và laccase của 2 chủng nấm Earliella sp. FPT31 và Ganoderma sp FMD12
3.4.4. Ảnh hưởng của nguồn carbon
Cùng với nitơ, nguồn carbon là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sinh khối và các sản phẩm thứ cấp từ quá trình lên men của hầu hết vi sinh vật. Polysaccharide là một polyme được tạo thành từ các monome là các đường đơn như glucose, mannose, fructose, xylose, maltose, lactose v.v.Vì vậy, sự có mặt của các loại đường này trong môi trường nuôi cấy có vai trò quan trọng đối với khả năng tổng hợp EPS cũng như cấu trúc và các tính chất của EPS mà chúng tạo ra.
Để đánh giá ảnh hưởng của nguồn carbon lên khả năng sinh trưởng và sinh tổng hợp EPS và laccase, các loại đường là glucose, mannose, lactose, xylose, saccharose đã được sử dụng với hàm lượng 20g/l cho chủng FPT31 và 50g/l cho chủng FMD12. Kết quả thu được trình bày ở hình 3.7.
Từ số liệu thể hiện ở hình 3.7 đã chỉ ra rằng có sự khác nhau khá lớn khi sử dụng các nguồn carbon đối với sự sinh trưởng, sinh tổng hợp EPS và tạo laccase ở 2 chủng FPT31 và FMD12. Đối với chủng FPT31, nguồn carbon thích hợp nhất cho sinh trưởng là 8,4g/l saccharose, cho tổng hợp EPS là 1,76g/l lactose. Trên môi trường có nguồn carbon là glucose, chủng này sinh trưởng và tổng hợp EPS kém nhưng lại sinh tổng hợp laccase với hoạt tính cao 17.037U/l. Lactose là nguồn carbon khá thích hợp đối với sự sinh trưởng, sinh tổng hợp EPS và laccase của chủng FPT31 với các khối lượng thu được lần lượt là 7,22g/l, 1,76g/l và 15.536U/l.
Khác với chủng FPT31, lactose là nguồn carbon thích hợp cho chủng FMD12 sinh trưởng với sinh khối đạt 5,08 g/l nhưng glucose lại là nguồn carbon thích hợp cho chủng này tổng hợp EPS đạt được là 4,66 g/l. Trên nguồn carbon là xylose, chủng FMD12 sinh trưởng và tổng hợp EPS kém hơn cả. Số liệu thu được có thế được giả thiết
về thành phần mà còn cả ở hàm lượng của các monome cấu thành nên chúng.
Hình 3.7. Ảnh hưởng của nguồn carbon đến khả năng sinh trưởng, sinh tổng hợp laccase và EPS của FPT31 và FMD12
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu quốc tế đã được công bố thì glucose là nguồn carbon thích hợp cho sự sinh trưởng, sinh tổng hợp EPS và enzyme laccase của nhiều nấm, đặc biệt là các đại diện nấm thuộc chi Ganoderma. Hai chủng nấm Ganoderma lucidum CCGMC 5.6.16 [35] và Ganoderma lucidum CAU5501 [147] đều sinh trưởng
tốt trên nguồn carbon là 50g/l glucose và lượng sinh khối thu được lần lượt là 16,7 và 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 g/l FPT31-Sinh khối 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 g/l FPT31- EPS 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000
U/l FPT31-Hoạt tính laccase
0 1 2 3 4 5 6
glucose mannose lactose xylose
g/l FMD12-Sinh khối 0 1 2 3 4 5
glucose mannose lactose xylose
lần lượt là 1,08 và 1,72 g/l. Ganoderma lucidum [99] lại thích hợp khi nuôi ở môi trường chứa 40g/l glucose kết hợp với 20g/l cao malt và lượng sinh khối thu được là 4,70 g/l và 2,63 g/l EPS. Ngoài ra, glucose còn là nguồn carbon tối thích cho nhiều nấm khác như
Antrodia cinnamomea [131], Agaricus sp [85], Phellinus baumii [74], 8 chủng nấm
trong nghiên cứu của Elisashivi và đtg (2009) [34].v.v. Chủng nấm Morchella esculenta SO-O2 sinh tổng hợp EPS cao nhất trên 2 nguồn carbon là glucose (2,3 g/l EPS) và succrose (2,24 g/l EPS) còn trên nguồn lactose, EPS thu được chỉ là 0,58g/l.
Giống như chủng FPT31, 50g/l lactose là nguồn carbon thích hợp cho loài nấm
Humphreya coffeata sinh trưởng và tổng hợp EPS, với lượng sinh khối và EPS thu được
tới 15,5 g/l và 6,9g/l. Ngoài ra, maltose cũng là nguồn carbon thích hợp với các loài nấm
Pleurotus ostreatus và Lactiporus sulphureus var miniatus [53].