6. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Bài học cho Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền
thuộc Đại học Thái Nguyên
Những bài học kinh nghiệm chung đối với Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên hiện nay.
Một là, nhà trường cần coi việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là vấn đề sống còn của nhà trường.
Hai là, cần bồi dưỡng nâng cao trình độ giảng viên, gắn với yêu cầu ngày càng cao của bản thân họ.
Ba là, cần có chính sách đãi ngộ nhân tài để tránh tình trạng chảy máu chất xám.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Các câu hỏi đặt ra để đề tài giải quyết
Đặc điểm và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của các trường đại học là gì?
Các yếu tố cấu thành và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học?
Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên ra sao và đánh giá như thế nào? Các biện pháp và chính sách mà Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên đã thực thi là gì?
Định hướng và những giải pháp nào để nâng cao chất lượng giảng viên trong đến năm 2020?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Khung phân tích của luận văn
Sơ đồ 2.1. Khung phân tích của luận văn
Nhân tố ảnh hưởng
- Cơ chế chính sách của NN
- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng giảng viên
- Chính sách đãi ngộ
- Tổ chức quản lý của trường đại học
- Nhận thức và sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của giảng viên
Nội dung chất lượng giảng viên
- Năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp - Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp - Chỉ tiêu nghiên cứu - Các chỉ tiêu đánh giá nhân tố ảnh hưởng - Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng GV
2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài lấy Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên là địa bàn nghiên cứu.
2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin
Để thu thập thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp và nguồn số liệu sơ cấp.
2.2.3.1 Nguồn số liệu thứ cấp
- Thu thập thông tin từ tạp chí khoa học, các công trình nghiên cứu luận văn, luận án có liên quan
- Thu thập thông tin trên các trang web, diễn đàn Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên
- Thu thập thông tin từ các số liệu của các báo cáo tổng kết cuối năm của trường, các bản sơ kết cuối kỳ, báo cáo thành tích,…
2.2.3.2. Nguồn số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập từ thu thập ý kiến chuyên gia và điều tra thực tế tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên
* Phương pháp thu thập thông tin:
(1) Phương pháp chuyên gia: Luận văn tham vấn ý kiến của lãnh đạo cấp
trường về những vấn đề liên quan đến đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên của trường hiện nay; những định hướng cơ bản của nhà trường có liên quan đến nâng cao chất lượng giảng viên trong những năm tới
(2) Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi
- Xây dựng phiếu điều tra:
Phiếu điều tra thiết kế cho hai đối tượng
Thứ nhất là giảng viên: Nội dung phiếu điều tra cho giảng viên nhằm
thu thập các thông tin cá nhân, thu nhập hàng tháng, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác…
Đánh giá của bản thân giảng viên về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe; về môi trường luật pháp, cơ chế chính sách, các điều kiện phương tiện phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo của trường, về ý thức tự phấn đấu vươn lên của bản thân; những nguyện vọng và mong muốn của giảng viên đối với nhà trường và xã hội.
Quy mô mẫu: Tổng số giảng viên của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông là 328 người không bao gồm GV kiêm nhiệm. Vì vậy, quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức sau
n = ) 5 , 0 1 ( * 5 , 0 * ) 96 , 1 ( ) 05 , 0 ( * 328 ) 5 , 0 1 ( * 5 , 0 * ) 96 , 1 ( * 328 ) 1 ( * * * ) 1 ( * * * 2 2 2 2 2 2 p p Z d N p p Z N 176,9 (làm tròn 180 mẫu) Trong đó:
n: Quy mô mẫu mong muốn N: Quy mô tổng thể
Z: độ lệch chuẩn, mức 1.96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy
P: Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50% (0.5)
d: độ chính xác kỳ vọng, thường để ở mức 0.05
Số mẫu nghiên cứu của đề tài này là 180 mẫu. Để đảm bảo số mẫu này lấy số lượng giảng viên của 7 khoa và bộ môn trực thuộc: Khoa Công nghệ thông tin; Khoa Công nghệ điện tử và truyền thông; Khoa Công nghệ tự động hóa; Khoa Hệ thống thông tin kinh tế; Khoa khoa học cơ bản; Khoa Truyền thông đa phương tiện; Bộ môn An toàn hệ thống thông tin.
Thứ hai là sinh viên: Nội dung thu thập ý kiến sinh viên để có sự
nhìn nhận từ phía người học về chất lượng giảng dạy của giảng viên trong trường có liên quan đến nội dung bài giảng; Phương pháp giảng dạy; Năng lực ứng dụng các phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy của giảng viên. Tổng số sinh viên của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông là
4.372 người (sinh viên chính quy). Vì vậy, quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức sau n = ) 5 , 0 1 ( * 5 , 0 * ) 96 , 1 ( ) 05 , 0 ( * 4372 ) 5 , 0 1 ( * 5 , 0 * ) 96 , 1 ( * 4372 ) 1 ( * * * ) 1 ( * * * 2 2 2 2 2 2 p p Z d N p p Z N 353
Số lượng phiếu là 353 phiếu gồm các sinh viên năm 3 và năm 4 và năm 5. Đây là nhóm các sinh viên đã có thời gian dài tiếp cận với các phương pháp giảng dạy khác nhau của các giảng viên thuộc các khoa.
- Thang đo của bảng hỏi
Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau: 1- Rất thấp, 2- Thấp, 3- Trung bình (Bình thường), 4- Khá và 5- Tốt.
Dựa theo công thức xác định giá trị khoảng cách theo công thức: = 0,8
nên thiết lập bảng đánh giá như sau:
Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá
1 1,00 - 1,80 Rất thấp
2 1,81 - 2,60 Thấp
3 2,61 - 3,40 Trung bình
4 3,41 - 4,20 Khá
5 4,21 - 5,00 Tốt
2.2.4 Phương pháp tổng hợp thông tin
Các nguồn thông tin sau khi được thu thập sẽ được tổng hợp trên phần mềm Excel và sử dụng các hàm tính tổng Sum và hàm tính giá trị trung bình Average, hàm xếp hạng Rank….
2.2.5 Phương pháp phân tích thông tin
Sử dụng kết hợp những phương pháp khác nhau để phân tích thông tin thu được như:
* Phương pháp thống kê mô tả: Nghiên cứu việc tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được. Đề tài tập trung lấy số liệu từ năm 2012 - 2015 về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên với các mẫu đã được lựa chọn
* Phương pháp so sánh: để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu trong luận văn này tôi sử dụng so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1 Chỉ tiêu nghiên cứu về chất lượng giảng viên trường đại học bao gồm các nội dung sau các nội dung sau
2.3.1.1 Trình độ của đội ngũ giảng viên được xác định qua các tiêu chí như:
+ Số giảng viên trình độ đại học/tổng số giảng viên + Số giảng viên trình độ thạc sỹ/tổng số giảng viên
+ Số giảng viên trình độ tiến sỹ trở lên/tổng số giảng viên
+ Đánh giá chất lượng công tác giảng dạy như công tác chuẩn bị giảng dạy, kiến thức nội dung bài giảng, phong thái và nghệ thuật giảng dạy…
2.3.1.2 Về cơ cấu cán bộ giảng viên được xác định qua các tiêu chí
+ Số giảng viên nam/tổng số giảng viên + Số giảng viên nữ/tổng số giảng viên + Cơ cấu giảng viên theo độ khoảng tuổi + Chỉ tiêu về ngành nghề được đào tạo + Chỉ tiêu số lượng giảng viên/số sinh viên
2.3.1.3 Năng lực giảng dạy thông qua các tiêu chí về :
+ Thành tích trong giảng dạy: Như việc xây dựng các ấn phẩm về giáo dục, xây dựng các bài giảng hoặc các báo cáo về lĩnh vực giáo dục, báo cáo tại các hội nghị quốc tế, báo cáo cho các hội nghị hay số giải thưởng về giáo dục được nhận (trong và ngoài nước);
+ Số lượng và chất lượng giảng dạy: Thông qua các sáng kiến đổi mới trong giảng dạy, tham gia các chương trình đào tạo chuyên môn, tham gia hướng dẫn luận văn, luận án cho học viên cao học, nghiên cứu sinh hay tham gia vào các hội đồng chấm khóa luận, luận văn hoặc luận án;
+ Hiệu quả trong giảng dạy: Thiết kế, trình bày bài giảng cho sinh viên, luôn luôn cập nhật các kiến thức mới;
+ Tham gia vào đánh giá và phát triển chương trình đào tạo, tài liệu học tập
2.3.1.4 Năng lực khoa học như
+ Các công trình nghiên cứu khoa học được công bố: Số lượng và chất lượng các ấn phẩm được xuất bản trong các tạp chí khoa học;
+ Số lượng sách và tài liệu tham khảo được sử dụng bao gồm viết giáo trình dùng nội bộ trong trường hoặc các sách và công trình nghiên cứu chuyên khảo; tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hội nghị, hội thảo khoa học
2.3.1.5. Về phẩm chất chính trị, đạo đức
+ Tỷ lệ Đảng viên/Giảng viên; tỷ lệ đoàn viên/Giảng viên tuổi thanh niên;
Tỷ lệ xếp loại giảng viên hàng năm;
Tỷ lệ giảng viên qua các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cao, trung cấp/giảng viên;
Tỷ lệ giảng viên được khen thưởng và bị kỷ luật.…
2.3.2. Về chỉ tiêu đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng:
2.3.2.1. Chỉ tiêu về mức độ đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả bình đẳng
của các chính sách của đảng, nhà nước, của Đại học Thái nguyên với đội ngũ giảng viên
2.3.2.2. Chỉ tiêu phản ánh về sự hợp lý của công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi
dưỡng sử dụng đãi ngộ của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông như (Cơ cấu nguồn chi cho đào tạo nâng cao trình độ; thu nhập bình quân, phúc lợi khen thưởng,…)
2.3.2.3. Chỉ tiêu về mức độ đáp ứng các điều kiện về vật chất, kỹ thuật của
nhà trường
Chương 3
THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
3.1 Khái quát về Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên thuộc Đại học Thái Nguyên
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên là đơn vị đào tạo thành viên của Đại học Thái Nguyên được thành lập theo Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH cho các tỉnh khu vực phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung.
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên là đơn vị thực hiện mô hình phối hợp quản lý và đào tạo với Viện Công nghệ thông tin thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Địa chỉ: Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Xã Quyết Thắng, Tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại: 0280.3846254; Fax: 0280.3846237 E-mail: contact@ictu.edu.vn
Website: www.ictu.edu.vn
- Cơ cấu tổ chức hiện nay của trường gồm: + Hội đồng trường.
+ Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng, 02 Phó Hiệu trưởng). + 8 phòng chức năng.
+ 6 khoa và 1 bộ môn trực thuộc. + 3 trung tâm
+ Hội đồng khoa học và đào tạo, các Hội đồng tư vấn.
- Tổ chức Đảng và đoàn thể gồm: Đảng bộ; Công đoàn; Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội sinh viên; Hội cựu chiến binh
- Tổng số cán bộ viên chức: 493 người, trong đó: giảng viên: 328 người, bao gồm 298 thạc sỹ trở lên trong đó có 1 phó giáo sư và 28 tiến sỹ
- Quy mô và ngành nghề đào tạo
Hiện nay, nhà trường đang đào tạo 1 chuyên ngành trình độ tiến sĩ, 2 chuyên ngành trình độ thạc sĩ, 17 ngành trình độ đại học, 4 ngành trình độ cao đẳng.
Về quy mô đào tạo của nhà trường: Tổng số 5515 học viên và sinh viên (tổ chức đào tạo cho 4.372 sinh viên hệ chính quy và 1.143 sinh viên các hệ khác).
- Mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông đã tăng cường mối quan hệ hợp tác, liên kết và đào tạo, nghiên cứu với các cơ sở tổ chức trong nước và nước ngoài. Trong đó, nổi bật là việc nhà trường tổ chức thực hiện mô hình phối hợp quản lý và đào tạo với các viện đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, gồm:
+ Viện Công nghệ thông tin thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
+ Viện Nghiên cứu tin học, điện tử và tự động hoá thuộc Bộ Công thương + Viện Công nghệ thông tin thuộc Đại học quốc gia Hà Nội
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên
* Chức năng của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trường có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực trung du, miền núi phía Bắc và cả nước.
Đảng bộ Trường ĐH CNTT & TT là Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ ĐHTN. Đảng bộ có các chi bộ trực thuộc được tổ chức theo các phòng chức năng, bộ môn và đơn vị trực thuộc. Đảng bộ có trách nhiệm lãnh đạo toàn diện các hoạt động của Trường theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, Hội cựu chiến binh) là các tổ chức đoàn thể cơ sở trực thuộc các tổ chức Đoàn thể ĐHTN. Các tổ chức đoàn thể của Trường có trách nhiệm phối hợp với chính quyền trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Tổ chức Đảng, đoàn thể hoạt động theo pháp luật, điều lệ của từng tổ chức và theo phân cấp của ĐHTN.
- Lãnh đạo Trường ĐH CNTT & TT có Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Trường. Các Phó Hiệu trưởng giúp Hiệu trưởng điều hành các công việc cụ thể và chịu trách nhiệm về các lĩnh vực được phân công.