Điều kiện về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 50)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1.4. Điều kiện về kinh tế xã hội

a) Tình hình sử dụng đất đai

Tài nguyên đất đai của Phú Bình có nhiều chủng loại nhưng phân bố không tập trung. Nhìn chung đất đai Phú Bình được đánh giá là có chất lượng xấu, nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ ẩm kém, độ mùn tổng số thấp từ 0,5% đên 0,7%, độ PH cao từ 4 đến 5. Với tài nguyên đất đai như vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao. Tuy nhiên, đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi cần lấy đất ở một số vùng để xây dựng các khu công nghiệp, chi phí đền bù đất sẽ thấp hơn nhiều so với các vùng đồng bằng trù phú và ít ảnh hưởng tới an ninh lương thực của quốc gia hơn.

Theo số liệu thống kê năm 2015 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 25.220 ha, trong đó đất nông lâm nghiệp có 21.185ha (chiếm 84%); song đến năm 2017 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện giảm xuống còn 24.337 (trong đó đất nông lâm nghiệp 20.431ha) với lý do thực hiện Nghị quyết của Ban thường vụ Quốc hội về việc sát nhập địa giới hành chính xã Đồng Liên huyện Phú Bình về thành phố Thái Nguyên để quản lý. Như vậy, đất nông nghiệp của huyện chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên, đây sẽ là điều kiện thuận lợi trong việc huy động các nguồn

lực đầu tư vào sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm từ nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Diện tích đất trồng cây hàng năm (năm 2017) là 10.584 ha, chiếm 73,17% diện tích đất nông lâm nghiệp.

Đất lâm nghiệp của huyện là 5.530 ha (chiếm 27%), toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp của huyện đều là rừng trồng, chủ yếu là cây keo. Diện tích nuôi trồng thủy sản là 400 ha (chiếm 1,95%) diện tích đất nông lâm nghiệp.

b) Dân số và nguồn lao động

Tổng dân số của huyện Phú Bình tính đết hết năm 2015 là 144.940 người, xong đến năm 2017 thực hiện chủ trương của UBND tỉnh tách xã Đồng Liên huyện Phú Bình và sát nhập vào thành phố Thái Nguyên, đã làm cho dân số của huyện giảm xuống còn 142.205 người (giảm 2.735 người). Mật độ dân số trung bình là 584 người/km2, phân bố không đều giữa các xã trong huyện, các xã có mật độ dân số cao trên 1000 người/km2 là Nhã Lộng, Thanh Ninh và Hà Châu. Các xã có mật độ dân số thấp dưới 400 người/km2 gồm Bàn Đạt, Tân Khánh, Tân Kim và Tân Thành.

Số người đang trong độ tuổi lao động năm 2015 là 78.500 người, trong đó lao động nông nghiệp 57.147 người chiếm 73% lao động, lao động phi nông nghiệp chiếm 27%; Đến năm 2017 số người đang trong độ tuổi lao động giảm xuống còn 76.790 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 66%, lao động phi nông nghiệp chiếm 34%. Điều nay cũng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, trong mấy năm gần đây với chủ trương thu hút đầu tư nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, tại Khu công nghiệp Điềm Thụy đã thu hút 40 dự án FDI, các dự án may TNG, TDT, Thành Hưng, Kim loại màu Việt Bắc, các khu du lịch sinh thái... do vậy tỷ trọng lao động phi nông nghiệp ngày một tăng lên, lao động nông nghiệp mặc dù giảm dần về tỷ trọng xong giá trị sản xuất nông lâm nghiệp vẫn tăng ổn định, do áp dụng cơ giới hóa vào

sản xuất tiết kiệm nhân công, thời gian, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)