4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trong nước
Theo thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 Quy định về tiêu trí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại; 05 năm gần
đây, một sự bứt phá của ngành chăn nuôi là có sự chuyển đổi từ chăn nuôi tự cung, tự cấp, nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi trang trại tập trung, tiếp cận dần tới công nghiệp hóa chăn nuôi. Đây có thể coi là bước đột phá mới trong phát triển của ngành chăn nuôi. Chăn nuôi trang trại phát triển sẽ đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng nhiều và đa dạng của nhân dân về sản phẩm chăn nuôi, nâng cao tính cạnh tranh năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, tăng cường khả năng tiếp thu công nghệ, tiến bộ khoa học mới, là nhân tố sức mạnh thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chăn nuôi theo quy mô trang trại đã và đang là xu hướng phát triển tất yếu của ngành chăn nuôi. Bởi vì chăn nuôi trang trại mới cho được số lượng sản phẩm lớn, mới đủ khả năng và thông số mẫu đủ lớn để áp dụng các tiến bộ khoa học, các công nghệ phục vụ chăn nuôi cao sản, kiểm soát dịch bệnh dễ dàng hơn so với chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi hàng hóa trên thị trường.
Từ năm 2012 đến năm 2016 số trang trại của nước ta đã phát triển nhanh về số lượng và quy mô sản xuất cụ thể: Năm 2012 cả nước có 22.655 trang trại thì đến năm 2016 cả nước có 33.488 trang trại trong đó trang trại chăn nuôi là 23.219 trang trại chiếm 69,33%. Nước ta đã quy hoạch phát triển kinh tế thành 6 vùng miền gồm: Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi một vùng miền ở nước ta lại có sự chênh lệch về số lượng trang trại như năm 2016 vùng Đồng bằng sông Hồng có 9.946 trang trại thì trang trại chăn nuôi là 9.725 trang trại chiếm 97,77% trong đó tỉnh có số trang trại nhiều nhất là Hà Nội có 3.189 trang trại trong đó có 3.118 trang trại chăn nuôi chiếm 97,77%; tỉnh Hải Dương có 1.138 trang trại trong đó có 1.117 trang trại chăn nuôi, chiếm 98,15%. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 2.803 trang trại trong đó có 2.373 trang trại chăn nuôi chiếm 84,65%. Trong đó Thái Nguyên là tỉnh có số trang trại lớn nhất có 800 trang trại thì trang trại chăn nuôi
là 795 trang trại chiếm 99,37%; Tỉnh Bắc Giang có 662 trang trại trong đó trang trại chăn nuôi là 613 trang trại chiếm 92,59%; Tỉnh có số trang trại ít nhất là tỉnh Lai Châu có 5 trang trại, cả 5 trang trại này đều là trang trại chăn nuôi. Vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung có 3.630 trang trại trong đó trang trại chăn nuôi là 2.309 trang trại chiếm 63,60%; tỉnh có số trang trại lớn nhất là tỉnh Thanh Hóa có 913 trang trại trong đó có 789 trang trại chăn nuôi chiếm 86,41%; tỉnh Quảng Bình có 706 trang trại trong đó có 265 trang trại chăn nuôi chiếm 37,53%; tỉnh Quảng Trị có 50 trang trại trong đó có 42 trang trại chăn nuôi, chiếm 84%. Vùng Tây Nguyên có 4.041 trang trại thì trang trại chăn nuôi có 1.122 trang trại, chiếm 27,76%; trong đó tỉnh Đắk Nông có 1.225 trang trại trong đó có 82 trang trại chăn nuôi, chiếm 6,69%; tỉnh Lâm Đồng có 932 trang trại trong đó có 353 trang trại chăn nuôi, chiếm 57,40%; tỉnh Kon Tum có 77 trang trại trong đó có 6 trang trại chăn nuôi, chiếm 7,79%. Vùng Đông Nam Bộ có 6.797 trang trại trong đó có 4.931 trang trại chăn nuôi, chiếm 72,54%; tỉnh Đồng Nai có số trang trại nhiều nhất 3.811 trang trại trong đó có 3.405 trang trại chăn nuôi, chiếm 89,34%; tỉnh Bình Dương có 901 trang trại trong đó trang trại chăn nuôi là 770 trang trại, chiếm 85,46%; Thành phố Hồ Chí Minh có 239 trang trại thì có 239 trang trại chăn nuôi, chiếm 100%. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 6.271 trang trại thì có 2.759 trang trại chăn nuôi, chiếm 43,99% trong đó tỉnh có số trang trại nhiều nhất là tỉnh An Giang 1.180 trang trại trong đó có 41 trang trại chăn nuôi, chiếm 3,47%; tỉnh Long An có 1.090 trang trại trong đó trang trại chăn nuôi là 442 trang trại, chiếm 40,55%.
Qua số liệu của từng vùng cho ta thấy việc phát triển trang trại nói trung và trang trại chăn nuôi ở nước ta nói riêng đã phát triển nhanh về số lượng và quy mô chăn nuôi. Số lượng trang trại nhiều nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng 9.946 trang trại chiếm 29,70% cả nước. Thứ hai là vùng Đông Nam Bộ có 6.797 trang trại chiếm 20,29% và vùng có số trang trại ít nhất của cả nước là vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 2.803 trang trại
chiếm 8,37%. So với trang trại chăn nuôi cả nước thì vùng Đồng Bằng sông Hồng có số trang trại chăn nuôi nhiều nhất là 9.725 trang trại chiếm 41,88%; Đứng thứ hai là vùng Đông Nam Bộ có 4.931 trang trại, chiếm 21,23%; vùng có số trang tại chăn nuôi ít nhất cả nước là vùng Tây Nguyên có 1.122 trang trại, chiếm 4,83%. So với cả nước năm 2016 tỉnh Đồng Nai có nhiều trang trại chăn nuôi nhất là 3.405 trang trại, chiếm 14,66%, đứng thứ hai là Thành phố Hà Nội có 3.118 trang trại chăn nuôi, chiếm 13,42%. Chăn nuôi trang trại làm tăng khả năng khai thác đất, tiềm năng về vốn, kỹ thuật của mọi thành phần kinh tế xã hội đầu tư mạnh mẽ vào chăn nuôi công nghiệp hóa.
Năm 2016 cả nước có 23.219 trang trại chăn nuôi đáp ứng tiêu chí theo thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 đã giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động ở các địa phương trong cả nước với thu nhập hình quân mỗi lao động từ 2.000.000đ - 3.500.000đ/tháng. Bình quân về đầu tư và thu nhập của chăn nuôi trang trại là khá cao.
Nhìn chung, các chủ trang trại chăn nuôi cho biết trong điều kiện thuận lợi về an toàn dịch bệnh, giá thức ăn và giá thị trường tiêu thụ thì nuôi bò thịt cho lãi khoảng 1 triệu đồng/con/năm, bò sinh sản lãi 1,5 - 2 triệu đồng/con/năm, nuôi lợn thịt lãi bình quân 1000đ/con/ngày, lợn sinh sản lãi 2 - 2,5 triệu đồng/con/năm.
Chăn nuôi trang trại cũng không ngừng được tăng nhanh về số lượng và vốn đầu tư trên khắp các vùng miền trong cả nước. Chăn nuôi trang trại đã góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất đồi gò, đất hoang hóa, đất ven sông ven biển và diện tích mặt nước, tạo ra những vùng sản xuất tập trung với khối lượng hàng hóa lớn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến, giết mổ phát triển. Đồng thời với việc mở rộng về số lượng và quy mô chăn nuôi, loại hình chăn nuôi trang trại, tập trung đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người sản xuất. Chăn nuôi trang trại đã thu hút nhiều thành phần
kinh tế tham gia đầu tư như nông dân, cán bộ, công chức, người đã nghỉ hưu, các doanh nhân trong và ngoài nước. Cùng với sự phát triển chăn nuôi trang trại đã hình thành các phương thức tổ chức sản xuất mới trong ngành chăn nuôi như HTX sản xuất dịch vụ, liên minh HTX, Câu lạc bộ trang trại. Các loại hình sản xuất này đã góp phần củng cố và thúc đẩy chăn nuôi trang trại phát triển có hiệu quả, bền vững.
Để phát triển chăn nuôi ngày một lớn mạnh Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung vào một số lĩnh vực chính đó là:
- Chính sách phát triển giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm nghiệp thời kỳ 2000-2010 (Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 1999 và Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2006);
- Chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu (Quyết định 166/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ);
- Thông tư số 423/2000/QĐNHNN ngày 22/9/2000 về chính sách tín dụng với kinh tế trang trại;
- Thông tư 23/2000/TTBNĐXH hướng dẫn áp dụng một số chế độ đối với người lao động làm việc trong trang trại;
- Thông tư 69/2000/TTNB-BNN-TCTK và Thông tư số 62/TT-NBN- TCTK ngày 20/5/2003 hướng dẫn tiêu chí kinh tế trang trại;
- Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ NN - PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại;
- Chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt nam giai đoạn 2001- 2010 (Quyết định 167/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ);
- Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp (Quyết định 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ);
Như vậy, chính sách phát triển ngành chăn nuôi của nước ta tập trung vào giải quyết cả 3 lĩnh vực chính đó là: (i) sản xuất (giống, chăn nuôi bò sữa, quy hoạch chăn nuôi tập trung,…), (ii) thị trường (chính sách hỗ trợ xuất khẩu lợn) và (iii) chế biến. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, với những bối cảnh mới về sản xuất, thị trường đã dẫn đến những chính sách hiện đó không còn phù hợp, cần có những sự thay đổi, bởi nền chăn nuôi hiện tại gặp rất nhiều khó khăn như: Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi, thiếu con giống và nguồn cung cấp con giống chất lượng, quy mô chăn nuôi nhỏ, thiếu bền vững, mất cân đối cung - cầu thức ăn chăn nuôi, ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, thách thức về thị trường - vấn đề quản lí giết mổ và vệ sinh an toàn thực phẩm,…