Nhóm giải pháp về tăng cường quản lý xây dựng cơ sở vật chất,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông thuộc đại học thái nguyên (Trang 111 - 114)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Nhóm giải pháp về tăng cường quản lý xây dựng cơ sở vật chất,

môi trường để giảng viên nâng cao chất lượng.

Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đào tạo - bồi dưỡng là một khâu cần thiết và quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực nói chung và quản lý đội ngũ GV nói riêng. Phẩm chất và năng lực của đội ngũ giảng viên là một trong những yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả đầu ra trong quá trình giáo dục và đào tạo của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên. Việc ban lãnh đạo quan tâm chỉ đạo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ GV đang là một yêu cầu mang tính tất yếu trong sự nghiệp phát triển bền vững của giáo dục và đào tạo của nhà trường hiện nay. Chất lượng đội ngũ giảng viên được hình thành do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó phần lớn là thông qua con đường giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng. Chính vì vậy, muốn xây dựng và nâng cao chất

lượng đội ngũ GV trước hết ban lãnh đạo phải biết chăm lo chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng về nhân phẩm - năng lực, chuyên môn - nghiệp vụ, năng lực hành động, văn hóa ứng xử, pháp lý - đạo đức cho cán bộ GV. Đội ngũ GV trong tương lai được coi là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo để biến các mục tiêu giáo dục - đào tạo của nhà trường trở thành hiện thực. Hiệu trưởng cần chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên góp phần tạo nên sự chuyển biến về chất của giáo dục, đáp ứng những yêu cầu đào tạo mới của nhà trường trong giai đoạn hiện nay cũng như trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cơ sở vật chất - trang thiết bị giảng dạy là một trong những nhân tố quan trọng tác động tích cực tới việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường. Chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất gắn chặt với chất lượng nâng cao đội ngũ GV, vì thế đầu tư, hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất là đòi hỏi cấp thiết nhằm giúp cho người học đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động tiếp cận ngay và làm chủ công nghệ nơi công tác một cách có hiệu quả. Vì vậy, cần tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy theo hướng hiện đại, thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng của Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn tới và sự chủ động, tích cực của nhà trường trong khai thác các nguồn lực, cũng như chủ trương sử dụng cơ sở vật chất trong đại học, đáp ứng được quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo, đảm bảo các tiêu chuẩn định mức của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định

Cùng với trang thiết bị dạy học, các công trình phụ trợ như thư viện, nhà giáo dục thể chất, nhà ăn tập thể, hệ thống điện nước, hệ thống đường nội bộ, khuôn viên … cũng tác động đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Huy động và khai thác tối đa các nguồn lực tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng đồng bộ và hiện đại đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.

Giai đoạn 2011- 2015, nhà trường tập trung vào việc đầu tư nâng cấp hệ thống giảng đường, tăng cường trang thiết bị hiện đại cho các phòng thí nghiệm thực hành; tập trung bổ sung sách, tài liệu, giáo trình điện tử, cơ sở dữ liệu, các phần mềm quản lý… phục vụ cho công tác quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Về xây dựng cơ bản, triển khai xây dựng giảng đường 5 tầng, nhà sát hạch 5 tầng, nhà điều hành 11 tầng, hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng, tường rào, đường giao thông nội bộ, nhà đa năng 2 tầng, khu dịch vụ, giải phóng mặt bằng và một số công trình khác.

Các nguồn vốn cho xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường được lấy từ ngân sách Nhà nước cho xây dựng cơ bản, đầu tư phát triển; từ các nguồn vốn hợp pháp của nhà trường, từ vay vốn ngân hàng và vốn từ hợp tác quốc tế; nhà trường sẽ xây dựng các dự án tăng cường năng lực, các chương trình mục tiêu… để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu.

Huy động và khai thác tối đa các nguồn lực tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng đồng bộ và hiện đại đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.

Giai đoạn 2015 -2020, nhà trường tập trung vào việc đầu tư nâng cấp hệ thống giảng đường, tăng cường trang thiết bị hiện đại cho các phòng thí nghiệm thực hành; tập trung bổ sung sách, tài liệu, giáo trình điện tử, cơ sở dữ liệu, các phần mềm quản lý… phục vụ cho công tác quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Về xây dựng cơ bản, triển khai xây dựng giảng đường 5 tầng, nhà sát hạch 5 tầng, nhà điều hành 11 tầng, hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng, tường rào, đường giao thông nội bộ, nhà đa năng 2 tầng, khu dịch vụ, giải phóng mặt bằng và một số công trình khác.

Các nguồn vốn cho xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường được lấy từ ngân sách Nhà nước cho xây dựng cơ bản, đầu tư phát triển; từ các nguồn vốn hợp pháp của nhà trường, từ vay vốn ngân hàng và vốn từ hợp tác quốc tế; nhà trường sẽ xây dựng các dự án tăng cường năng lực, các chương trình mục tiêu… để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông thuộc đại học thái nguyên (Trang 111 - 114)