Đặc điểm hoạt động bán hàng và xác định KKQKD tại Doanh nghiệp tư nhân Khánh Thủy

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng doanh nghiệp tư nhân Khánh Thủy (Trang 41 - 44)

Kết quả từ hoạt

2.2.1.Đặc điểm hoạt động bán hàng và xác định KKQKD tại Doanh nghiệp tư nhân Khánh Thủy

doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Khánh Thủy

2.2.1. Đặc điểm hoạt động bán hàng và xác định KKQKD tại Doanhnghiệp tư nhân Khánh Thủy nghiệp tư nhân Khánh Thủy

2.2.1.1. Đặc điểm về hàng hóa tại Doanh nghiệp

Để đáp ứng được nhu cầu của người tiều dùng, doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn những sản phẩm phù hợp với xu hướng của thị trường trong nước và thế giới, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

Hiện nay lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp là: - Chuyên bán buôn, bán lẻ, lắp đặt, sửa chữa , bảo dưỡng máy điều hòa - Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm

- Lập trình máy vi tính

- Kinh doanh vận tải bằng ôtô: vận tải hành khách theo tuyến cố định; vận tải bằng taxi; vận tải hành khách theo hợp đồng; vận tải du lịch; vận tải hàng hóa - Bán lẻ thiết bị thông tin liên lạc trong cửa hàng chuyên doanh, bán bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy, phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy

- Bán buôn bán lẻ các thiết bị phụ tùng cơ điện - Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp

- Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết bị và sản phẩm kim loại đúc sẵn - Xuất khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.

Việc bán hàng hóa liên quan đến từng khách hàng, từng phương thức thanh toán, bán hàng, từng loại hàng hóa nhất định, do đó công tác quản lý bán hàng hóa phải đạt các yêu cầu sau:

- Phải nắm bắt, theo dõi chính xác khối lượng hàng hóa, giá thành, giá bán của từng loại hàng hóa được xem là tiêu thụ.

- Phải quản lý chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng cách thức thanh toán đồng thời phải theo dõi tình hình thanh toán công nợ của khách hàng để có biện pháp thu hồi vốn đầy đủ kịp thời.

- Theo dõi chặt chẽ các trường hợp làm giảm doanh thu bán hàng như: giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại…

- Đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế đối với ngân sách nhà nước.

2.2.1.3. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định KQKD

- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, chính xác kịp thời khối lượng hàng hóa bán ra, giá vốn chính xác của từng mặt hàng nhằm xác định đúng kết quả kinh doanh nói chung và từng loại hàng hóa, nhóm hàng hóa nói riêng, các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, cũng như phân bổ chúng cho phù hợp với các đối tượng có liên quan.

- Cung cấp thông tin về tình hình tiêu thụ cho ban lãnh đạo doanh nghiệp quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua việc ghi chép hạch toán quá trình tiêu thụ mà kiểm tra được tiến độ thực hiện kế hoạch tiêu thụ và lợi nhuận, các kỹ thuật thanh toán và tỷ lệ thu nhập cho ngân sách.

- Xác định chính xác kết quả của từng loại hoạt động kinh doanh trong công ty, phản ánh cho giám đốc biết.

- Lập và gửi báo cáo tiêu thụ, doanh thu, kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý của ban lãnh đạo.

2.2.1.4. Các phương thức bán hàng Doanh nghiệp áp dụng

Doanh nghiệp bán hàng hóa cho các đơn vị, cá nhân có nhu cầu mua trực tiếp đến liên hệ mua hàng. Doanh nghiệp có đảm nhận cả việc vận chuyển hàng theo yêu cầu của người mua.

- Bán buôn: là bán hàng cho các đơn vị, các doanh nghiệp. Trong bán buôn chủ yếu doanh nghiệp áp dụng hình thức bán buôn qua kho giao hàng trực tiếp, hình thức gửi hàng ít được áp dụng. Bán hàng đại lý doanh nghiệp không sử dụng hình thức bán hàng này. Doanh nghiệp có chính sách chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán cho khách hàng theo thỏa thuận, hợp đồng.

- Bán lẻ: Bán lẻ là việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Trong khâu bán lẻ, chủ yếu là bán thu bằng tiền mặt và thường thì hàng hoá xuất giao cho khách hàng và thu tiền ngay cùng một thời điểm.

2.2.1.5. Các phương thức thanh toán chủ yếu của Doanh nghiệp

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, Doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp cung cấp như phương thức để củng cố, duy trì và cải thiện các hình thức bán hàng và thể thức thanh toán hợp lý:

Bán hàng thu tiền ngay

Khi khách hàng nhận đủ số lượng hàng hóa ghi trên hóa đơn thì đồng thời khách hàng cũng thanh toán luôn tiền hàng cho doanh nghiệp. Khách hàng mua sẽ được làm việc trực tiếp với phòng kinh doanh để làm thủ tục sau đó sang phòng kế toán thanh toán tiền hàng và nhận phiếu thu. Thủ kho xuất hàng khi có đủ phiếu thu và hóa đơn giá trị gia tăng đã có đủ dấu thu tiền.

Bán hàng thu tiền theo hình thức chuyển khoản

Hiện nay, để quá trình thanh toán diễn ra 1 cách nhanh chóng và thuận lợi Doanh nghiệp còn áp dụng phương thức thanh toán bằng chuyển khoản. Khách hàng có thể thanh toán trực tiếp bằng cách gửi vào tài khoản của Công ty tại ngân hàng. Mặt khác, theo quyết đinh của bộ Tài chình mới ban hành, hóa đơn mua bán nào có số tiền lớn hơn hoặc bằng 20.000.000 đồng đều phải thực hiện hình thức chuyển khoản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ áp dụng với những khách hàng quen thuộc, mua với số lượng lớn.Khách hàng được phép nợ Công ty trong vòng 25-30 ngày kể từ ngày xuất bán.

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng doanh nghiệp tư nhân Khánh Thủy (Trang 41 - 44)