4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực trang trại
- Trình độ chủ trang trại
- Tổng số vốn kinh doanh của trang trại khi bắt đầu sản xuất kinh doanh - Tổng số vốn kinh doanh của trang trại hiện nay
- Vốn vay
- Tổng số lao động của trang trại khi bắt đầu sản xuất kinh doanh - Tổng số lao động của trang trại hiện nay
2.4.4. Nhóm chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh và môi trường kinh doanh của trang trại
- Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại năm 2017 - Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm tới của trang trại
- Đâu là lý do chính khiến chủ trang trại lựa chọn đầu tư tại địa phương - Đâu là khó khăn chính của trang trại gặp phải khi hoạt động tại địa phương. - Cơ cấu thị trường đầu ra sản phẩm của trang trại
- Thu nhập bình quân lao động của trang trại khi mới hoạt động - Thu nhập bình quân lao động của trang trại hiện nay
- Một số thông tin về kinh tế của trang trại về: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), lợi nhuận, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng đồng vốn,….
2.4.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất
Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại như: giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, cụ thể là:
- Giá trị sản xuất (Gross Output - GO): là giá trị bằng tiền của các sản phẩm sản xuất ra ở trang trại bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán ra thị trường sau một chu kỳ sản xuất thường là một năm. Được tính bằng sản lượng của từng loại sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm được xác định chi tiết theo các chỉ tiêu giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác; GTSX trên 1 ngày công lao động; GTSX trên 1 đồng chi phí.
Cách tính: GO = ∑ Pi.Qi
Trong đó: GO : giá trị sản xuất
Pi : giá trị sản phẩm hàng hóa thứ i Qi : lượng sản phẩm thứ i
- Chi phí trung gian: (Intermediate Cost-IC), là toàn bộ các khoản chi phí vật chất bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, thức ăn, thuốc thú y, vật tư khác và chi phí dịch vụ thuê ngoài.
Cách tính: IC = ∑ Cij ,
Trong đó: IC : là chi phí trung gian
Cij : là chi phí nguyên vật liệu thứ i cho sản phẩm thứ j - Giá trị gia tăng: (Value Added-VA), là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các ngành sản xuất kinh doanh.
Cách tính: VA = GO - IC
Trong đó: VA : giá trị gia tăng GO : giá trị sản xuất IC : chi phí trung gian
- Lợi nhuận (Pr): Là phần thu được sau khi trừ đi toàn bộ chi phí (TC), bao gồm chi phí vật chất, các dịch vụ cho sản xuất, công lao động và khấu hao tài sản cố định.
Công thức tính: Pr = GO-TC
+ Hiệu quả sự dụng lao động thể hiện qua giá trị gia tăng VA/lao động + Hiệu quả sử dụng vốn : VA/vốn
2.4.6. Nhóm chỉ tiêu biến số trong mô hình hồi quy đa biến
- Biến phụ thuộc: Giá trị sản xuất của trang trại, giá trị gia tăng của trang trại, lợi nhuận của trang trại, thu nhập của người lao động trong trang trại
- Biến độc lập, gồm biến độc lập định lượng, biến độc lập định tính (tức là biến giả định).
+ Biến độc lập định lượng: Tuổi chủ trang trại, thâm niên sản xuất kinh doanh, vốn sản xuất, diện tích đất đai, diện tích chuồng trại,…
+ Biến độc lập giả định: Ngành nghề sản xuất kinh doanh (1 là chăn nuôi lợn, 0 là chăn nuôi gà, với giả định rằng chăn nuôi lợn có lợi thế hơn so với chăn nuôi gà), học vấn (tức trình độ) của chủ trang trại (1 là đã tốt nghiệp phổ thông trung học, 0 là chưa tốt nghiệp phổ thông trung học, với giả định rằng chủ trang trại đã tốt nghiệp phổ thông trung học sẽ có lợi thế hơn so với trang trại có chủ chưa tốt nghiệp phổ thông trung học).
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi ở huyện Phú Bình
Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Phú Bình (2018): Nếu như năm 2015 toàn huyện Phú Bình có tổng cộng 236 trang trại, gồm 137 trang trại chăn nuôi lợn (gọi tắt là trang trại lợn), 94 trang trại chăn nuôi gia cầm (gọi tắt là trang trại gia cầm), có 3 trang trại thủy sản và 2 trang trại tổng hợp cả trồng trọt và chăn nuôi. Đến năm 2016, toàn huyện có tổng số 233 trang trại, trong đó có 137 trang trại lợn, 82 trang trại gia cầm, 1 trang trại thủy sản, 4 trang trại trồng trọt và 9 trang trại tổng hợp cả trồng trọt và chăn nuôi. Năm 2017, toàn huyện có tổng số 234 trang trại, trong đó có 119 trang trại lợn và 115 trang trại chăn nuôi gia cầm. Năm 2018 toàn huyện có tổng số 235 trang trại, trong đó có 121 trang trại lợn và 114 trang trại gia cầm (Bảng 3.1 và Hình 3.1).
Như vậy, 2 năm gần đây, từ 2017-2018 huyện Phú Bình chỉ có trang trại chăn nuôi, gồm có chăn nuôi lợn, và chăn nuôi gia cầm (chủ yếu là gà), không có trang trại trồng trọt, lâm nghiệp và tổng hợp. Đó cũng chính là lý do tại sao đề tài tập trung tìm hiểu sự phát triển của kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Phú Bình.
Bảng 3.1. Trang trại chăn nuôi huyện Phú Bình năm 2015-2018
Năm trại lợn Trang
Trang trại gia cầm Trang trại thủy sản Trang trại trồng trọt Trang trại lâm nghiệp Trang trại tổng hợp Tổng số trang trại 2015 137 94 3 0 0 2 236 2016 137 82 1 4 0 9 233 2017 119 115 0 0 0 0 234 2018 121 114 0 0 0 0 235
Mặt khác, số lượng trang trại chăn nuôi lợn của huyện Phú Bình cũng giảm từ 137 trang trại năm 2015 và 2016 xuống chỉ còn 119 trang trại lợn năm 2017 và 121 trang trại lợn năm 2018 (Hình 3.1), cũng hoàn toàn phù hợp với quy luật giảm chung của cả nước, của khu vực Trung du Miền núi phía Bắc, bởi giá thịt lợn hơi giảm mạnh vào cuối năm 2016 và năm 2017 như hình 1.3 đã trình bày ở trên.
Bảng 3.2. Số trang trại chăn nuôi huyện Phú Bình năm 2018
Tên xã, thị trấn Trang trại lợn Trang trại gia cầm trang trại Tổng số
TT. Hương Sơn 2 4 6 Bàn Đạt 4 1 5 Tân Khánh 14 30 44 Tân Kim 21 48 69 Tân Thành 0 3 3 Đào Xá 1 0 1 Bảo Lý 3 1 4 Thương Đình 9 4 13 Tân Hòa 7 9 16 Nhã Lộng 7 0 7 Điềm Thụy 7 0 7 Xuân Phương 5 1 6 Tân Đức 5 2 7 Úc Kỳ 1 0 1 Lương Phú 1 2 3 Nga My 10 0 10 Kha Sơn 6 0 6 Thanh Ninh 7 2 9 Dương Thành 7 7 14 Hà Châu 4 0 4 Tổng cộng 121 114 235
Cũng theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Phú Bình (2018), riêng đàn gia cầm và số trang trại gia cầm (chủ yếu là gà) ở huyện Phú Bình có chiều hướng tăng, từ 94 trang trại năm 2015, đến 82 trang trại gia cầm năm 2016, tăng lên 115 trang trại năm 2017 và 114 trang trại năm 2018 (Hình 3.1). Sự gia tăng này cũng được giải thích bởi giá thịt gà luôn được giữ khá ổn định như được trình bày ở hình 1.2.
Hình 3.1. Số trang trại lợn và gia cầm huyện Phú Bình
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phú Bình, 2018
Cũng theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Phú Bình (2018): Năm 2018, trong tổng số 235 trang trại chăn nuôi, có 121 trang trại lợn, chiếm tỷ lệ 51,49% tổng số trang trại toàn huyện, có 114 trang trại gia cầm, chiếm tỷ lệ 48,51% tổng số trang trại toàn huyện (Hình 3.2).
Hình 3.2. Số lượng và tỷ lệ trang trại huyện Phú Bình năm 2018
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phú Bình, 2018
Các trang trại này được phân bổ ở tất cả 20 đơn vị hành chính của huyện Phú Bình (Bảng 3.2) là 1 thị trấn (thị trấn Hương Sơn) và 19 xã nông thôn. Trong đó tập trung nhiều nhất tại các xã: Tân Kim (tổng số có 69 trang trại, gồm 21 trang trại lợn và 48 trang trại gà), Tân Khánh (có tổng số 44 trang trại, gồm 14 trang trại lợn và 30 trang trại gà), Tân Hòa (có tổng số 16 trang trại, gồm 7 trang trại lợn và 9 trang trại gà), Dương Thành (có tổng số 14 trang trại, trong đó có 7 trang trại lợn và 7 trang trại gà), Thượng Đình (có tổng số 13 trang trại, trong đó có 9 trang trại lợn và 4 trang trại gà), Nga My (có 10 trang trại lợn),… Do vậy việc lựa chọn mẫu gồm 65 trang trại ở 4 xã Tân Kim, Tân Khánh, Tân Hòa và Nga My để điều tra được trình bày ở chương 2 là hoàn toàn hợp lý và lôgic (Bảng 2.1).
3.1.1. Thực trạng nguồn lực của trang trại chăn nuôi huyện Phú Bình
Trong nông nghiệp, các yếu tố nguồn lực có thể tồn tại dưới hình thái vật chất, bao gồm: đất đai, máy móc, thiết bị, kho tàng, nguyên nhiên vật liệu, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc, sức lao động với kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất nhất định,… Nguồn lực sản xuất của nông nghiệp cũng có thể tồn tại dưới hình thái vật chất, bao gồm: đất đai, máy móc,
thiết bị, kho tàng, nguyên nhiên vật liệu, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc, sức lao động với kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất nhất định,... Nguồn lực, nhất là nguồn lực đầu tư của các trang trại, đặc biệt là trang trại chăn nuôi là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế trang trại.
Bảng 3.3. Trình độ cao nhất của chủ trang trại Trình độ cao nhất của chủ
trang trại Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Chưa tốt nghiệp THCS 15 23,1
Tốt nghiệp THCS 16 24,6
Tốt nghiệp PTTH 15 23,1
Tốt nghiệp trường dạy nghề 17 26,2
Tốt nghiệp đại học, cao đẳng 2 3,1
Tổng số 65 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018
Trong nguồn lực, học vấn của chủ trang trại là yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực của trang trại. Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 65 trang trại chăn nuôi đã điều tra, thì có tới 15 chủ trang trại chưa tốt nghiệp trung học cơ sở, chiếm tỷ lệ 23,1%; có 16 chủ trang trại tốt nghiệp trung học cơ sở, chiếm tỷ lệ 24,6%; có 19 chủ trang trại đã tốt nghiệp trường dạy nghề và đại học, cao đẳng, chiếm tỷ lệ 19,3%. Nếu tính theo tiêu chí tốt nghiệp phổ thông trung học, thì trong tổng số 65 trang trại điều tra có 31 chủ trang trại chưa tốt nghiệp phổ thông trung học, chiếm tỷ lệ 47,7% tổng số trang trại điều tra (Bảng 3.3). Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu quan hệ giữa học vấn chủ trang trại có liên quan đến kinh tế trang trại trong mục tiếp theo.
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Anh Vũ và Nguyễn Đức Đồng (2017): Kết quả ước lượng ảnh hưởng của trình độ giáo dục đến hiệu quả sản xuất cho thấy sự phi hiệu quả được giảm thiểu đáng kể đối với những chủ trang trại có trình độ giáo dục hay học vấn cao hơn. Đây là cơ sở quan trọng cho việc triển
khai các chương trình, các khóa huấn luyện đào tạo cho chủ trang trại. Vì vậy chính sách hỗ trợ đào tạo cho chủ trang trại cần được tiếp tục thúc đẩy hơn nữa trong thời gian tới.
Bảng 3.4. Một số nguồn lực của trang trại Ngành nghề sản xuất kinh doanh Tuổi Thâm niên kinh doanh (năm) Tổng diện tích đất đai (ha) Số đầu vật nuôi (con/lứa) Diện tích chuồng trại (m2) Chăn nuôi gà 43,8 7,5 1,0 3.768,8 512,8 Chăn nuôi lợn 43,5 8,1 0,9 496,5 2.066,4 Mean 43,6 7,8 0,9 2.107,5 1.301,5 SD 5,4 2,9 0,4 1.958,1 797,9 SE 0,7 0,4 0,0 242,9 99,0 CV% 12,3 36,7 41,4 92,9 61,3
Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018
Trong chất lượng nhân lực chủ trang trại, độ tuổi cũng là điều đánh được bàn luận. Kết quả điều tra cho thấy: trong tổng số 65 chủ trang trại đã điều tra, độ tuổi bình quân là 43,6 năm, độ lệch chuẩn là 5,4 năm, sai số 0,7 năm, nên biến động chỉ là 12,3%, chứng tỏ độ tuổi của chủ trang trại khá đồng đều, và còn khá trẻ (Bảng 3.4).
Để phát triển kinh tế trang trại chính sách nguồn nhân lực cần chú trọng hơn tới những chủ trang trại, nhất là chủ trang trại trẻ tuổi. Vì họ là những người có nhu cầu học hỏi lớn hơn, dám chấp nhận rủi ro, đổi mới cách thức quản lý và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Chủ trang trại trẻ là nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế trang trại quy mô lớn và phát triển mô hình kinh doanh chuỗi giá trị bao trùm như đã nói ở huyện Phù Bình, tỉnh Thái Nguyên. Có thể nói đây là thế mạnh của trang trại chăn nuôi huyện Phù Bình. Các trang trại có thâm niên sản xuất kinh doanh bình quân là 7,8 năm, độ lệch là 2,9 năm, sai số 0,4 năm, biến động 36,7% (Bảng 3.4).
Nguồn lực đất đai bình quân mỗi trang trại là 0,96 ha, được đánh giá là không đủ lớn về quy mô diện tích, song độ lệch chuẩn là 0,4 ha, vì vậy biến động tới 41,4% (Bảng 3.4). Rõ ràng rằng không thể phát triển kinh tế trang trại hiệu quả và bền vững nếu quy mô trang trại còn nhỏ lẻ, manh mún và rời rạc. Vì vậy cần đẩy mạnh tập trung và tích tụ ruộng đất để hình thành các trang trại có quy mô diện tích lớn hơn. Trên thực tế hiện nay, việc mua bán ruộng đất vẫn diễn ra ở các xã trên địa bàn huyện Phù Bình, nhưng phần lớn đều là tự phát, sang nhượng theo kiểu “tiền trao cháo múc”, thiếu sự quản lý của nhà nước. Bên cạnh đó, một số mua bán chưa chắc đã phải là để tích tụ và tập trung ruộng đất. Vì vậy, chính sách cần bám sát đời sống thực tế hơn để thúc đẩy quá trình tập trung và tích tụ ruộng đất cho phát triển kinh tế trang trại. Mặt khác, tăng quy mô đất đai của trang trại chỉ thực hiện được khi thúc đẩy thị trường đất sản xuất nông nghiệp phát triển.
Cùng với quy mô đất đai của trang trại, số đầu vật nuôi trong các trang trại chăn nuôi có ý nghĩa quan trọng. Kết quả điều tra cho thầy: Tổng số đầu vật nuôi bình quân mỗi trang trại là 2.107,5 con/lứa, trong đó bình quân trang trại chăn nuôi lợn nuôi 496,5 con/lứa; trang trại gà nuôi tới 3.768,8 con/lứa. Độ lệch chuẩn cao, tới 1.958,1con, nên biến động đến 92,9%, chứng tỏ có sự chênh lệch rất lớn về số đầu vật nuôi giữa các trang trại (Bảng 3.4). Như vậy, xét về quy mô số đầu vật nuôi trên thực tế ở huyện Phú Bình đã có một số trang trại có quy mô đầu vật nuôi đủ lớn để có thể tạo ra một số lượng hàng hóa lớn, bên cạnh đó vẫn còn một số trang trại chăn nuôi với số đầu vật nuôi còn chưa nhiều. Vì vậy vẫn cần có sự đầu tư mở rộng cả về quy mô số đầu vật nuôi cũng như cơ cấu đàn vật nuôi trong mỗi lứa.
Mỗi trang trại có chuồng trại chăn nuôi đánh giá là tương đối đủ lớn, bình quân đạt 1.301,5 mét vuông, trong đó trang trại chăn nuôi lợn chỉ có bình quân 2.066,4 mét vuông, cao hơn hơn nhiều so với trang trại chăn nuôi gà, chỉ đạt 512,8 mét vuông (Bảng 3.4). Diện tích chuồng trại lớn là yếu tố
làm cho chi phí trung gian cũng gia tăng, dẫn đến giá trị gia tăng cũng sẽ có sự khác nhau giữa hai loại hình trang trại chăn nuôi khác nhau về ngành nghề là chăn nuôi lợn và chăn nuôi gà. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu vấn đề này trong những mục tiếp sau.
Một số trang thiết bị thiết yếu phục vụ sản xuất chăn nuôi của các trang trại gồm: bóng điện, máng ăn, máy bơm nước, máy gạt thức ăn, máy nghiền thức ăn, máy xay sát, máy trộn thức ăn,… đã được các chỉ trang trại đầu tư.