; công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.
+ Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ được giao; thực hiện chế độ tài chính - kế toán theo quy định và phân cấp của ĐHTN.
+ Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị của Trường theo quy định của pháp luật và phân cấp của ĐHTN.
+ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo các hoạt động của Trường theo quy định của pháp luật và cơ quan quản lý cấp trên.
+ Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các hoạt động của Trường theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
3.1.3 Cơ sở vật chất và sản phẩm đào tạo của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên
Từ các nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp, công tác tài chính của nhà trường đã giải quyết kịp thời chi thường xuyên trong đơn vị, đồng thời chú trọng tới việc đầu tư tăng cường cơ sở vật chất phục vu đào tạo (giảng đường, các trang thiết bị phòng thực hành thí nghiệm,…) và đầu tư cho con người (lương, phụ cấp, bảo hiểm, phúc lợi tập thể, hỗ trợ cán bộ đi học nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo và chiến lược phát triển lâu dài của nhà trường. Các dự án đầu tư cơ sở vật chất trong những năm qua đã được đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả trong các hoạt động quản lý điều hành, giảng dạy, học tập và cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ viên chức, HSSV toàn trường.
Nhà trường có hệ thống giảng đường khang trang hiện đại với hệ thống máy tính và máy chiếu hỗ trợ công tác giảng dạy. Hệ thống 9 phòng thực hành được trang bị hơn 500 máy tính cấu hình cao, kết nối Internet phục vụ công tác học tập của sinh viên; có 8 phòng thực hành chuyên đề với các mô hình thực hành thực tế giúp sinh viên tiếp cận được với các công nghệ tiên tiến.
Hệ thống thư viện truyền thống có gần 1.000 đầu sách với trên 16.000 bản sách và được cập nhật hàng năm. Nhà trường có hệ thống thư viện điện tử được kết nối với cơ sở dữ liệu tại Trung tâm học liệu của Đại học Thái Nguyên và các cơ sở dữ liệu lớn trên thế giới, có đầy đủ các bài giảng, giáo