Nhóm giải pháp về đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông thuộc đại học thái nguyên (Trang 107 - 111)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Nhóm giải pháp về đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, bồ

sử dụng đãi ngộ của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên

Đội ngũ giảng viên có vị trí rường cột trong nhà trường, có vai trò quyết định đến sự phát triển của nhà trường, là người trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho lớp lớp các thế hệ sinh viên -

những chủ nhân tương lai của đất nước do vậy việc nâng cao chất lượng giảng viên là rất quan trọng, trong công tác quản lý đội ngũ giảng viên bao gồm nhiều nội dung công việc với các khâu: tuyển dụng, sử dụng, bố trí, giám sát, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sử dụng, thực hiện chính sách chế độ đối với cán bộ giảng viên và thực hiện chính sách phát triển và trọng dụng, đãi ngộ nhân tài vào sự nghiệp phát triển giáo dục. Có thể nói việc đổi mới công tác tuyển dụng GV là nội dung được đánh giá là khó và yếu nhất hiện nay. Tuyển dụng GV là khâu đầu tiên, có tính quyết định đến sự phát triển của nhà trường, nếu việc tuyển dụng được những giảng viên giỏi thì nhất định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của nhà trường do vậy việc tuyển dụng GV phải căn cứ vào

- Căn cứ vào yêu cầu - Căn cứ vào nhiệm vụ - Căn cứ vào vị trí việc làm - Căn cứ vào chỉ tiêu

Việc tuyển dụng phải thông qua thi tuyển theo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật, đảm bảo tính cạnh tranh. Trong điều kiện tuyển dụng, cần thực hiện đúng đắn chính sách ưu tiên với những người có học vị tiến sỹ, thạc sỹ, những người tốt nghiệp đại học loại giỏi và xuất sắc đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng. Đồng thời khi tuyển dụng Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên nên nghiên cứu, tính toán xây dựng các tiêu chí đối với ứng viên phải có tính “mở”, đặc biệt là những tiêu chí cho ứng viên có trình độ tiến sỹ, PGS, GS. Người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự 1 năm. Hết thời gian tập sự, lãnh đạo nhà trường thực hiện việc đánh giá về phẩm chất đạo đức, năng lực và kết quả công việc của người đó, nếu đạt yêu cầu thì ra quyết định tuyển dụng chính thức. Khi đó các ứng viên phải có sự cam kết công tác lâu dài tại trường, đồng thời hiệu trưởng phải đưa ra những

quy định thời hạn sau khi được tuyển dụng họ phải tiếp tục đi học nâng cao trình độ. Trong quá trình tuyển chọn cần đánh giá tổng thể, hài hòa giữa tư tưởng, chính trị với phong cách, đức với tài, tính chất của trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm. Khả năng nghiên cứu khoa học với năng lực sử dụng ngoại ngữ và tin học vào tổ chức giảng dạy. Công khai các tiêu chuẩn tuyển chọn và kết quả đánh giá nhằm làm cho mọi người đều được bình đẳng trong việc thể hiện năng lực của mình theo các tiêu chí đã đề ra cũng như tránh việc thiên vị, tiêu cực trong tuyển chọn nhằm đáp ứng đúng yêu cầu về nguồn nhân lực trong từng bộ môn và từng ngành đào tạo, không để xảy ra tình trạng không hợp lý về cơ cấu đội ngũ giảng viên.

Thứ nhất, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát

triển đào tạo về quy mô và chất lượng sinh viên theo đó kế hoạch và quy hoạch phát triển về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên.

Thứ hai, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng viên và

giao chỉ tiêu cụ thể cho các đơn vị, trên cơ sở chỉ tiêu đươc giao, các đơn vị cử cán bộ GV đi đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước để vừa đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, vừa đảm bảo nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của đơn vị

Thứ ba, trên cơ sở các tiêu chí về chất lượng đội ngũ giảng viên, thực

hiện tốt công tác tạo nguồn, khâu tuyển dụng và sử dụng hợp lý đội ngũ GV mới được tuyển chọn. Đây là phương hướng mang tính chất cụ thể và có ý nghĩa quyết định để tạo ra một lực lượng cán bộ giảng viên trẻ, có tri thức, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục gắn bó với nhà trường. Đặc biệt, đây là đội ngũ có khả năng kế thừa và phát triển trong quá trình hội nhập và phát triển của thế giới hiện nay. Muốn vậy trường cần phải thực hiện các biện pháp sau đây:

+ Triển khai các chính sách hỗ trợ, ưu tiên và thu hút nhân tài, triển khai công tác hợp tác quốc tế để khai thác các nguồn học bổng đào tạo ngoại

ngữ, thạc sỹ, tiến sỹ cho đội ngũ GV, ưu tiên các cán bộ đang làm NCS, học cao học tham gia các đề tài NCKH, đặc biệt là NCS được ưu tiên nghiên cứu các đề tài cấp Bộ; tạo điều kiện về mặt thời gian, hỗ trợ kinh phí cho cán bộ đi học, nâng lương sớm cho cán bộ tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ đúng thời hạn, tăng thêm thu nhập vào lương cho cán bộ có trình độ tiến sỹ, PGS.GS

+ Thực hiện các chính sách thu hút, khuyến khích các nhà khoa học, doanh nhân, các chuyên gia nước ngoài, Việt kiều tham gia vào công tác đào tạo và nghiên cứu của nhà trường.

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: cần tổ chức đánh giá thực trạng chất lượng ĐNGV; xác định đối tượng, chức danh nào cần cử đi học, học kiến thức gì? Vào thời gian và thời điểm nào? Cần tạo điều kiện thuận lợi nhất trong khả năng có thể của trường để Gv trẻ tu dưỡng đạo đức, rèn luyện phẩm chất chính trị, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

+ Xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng: Cần giúp GV thấy được tầm quan trọng và xác định rõ nội dung đào tạo, bồi dưỡng thông qua các biện pháp như: Thường xuyên tổ chức đánh giá Gv dựa trên quy mô người GV thông qua các chỉ tiêu cụ thể về phẩm chất, năng lực; đảm bảo mỗi GV đạt tiêu chuẩn chức danh, tập trung vào các yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, tin học và ngoại ngữ; Giao cho các đơn vị căn cứ vào yêu cầu đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam theo từng giai đoạn để đề xuất nội dung đào tạo, bồi dưỡng cụ thể cho mỗi một GV

+ Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng như mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ về tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng sau đại học và các lớp về đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại; nhà trường có kế hoạch cho các đơn vị tận dụng tối đa lực lượng cán bộ đầu đàn trong đơn vị mình để bồi dưỡng, giúp đỡ trực tiếp các GV về giảng dạy, NCKH cấp khoa; mở rộng quan hệ hợp tác, đẩy mạnh giao lưu, trao đổi khoa học, các quan hệ hợp tác quốc tế để phục vụ nhiệm vụ đào tạo,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông thuộc đại học thái nguyên (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)