4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2.1. Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi trên thế giới
Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống còn của nhân loại. Ngày nay nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp lương thực và các loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất. Ngành chăn
nuôi không chỉ có vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ bản cho dân số của cả hành tinh mà còn góp phần đa dạng nguồn gien và đa dạng sinh học trên trái đất. Do đó chăn nuôi trang trại đã được khẳng định là mô hình sản xuất phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế trong sản xuất của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi quốc gia, kinh tế trang trại chăn nuôi rất đa dạng cả về hình thức quản lý, quy mô và cơ cấu sản xuất.
Ở hầu hết các nước, trang trại chăn nuôi là hình thức sản xuất giữ vị trí xung kích trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn và trở thành lực lượng chủ lực khi nền kinh tế phát triển đến giai đoạn cao.
Phương thức chăn nuôi trang trại hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba hình thức cơ bản đó là: i) Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao ii) Chăn nuôi trang trại bán thâm canh iii) Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh.
Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn thâm canh sản xuất hàng hóa chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và một số nước ở Châu Á, Phi và Mỹ La Tinh. Chăn nuôi công nghiệp thâm canh các công nghệ cao về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý đàn. Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản được áp dụng trong chăn nuôi như nhân giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh sản và điều khiển giới tính.
Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh gia súc gia cầm tại phần lớn các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung Đông. Trong chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên sản phẩm chăn nuôi năng xuất thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của chăn nuôi hữu cơ.
Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch đang được thực hiện ở một số nước phát triển, sản phẩm chăn nuôi được người tiêu dùng ưa chuộng. Xu hướng chăn nuôi gắn liền với tự nhiên đang được đặt ra cho thế kỷ 21 không chăn
nuôi gà công nghiệp trên lồng tầng và không chăn nuôi heo trên nền xi măng. Tuy nhiên chăn nuôi hữu cơ năng xuất thấp, giá thành sản phẩm chăn nuôi cao thường là mâu thuẫn với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn do đó đang là thách thức của nhân loại trong mở rộng quy mô và phổ cập chăn nuôi hữu cơ.
Thực tiễn đã chứng minh rằng kinh tế trang trại có vai trò quan trọng ở các nước đang phát triển (Hàn Quốc, Đài Loan,…) và đang tiếp tục phát huy tác dụng ở những nước có nền kinh tế phát triển cao (Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản,….). Kinh tế trang trại gia đình đã thể hiện rõ vai trò tích cực trong quá trình phát triển nông nghiệp thế giới, thúc đẩy ngành sản xuất nông sản hàng hoá và đưa nền nông nghiệp tiến lên hiện đại.
Kinh tế trang trại phát triển mạnh ở thời kỳ các nước tiến hành công nghiệp hoá sau đó, khi công nghiệp phát triển thì số lượng trang trại có xu hướng giảm dần và quy mô trang trại có xu hướng tăng lên.
Ở những vùng đất mới như châu Mỹ, châu Úc thì quy mô trang trại là rất lớn. Như ở Mỹ mỗi trang trại có diện tích bình quân từ 180-200 ha, ở Canađa là 400-450 ha, ở Úc là 500 ha, thậm chí hàng nghìn ha,… Họ gọi là trang trại nhưng thực chất đó là những đồn điền được Nhà nước khuyến khích, bảo vệ bằng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
Ở Pháp năm 1955 có 2.285 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 14 ha/ trang trại, đến nay còn 952 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 19 ha/ trang trại.
Ở Mỹ, năm 1950 có 5.648 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 151 ha/ trang trại, nhưng đến năm 1992 chỉ còn 1.925 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 198 ha/ trang trại.
Ở Đức năm 1960 có 1.709 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 10 ha/trang trại, đến năm 1985 còn có 983 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 15 ha/trang trại.
đến 1987 còn 254 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 71 ha/ trang trại. Ở châu Á, chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm luôn là một cản trở đối với phát triển kinh tế hàng hoá và cơ chế thị trường. Do vậy, kinh tế trang trại cũng xuất hiện muộn hơn và quy mô nhỏ hơn ở châu Âu, châu Mỹ, nhiều nghiên cứu cho thấy quy mô trang trại nhỏ ở châu Á chiếm từ 60-70% về số lượng, canh tác 30% diện tích và sản xuất 35% tổng sản phẩm nông nghiệp.
Ở Thái Lan, năm 1963 có 3.124.000 trang trại với diện tích bình quân là 0.55 ha/ trang trại đến năm 1978 có 4.018.000 trang trại với diện tích bình quân là 0.8 ha/trang trại.
Ở Hàn Quốc năm 1965 có 2.507.000 trang trại có diện tích bình quân là 0,90 ha/ trang trại, đến năm 1979 còn 1.772.000 trang trại có diện tích bình quân là 1,20 ha/trang trại. Trang trại dưới 0.5 ha chiếm 29,7%; từ 0,5 - 1 ha chiếm 34.7%, trên 1 ha chiếm 35,6%.
Ở Đài Loan năm 1970 có 916 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 0,38 ha/trang trại, đến năm 1998 còn 739 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1,21 ha/ trang trại.
Một số nước khác thuộc Châu Á như: Inđônêsia, Malaixia,… đang trong quá trình công nghiệp hoá nên luôn có sự biến động về số lượng và diện tích bình quân của trang trại.
Ở Nhật Bản, trang trại gia đình có vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp, bảo đảm lương thực, thực phẩm cho xã hội. Nhật Bản có xu hướng mở rộng quy mô trang trại lên từ 10-20 ha, nhưng vẫn chưa thực hiện được. Năm 1970 Nhật Bản có 5.342 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1,1 ha/trang trại, đến 1993 còn 3.691 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1.38 ha/trang trại.
Ở Inđônêsia, năm 1963 có 744.000 trang trại với diện tích bình quân là 1.20 ha/trang trại đến năm 1973 có 808.000 trang trại với diện tích bình quân là 1.14 ha/trang trại/ đến năm 1983 có 916.000 trang trại với diện tích bình
quân là 0.95 ha/trang trại
Ngày nay, ở Châu Mỹ La tinh các đồn điền đang trong quá trình chia nhỏ ruộng đất cho các công nhân nông nghiệp hình thành các trang trại nông nghiệp gia đình có trình độ chuyên môn nông nghiệp mà vẫn tập trung được lượng nông sản hàng hoá lớn. Họ thấy rằng hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa không thích hợp với sản xuất nông nghiệp. Ở các nước xã hội chủ nghĩa đang trong quá trình chia nhỏ lại các xí nghiệp nông nghiệp và phát triển hình thức trang trại gia đình. Từ đó có thể nhận thấy điểm tương đồng là “sản xuất lớn” không thể áp dụng có hiệu quả hơn so với kinh tế trang trại trong gia đình nông nghiệp.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), năm 2009 số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn trâu 182,2 triệu con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò 1.164,8 triệu con, dê 591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con,... Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm.
Hiện nay các quốc gia có số lượng vật nuôi lớn của thế giới như sau: Về số lượng đàn bò nhiều nhất là Brazin 204,5 triệu con, nhì Ấn Độ 172,4 triệu, thứ ba Hoa kỳ 94,5 triệu, thứ tư là Trung Quốc 92,1 triệu, thứ năm Ethiopia và thứ sáu Argentina có trên 50 triệu con bò.
Chăn nuôi trâu số một là Ấn Độ 106,6 triệu con (chiếm trên 58% tổng số trâu của thế giới), thứ hai Pakistan 29,9 triệu trâu, thứ ba Trung Quốc 23,7 triệu con, bốn Nepan 4,6 triệu con, thứ năm Ai Cập: 3,5 triệu con, thứ sáu Philippine 3,3 triệu con và Việt Nam đứng thứ 7 thế giới đạt 2,8 triệu con trâu.
Các cường quốc về chăn nuôi lợn của thế giới: số đầu lợn hàng năm số một là Trung Quốc 451,1 triệu con, nhì Hoa Kỳ 67,1 triệu, ba Brazin
37,0 triệu, Việt Nam đứng thứ 4 có 27,6 triệu con và thứ năm Đức 26,8 triệu con lợn.
Về chăn nuôi gà số một Trung Quốc 4.702,2 triệu con gà, nhì Indonesia 1.341,7 triệu, ba Brazin 1.205,0 triệu, bốn Ấn Độ 613 triệu và năm Iran 513 triệu con gà. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con, đứng thứ 13 thế giới.
Chăn nuôi vịt nhất Trung Quốc có 771 triệu con, thứ nhì là Việt Nam 84 triệu, thứ ba là Indonesia 42,3 triệu, thứ năm là Bangladesh 24 triệu và thứ năm là Pháp có 22,5 triệu con vịt.
Về số lượng vật nuôi của thế giới, các nước Trung quốc, Hoa kỳ, Ấn Độ, Brazin, Indonesia, Đức là những cường quốc, trong khi đó Việt Nam cũng là nước có tên tuổi về chăn nuôi: đứng thứ 2 về số lượng vịt, thứ 4 về heo, thứ 6 về số lượng trâu và thứ 13 về số lượng gà.
Theo tổ chức nông lương thế giới FAO, nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa của toàn cầu tăng lên hàng năm do dân số tăng và thu nhập tăng, mức sống tăng cao. Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của thế giới là thịt, trứng và sữa. Tổng sản lượng thịt khoảng 281 triệu tấn thịt sản xuất hàng năm, trong đó thịt bò, thịt lợn và gia cầm chiếm vị trí quan trọng nhất về số lượng. Với tổng sản lượng sữa trên 696 triệu tấn năm, sữa bò chiếm 80% tổng sản lượng sữa, sau đó là sữa dê 15% và các loại sữa khác 5%. Với dân số thế giới trên 6,7 tỷ người như hiện nay thì bình quân đầu người hàng năm là gần 102,7 kg sữa. Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm, trong khi đó dự báo mỗi năm dân số thế giới tăng 0,7-0,8 triệu, nếu không chú ý tới phát triển chăn nuôi, cũng như phát triển KTTTCN thì nguy cơ gia tăng tỷ lệ đói nghèo trên toàn cầu là khó tránh khỏi (FAO).