Thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 41)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi

1.3.1. Phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm cả nước, khu vực Trung du Miền núi phía Bắc và tỉnh Thái Nguyên

Về đàn lợn: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2018), liên tục trong suốt 18 năm qua, từ 2000 đến 2017 tổng đàn lợn cả nước liên tục tăng từ 20.193 ngàn con năm 2000, lên 27.435 ngàn con năm 2005, năm 2010 là 27.373 ngàn con, năm 2015 là 27.750 ngàn con, năm 2016 là 29.075 ngàn con và năm 2017 là 27.406 ngàn con (Bảng 1.1).

Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cũng trong thời gian đó, tổng đàn lợn khu vực Trung du Miền núi phía Bắc cũng không ngừng liên tục tăng từ 4.088 ngàn con năm 2000, tăng lên 5.446 ngàn con năm 2005, 6.602 ngàn con năm 2010, 6.841 ngàn con năm 2015, 7.175 ngàn con năm 2016 và giảm xuống chỉ còn 6.786 ngàn con năm 2017 (Bảng 1.1).

Còn tỉnh Thái Nguyên, nếu như tổng đàn lợn của tỉnh năm 2000 chỉ có 348,1 ngàn con, năm 2005 tăng lên đạt 519,3 ngàn con, năm 2010 là 577,5 ngàn con, năm 2015 là 568,2 ngàn con, năm 2016 là 655,2 ngàn con và năm 2017 giảm xuống chỉ còn 635 ngàn con (Bảng 1.1).

Như vậy, đã có sự giảm mạnh đàn lợn trong năm 2017. Sự suy giảm của đàn lợn năm 2017 trên phạm vi cả nước, ở khu vực Trung du Miền núi phía Bắc cũng như tỉnh Thái Nguyên được giải thích bởi sự suy giảm mạnh về giá cả lợn hơi vào cuối năm 2016 và cả năm 2017 ở cả hai miền Bắc và miền Nam nước ta như được trình bày ở hình 1.3.

Bảng 1.1. Tổng đàn lợn cả nước, khu vực và tỉnh Thái Nguyên

Đơn vị tính: Ngàn con

Địa phương 2000 2005 2010 2015 2016 2017

Cả nước 20.193 27.435 27.373 27.750 29.075 27.406 Trung du và miền núi

phía Bắc 4.088 5.446 6.602 6.841 7.175 6.786

Tỉnh Thái Nguyên 348,1 519,3 577,5 568,2 655,2 635,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2018

Về đàn gia cầm: Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2018): liên tục trong suốt 18 năm qua, từ 2000 đến 2017 tổng đàn gia cầm cả nước liên tục tăng từ 196.188 ngàn con năm 2000, tăng lên 219.911 ngàn con năm 2005, năm 2010 là 300.498 ngàn con, năm 2015 là 341.906 ngàn con, năm 2016 có 361.721 ngàn con và năm 2017 tăng lên đạt 385.457 ngàn con (Bảng 1.2).

Bảng 1.2. Tổng đàn gia cầm cả nước, khu vực và tỉnh Thái Nguyên

Đơn vị tính: Ngàn con Địa phương 2000 2005 2010 2015 2016 2017 Cả nước 196.188 219.911 300.498 341.906 361.721 385.457 Trung du và miền núi phía Bắc 34.514 47.835 67.002 70.567 74.074 80.472 Thái Nguyên 2.621 4.669 6.823 9.552 10.023 10.574 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2018

Đối với khu vực Trung du Miền núi phía Bắc, cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2018), tổng đàn gia cầm của khu vực này cũng liên tục tăng từ 34.514 ngàn con năm 2000, tăng lên đạt 47.835 ngàn con năm

2005, năm 2010 đạt 67.002 ngàn con, năm 2015 đạt 70.567 ngàn con, năm 2016 là 74.074 ngàn con và năm 2017 đạt 80.472 ngàn con (Bảng 1.2 và hình 1.1).

Đơn vị tính: ngàn con

Hình 1.1. Tổng đàn gia cầm các tỉnh Trung du miền núi và tỉnh Thái Nguyên các năm 2000-2017

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2018

Riêng tỉnh Thái Nguyên, cũng tương tự như cả nước và khu vực Trung du Miền núi phía Bắc, tổng đàn gia cầm cũng liên tục tăng mạnh, từ 2.621 ngàn con năm 2000, tăng lên đạt 4.669 ngàn con năm 2005, năm 2010 đạt 6.823 ngàn con, năm 2015 là 9.552 ngàn con, năm 2016 đạt 10.023 ngàn con và năm 2017 là 10.574 ngàn con (Bảng 1.2 và hình 1.1).

Hình 1.2. Giá gà tại miền Bắc và miền Nam Việt Nam từ cuối năm 2016 đến đầu năm 2019

Nguồn: AgriMonitor, 2019 Đơn vị tính: đồng/kg

Hình 1.3. Giá lợn hơi tại tỉnh Thái Bình và tỉnh Đồng Nai từ cuối năm 2016 đến đầu năm 2019

Nguồn: AgriMonitor, 2019

Như vậy, nếu so sánh với đàn lợn thì đàn gia cầm, gồm: gà, vịt, ngan ngỗng,… trong các năm từ 2000 đến 2017 không những không giảm mà đều liên tục tăng. Điều này chỉ có thể được giải thích bởi giá gà, một loại gia cầm phổ biến nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số đàn gia cầm ở nước ta, đã liên tục được giữ khá ổn định, nhất là vào nhữn thời điểm mà giá lợn hơi giảm mạnh như cuối năm 2016, đầu năm 2017 (hình 1.2). Tất cả những hiện tượng này đã có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển trang trại chăn nuôi lợn, gà ở huyện Phú Bình? Chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu trong các mục tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)