Phương pháp thu thập thông tin số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 52)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu

2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp là thu thập những số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương cũng địa phương

như: Tổng cục Thống kê, UBND huyện Phú Bình, Chi cục Thống kê huyện Phú Bình, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Bình,... nhằm thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến vấn đề trang trại, thu thập số liệu qua sách báo, tạp chí, nghị định, quyết định,…

2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a) Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra đã chuẩn bị trước Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra hay còn gọi là bảng hỏi. Đối tượng điều tra là các trang trại trên địa bàn. Nội dung của bảng hỏi bao gồm các thông tin liên quan đến đặc điểm danh tính của trang trại (tên trang trại, loại hình trang trại, trụ sở chính, địa bàn hoạt động, người đại diện theo pháp luật, giới tính, tuổi, học vấn, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh,...), nguồn lực của trang trại (vốn đăng ký, số lao động, thời gian hoạt động, năm bắt đầu hoạt động,...), một số chỉ tiêu kết quả sản xuất, hiệu quả sản xuất của trang trại (doanh thu, lợi nhuận, thu nhập người lao động,...), khó khăn thách thức,...

Phương pháp chọn điểm điều tra: Đề tài chọn loại hình chăn nuôi theo ngành nghề là: Trang trại chăn nuôi lợn và trang trại chăn nuôi gà. Số lượng trang trại chăn nuôi được lựa chọn để điều tra được tính theo công thức Slovin (1960) như sau:

n = N/(1 + N.e2) Trong đó: n là dung lượng mẫu được chọn

N: Tổng thể. Ở đây tổng số trang trại chăn nuôi ở huyện Phú Bình là 235, trong đó có 121 trang trại chăn nuôi lợn và 114 trang trại chăn nuôi gà.

e: Sai số. Vì các trang trại chăn nuôi ở địa phương được đánh giá khá đồng đều, nên chúng ta xác định sai số không vượt quá 15%, tức e = 0,15.

Tính toán theo công thức trên đây, ta có: số lượng trang trại chăn nuôi lợn được chọn là n = 32,5; do đó mẫu chọn là 33 trang trại chăn nuôi lợn. Số lượng trang trại chăn nuôi gà được chọn là n = 31,9; do đó mẫu chọn là 32 trang trại chăn nuôi gà. Như vậy, tổng số có 65 trang trại chăn nuôi đang hoạt

động đã được điều tra tại huyện Phú Bình. Các trang trại điều tra được tập trung tại 4 xã điển hình là: Tân Kim (27 trang trại điều tra, trong đó có 17 trang trại gà và 10 trang trại lợn), Tân Khánh (15 trang trại, có 11 trang trại gà và 4 trang trại lợn), Tân Hòa (14 trang trại được điều tra, có 4 trang trại gà và 10 trang trại lợn) và xã Nga My (9 trang trại được điều tra đều là trang trại lợn).

Tại các xã trên, việc lựa chọn trang trại điều tra dựa trên sự thuận tiện khi tác nghiệp trên hiện trường có sự tư vấn của cán bộ khuyến nông và lãnh đạo UBND xã (Bảng 2.1). Mẫu phiếu điều tra và số liệu điều tra này được trình bày ở phụ lục.

Bảng 2.1. Số trang trại điều tra tại các xã

Tên xã Chăn nuôi gà Chăn nuôi lợn Tổng số

Nga My 9 9

Tân Hòa 4 10 14

Tân Khánh 11 4 15

Tân Kim 17 10 27

Tổng số 32 33 65

Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2018

b) Phương pháp quan sát trực tiếp

Quan sát trực tiếp hiện trường để thu thập các số liệu liên quan về thực trạng hoạt động của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn.

c) Phương pháp thảo luận nhóm với những người có liên quan

Nhóm người liên quan gồm cán bộ quản lý cấp huyện và đại diện trang trại. Nội dung thảo luận những vấn đề liên quan đến khó khăn, thách thức cũng như giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 52)