Một số chỉ tiêu kinh tế của trang trại chăn nuôi huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 69)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2. Một số chỉ tiêu kinh tế của trang trại chăn nuôi huyện Phú Bình

Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại là đầu ra quan trọng nhất phản ánh kết quả phương hướng kinh doanh của trang trại, thông qua một số chỉ tiêu kinh tế của trang trại. Kết quả điều tra cho thấy: Về giá trị sản xuất tại thời điểm điều tra, mỗi trang trại có giá trị sản xuất đạt bình quân 3.159,3 triệu đồng/năm, trong đó trang trại lợn có giá trị sản xuất cao gấp hơn 3 lần so với trang trại gà, đạt 4.875 triệu đồng so với 1.390 triệu đồng đối với trang trại gà (Bảng 3.7).

Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu kinh tế của trang trại năm 2017

Đơn vị tính: triệu đồng Ngành nghề sản xuất kinh doanh Giá trị sản xuất Chi phí trung gian Giá trị

gia tăng Lợi nhuận

Chăn nuôi gà 1.390,0 842,0 548,0 208,1 Chăn nuôi lợn 4.875,0 3.280,0 1.595,0 35,6 Mean 3.159,3 2.079,8 1.079,5 120,6 SD 1.843,0 1.362,1 631,2 127,2 SE 228,6 168,9 78,3 15,8 CV% 58,3 65,5 58,5 105,5

Chi phí trung gian (IC) của các trang trại, còn được gọi là chi phí sản xuất của trang trại bao gồm chi phí vật chất, chi phí dịch vụ, không bao gồm công lao động và khấu hao tài sản cố định. Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 65 trang trại đã được nghiên cứu trong đề tài này, mỗi trang trại có chi phí trung gian bình quân là 2.079,8 triệu đồng, trong đó trang trại chăn nuôi lợn có chi phí trung gian là 3.280 triệu đồng, cao hơn 2.438 triệu đồng, tức là cao hơn gấp gần 4 lần so với trang trại chăn nuôi gà (Bảng 3.7), chủ yếu là do tiền con giống, thức ăn và chuồng trại cao hơn, do chăn nuôi gà có thể khai thác nguồn thức ăn có sẵn và tự tìm kiếm thức ăn, lại chi phí chuồng trại thấp hơn. Như vậy chi phí trung gian chiếm bình quân 65,8% so với giá trị sản xuất. Trong đó chăn nuôi lợn có chi phí trung gian bằng 67,3% giá trị sản xuất, cao hơn so với chăn nuôi gà, có chi phí trung gian chỉ bằng 60,1% so với giá trị sản xuất (Bảng 3.7). Điều này cho thấy: chăn nuôi là thế mạnh, là lợi thế cạnh tranh ở địa phương, rất cần được khai thác.

Giá trị tăng thêm của các trang trại chăn nuôi là giá trị mới của sản phẩm hàng hóa chăn nuôi và dịch vụ tạo ra từ quá trình sản xuất trong chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm. Kết quả điều tra 65 trang trại cho thấy: bình quân mỗi trang trại chăn nuôi ở huyện Phú Bình có giá trị tăng thêm đạt 1.079,5 triệu đồng, trong đó trang trại chăn nuôi lợn có giá trị tăng thêm cao hơn, đạt bình quân 1.595 triệu đồng, so với 548 triệu đồng đối với trang trại gà (Bảng 3.7).

Tổng chi phí bình quân mỗi trang trại là 3.038,8 triệu đồng/năm, trong đó trang trại lợn có tổng chi phí cao hơn, đạt bình quân 4.839,4 triệu đồng/năm so với 1.181,9 triệu đồng đối với trang trại gà. Do đó lợi nhuận thu được bình quân mỗi trang trại đạt 120,6 triệu đồng/năm, trong đó trang trại chăn nuôi lợn chỉ đạt 35,6 triệu đồng/năm, thấp hơn 172,6 triệu đồng so với trang trại chăn nuôi gà (Bảng 3.7), chủ yếu do chi phí sản xuất của trang trại chăn nuôi gà thấp hơn so với các trang trại chăn nuôi độc canh lợn.

Bảng 3.8. So sánh thu nhập người lao động khi mới hoạt động và hiện nay

Đơn vị tính: 1.000 đồng/tháng

Ngành nghề sản xuất kinh doanh

Thu nhập lao động khi mới hoạt động

Thu nhập lao động hiện nay

Chăn nuôi gà 3.381,3 10.143,7

Chăn nuôi lợn 2.775,8 5.260,6

Bình quân chung 3.073,8 7.664,6

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018

Thu nhập của người lao động làm thuê trong các trang trại là chỉ tiêu quan trọng phản ánh nhiều mặt của kinh tế trang trại. Mặt khác, nếu xét về mặt xã hội thì nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn, ở đây là thu nhập cho người lao động làm việc trong các trang trại, được coi như là cách thức để góp phần xóa đói giảm nghèo.

Bảng 3.9. Tỷ lệ trang trại có sản phẩm thứ nhất, thứ hai

Đơn vị tính: %

Ngành nghề sản xuất kinh doanh

Sản phẩm thứ nhất Sản phẩm thứ hai

Gà thịt Lợn hơi Vịt

Chăn nuôi gà 100,0 28,1

Chăn nuôi lợn 100,0

Tổng số 100,0 100,0 28,1

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018

Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 65 trang trại nghiên cứu, nếu như khi mới bắt đầu hoạt động trong những năm đầu tiên, bình quân mỗi lao động chỉ có thu nhập 3.073,8 ngàn đồng/tháng, thì hiện nay, mỗi lao động làm thuê trong các trang trại tại huyện Phú Bình đã có thu nhập bình quân đạt 7.664,6 ngàn đồng/tháng, tăng thêm 4.590,8 ngàn đồng so với khi mới bắt đầu hoạt động, trong đó người lao động làm việc trong các trang trại gà có thu

nhập cao hơn so với trang trại lợn (Bảng 3.8). Tìm hiểu về lý do, ngoài các thế mạnh của trang trại gà như đã phân tích ở trên đây, còn có nguyên nhân nữa là các trang trại gà đa dạng về sản phẩm chăn nuôi hơn. Thực tế, các trang trại gà thường có thêm sản phẩm thứ hai là vịt, nên hạn chế rủi ro hơn so với chăn nuôi độc canh lợn (Bảng 3.9).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)