Yếu tố ảnh hưởng, khó khăn, bất cập tác động phát triển kinh tế trang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 100)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2. Yếu tố ảnh hưởng, khó khăn, bất cập tác động phát triển kinh tế trang

trang trại chăn nuôi huyện Phú Bình

3.2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi huyện Phú Bình

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.

Theo nhiều tác giả, chỉ tiêu định lượng chủ yếu để xác định là kinh tế trang trại, bao gồm các tiêu chí định lượng sau đây: (1) Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ, và (2) Quy mô sản xuất của trang trại phải tương đối lớn và vượt trội do với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế. Phát triển kinh tế trang trại thực chất là đảm bảo thu nhập cho người lao động trong trang trại trên cơ sở gia tăng giá trị sản xuất và lợi nhuận của trang trại. Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung tìm hiểu kinh tế trang trại được xét đến bốn biến số phụ thuộc quan trọng là: giá trị sản xuất của trang trại, giá trị gia tăng của trang trại, lợi nhuận của trang trại và thu nhập của người lao động trong trang trại. Sau đây chúng ta lần lượt đi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của trang trại, đến giá trị gia tăng của trang trại, đến lợi nhuận của trang trại và thu nhập của người lao động trong trang trại.

Bảng 3.10 mô tả các biến số trong mô hình hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của trang trại, giá trị gia tăng của trang trại, lợi

nhuận của trang trại và thu nhập của người lao động trong trang trại. Các biến định lượng ở đây gồm: tuổi, thâm niên kinh doanh, vốn, lao động, đất đai, diện tích chuồng trại. Có hai biến giả định là trình độ chủ trang trại (với 1 là đã tốt nghiệp phổ thông trung học, 0 là chưa tốt nghiệp phổ thông trung học, trong đó giả thiết đặt ra là trang trại nào có chủ trang trại đã tốt nghiệp phổ thông trung học sẽ có giá trị sản xuất cao hơn, giá trị gia tăng cao hơn, có lợi nhuận trang trại cao hơn và thu nhập người lao động cao hơn chủ trang trại chưa tốt nghiệp phổ thông trung học). Biến giả định ngành nghề sản xuất kinh doanh với 1 là chăn nuôi lợn, 0 là chăn nuôi gà, với giả thiết đặt ra là chăn nuôi lợn có lợi thế hơn về giá trị sản xuất của trang trại, lợi nhuận cũng như thu nhập của người lao động so với trang trại chăn nuôi gà.

Bảng 3.10. Diễn giải các biến số trong mô hình hồi quy đa biến

Biến số Đơn vị tính Giá trị

trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị sản xuất (Y1) Triệu đồng/năm 3.159,31 1.843,035 Giá trị gia tăng (Y2) Triệu đồng/năm 1.079,54 631,249

Lợi nhuận (Y3) Triệu đồng/năm 120,55 127,183

Thu nhập (Y4) 1000 đồng/tháng 7.664,62 2.556,024 Ngành nghề (X1) 1 = Chăn nuôi lợn; 0 = Chăn nuôi gà 0,51 0,504 Trình độ (X2) 1=Tốt nghiệp PTTH, 0 =Chưa tốt nghiệp PTTH 0,52 0,503 Thâm niên kinh doanh

(X3) Năm 7,82 2,866

Tuổi (X4) Năm 43,65 5,354

Vốn (X5) Triệu đồng 1.358,54 277,469

Lao động (X6) Người 2,83 1,167

Đất đai (X7) Ha 0,960 0,3976

Diện tích chuồng trại

(X8) Mét vuông 1.301,54 797,949

Ta thấy, trong tổng số 65 trang trại đã được điều tra, mỗi trang trại có giá trị sản xuất đạt bình quân 3.159,31 triệu đồng/năm, độ lệch chuẩn là 1.843,035 triệu đồng; giá trị gia tăng đạt bình quân 1.079,54 triệu đồng/năm, lợi nhuận mỗi trang trại đạt bình quân 120,55 triệu đồng/năm; mỗi lao động có thu nhập bình quân 7.664,62 ngàn đồng/tháng. Mỗi trang trại có tổng số vốn đầu tư là 1.529,52 ngàn đồng, có 2,87 lao động. Diện tích đất đai mỗi trang trại bình quân là 0,96 ha, được đánh giá là không lớn về quy mô, tuy nhiên độ lệch chuẩn khá cao (tới 0,397 ha), chứng tỏ có sự chênh lệch rất lớn về diện tích đất đai giữa các trang trại (Bảng 3.10).

Bảng 3.11 tóm tắt mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của trang trại chăn nuôi huyện Phú Bình.

Bảng 3.11. Tóm tắt mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của trang trại chăn nuôi huyện Phú Bình

Biến số Hệ số chưa chuẩn hóa (B) Hệ số đã chuẩn hóa (Beta) Giá trị t Mức ý nghĩa thống (Sig) Hệ số tương quan (R2) Hằng số -1.016,400 -1,898 0,063 Ngành nghề (X1) 3.625,892 0,991 7,407 0,000 0,953 Trình độ (X2) -140,527 -0,038 -1,220 0,227 -0,106 Thâm niên kinh

doanh (X3) 36,590 0,057 2,254 0,028 0,117 Tuổi (X4) 0,075 0,000 0,007 0,994 0,034 Vốn (X5) 2,109 0,318 6,812 0,000 0,791 Lao động (X6) 40,893 0,026 0,783 0,437 0,258 Đất đai (X7) -63,798 -0,014 -0,485 0,629 -0,084 Diện tích chuồng trại (X8) -0,615 -0,266 -1,870 0,067 0,931 Hệ số điều chỉnh R2 = 0,966 Hệ số Durbin-Watson = 1,793 Hệ số VIF = 29,596 = 1,635; 1,053; 1,516; 3,592; 1,807; 1,328; 33,543

Ta thấy: Mô hình hồi quy ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của trang trại có ý nghĩa về mặt thống kê với giá trị Sig = 0,063, tức là mức tin cậy đạt 93,7%, chứng tỏ rằng giá trị sản xuất của trang trại chịu ảnh hưởng và có mối liên quan ít nhất tới các yếu tố, biến số như: ngành nghề kinh doanh, trình độ chủ trang trại, thâm niên kinh doanh, tuổi, vốn, lao động, đất đai, diện tích chuồng trại của trang trại. Cần chú ý rằng, hệ số điều chỉnh của mô hình R2 = 0,966, có nghĩa rằng: tất cả 8 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu này đã giải thích được khoảng 96,6% sự thay đổi của biến phụ thuộc là giá trị sản xuất của trang trại, còn lại chỉ có 3,4% là do các biến số khác không được nghiên cứu trong mô hình này hoặc do sai số. Như vậy có thể nói mô hình rất sát thực tế. Hệ số Durbin-Watson = 1,793, lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3, chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan trong số 8 biến độc lập đã nghiên cứu với giá trị sản xuất của trang trại. Hệ số VIF của các biến nghiên cứu như: trình độ chủ trang trại, thâm niên kinh doanh, tuổi, vốn, lao động, đất đai đều nhỏ hơn 10, chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến. Riêng hệ số VIF của biến số ngành nghề và diện tích chuồng trại tương ứng bằng 29,596 và 33,543, lớn hơn 10, chứng tỏ đã có hiện tượng đa cộng tuyến giữa hai biến số này với giá trị sản xuất của trang trại (Bảng 3.11).

Mô hình hồi quy có dạng như sau: Hàm số Y1 (giá trị sản xuất) = - 1.016,400 + 3.625,892X1 (ngành nghề) - 140,527X2 (trình độ) + 36,590X3 (thâm niên kinh doanh) + 0,075X4 (tuổi) + 2,109X5 (vốn) + 40,893X6 (lao động) - 63,798X7 (đất đai) - 0,615X8 (diện tích chuồng trại).

Ta thấy: Các biến số độc lập định lượng: thâm niên kinh doanh, tuổi, vốn đầu tư, lao động của trang trại có quan hệ tương quan thuận cùng chiều với giá trị sản xuất của trang trại. Điều này có nghĩa rằng: để tăng giá trị sản xuất trang trại, các trang trại cần chú ý đầu tư gia tăng các yếu tố nguồn lực này của trang trại. Chẳng hạn, trong điều kiện các biến số khác không thay đổi, nếu thâm niên kinh doanh của trang trại tăng thêm 1 năm thì giá trị sản xuất

của trang trại sẽ tăng thêm 36,59 triệu đồng; hoặc trong điều kiện các biến ố khác không thay đổi, nếu trang trại đầu tư thêm 1 triệu đồng tiền vốn thì giá trị sản xuất của trang trại sẽ tăng thêm 2,109 triệu đồng; hoặc cũng trong điều các biến số khác không thay đổi, nếu số lao động của trang trại tăng thêm 1 người thì giá trị sản xuất của trang trại sẽ tăng thêm 40,893 triệu đồng,… (Bảng 3.11).

Các biến số độc lập định lượng khác như: diện tích đất đai và diện tích chuồng trại lại có tương quan tỷ lệ nghịch ngược chiều với giá trị sản xuất của trang trại. Đây là một phát hiện mới, được coi là khá lý thú, nên rất cần có những nghiên cứu tiếp theo để có kết luận chính xác (Bảng 3.11).

Biến số độc lập định tính (giả định) ngành nghề sản xuất kinh doanh của trang trại có tương quan thuận cùng chiều với giá trị sản xuất của trang trại. Điều này có nghĩa rằng: Các trang trại chăn nuôi lợn sẽ có giá trị sản xuất cao hơn trang trại gà, hoàn toàn phù hợp với giả thiết đã đặt ra. Riêng biến giả định trình độ chủ trang trại lại có tương quan nghịch ngược chiều với giá trị sản xuất của trang trại. Điều này có nghĩa rằng: những trang trại mà có chủ trang trại đã tốt nghiệp phổ thông trung học sẽ có giá trị sản xuất thấp hơn so với các trang trại có chủ trang trại học vấn chưa tốt nghiệp phổ thông trung học, bác bỏ giả thiết đã đặt ra. Đây cũng là một phát hiện mới, được coi là khá lý thú, nên rất cần có những nghiên cứu tiếp theo để có kết luận chính xác (Bảng 3.11).

Đánh giá về mức độ tương quan, kết quả nghiên cứu cho thấy: Mối quan hệ giữa các biến số ngành nghề sản xuất và diện tích chuồng trại có tương quan rất chặt chẽ với giá trị sản xuất của trang trại với các trị số tương ứng là 0,953 và 0,931; tương quan giưa vốn sản xuất và giá trị sản xuất của trang trại được đánh giá ở mức khá chặt với trị số là 0,791 (Bảng 3.11).

Bảng 3.12. Tóm tắt mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của trang trại chăn nuôi huyện Phú Bình

Biến số Hệ số chưa chuẩn hóa (B) Hệ số đã chuẩn hóa (Beta) Giá trị t Mức ý nghĩa thống kê (Sig) Hệ số tương quan (R2) Hằng số 500,931 1,070 0,289 Ngành nghề (X1) 879,803 0,702 2,056 0,044 0,836 Trình độ (X2) -128,301 -0,102 -1,274 0,208 -0,093 Thâm niên kinh

doanh (X3) 15,620 0,071 1,101 0,276 0,127 Tuổi (X4) -16,180 -0,137 -1,776 0,081 -0,110 Vốn (X5) 0,760 0,334 2,807 0,007 0,605 Lao động (X6) -149,225 -0,276 -3,269 0,002 -0,033 Đất đai (X7) 241,665 0,152 2,103 0,040 -0,035 Diện tích chuồng trại (X8) -0,045 -0,057 -0,157 0,876 0,826 Hệ số điều chỉnh R2 = 0,779 Hệ số Durbin-Watson = 2,114 Hệ số VIF = 29,596; 1,635; 1,053; 1,516; 3,592; 1,807; 1,328; 33,543

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018

Bảng 3.12 tóm tắt mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của trang trại chăn nuôi huyện Phú Bình. Mô hình hồi quy này ước lượng có hệ số điều chỉnh R2 = 0,779, có nghĩa rằng: tất cả 8 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu này đã giải thích được khoảng 77,9% sự thay đổi của biến phụ thuộc là giá trị gia tăng của trang trại, còn lại 22,1% là do các biến số khác không được nghiên cứu trong mô hình này hoặc do sai số, chứng tỏ mô hình sát với thực tế. Hệ số Durbin-Watson = 2,114, lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3,

chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan trong số 8 biến độc lập đã nghiên cứu với giá trị sản xuất của trang trại. Hệ số VIF của các biến nghiên cứu như: trình độ chủ trang trại, thâm niên kinh doanh, tuổi, vốn, lao động, đất đai đều nhỏ hơn 10, chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến. Riêng hệ số VIF của biến số ngành nghề và diện tích chuồng trại tương ứng bằng 29,596 và 33,543, lớn hơn 10, chứng tỏ đã có hiện tượng đa cộng tuyến giữa hai biến số này với giá trị gia tăng của trang trại (Bảng 3.12).

Bảng 3.12 cho thấy: Mối quan hệ giữa giá trị gia tăng của trang trại với một số biến số độc lập được biểu diễn dưới dạng hàm số đa biến như sau:

Hàm số Y2 (giá trị gia tăng của trang trại) = 500,931 + 879,803X1 (ngành nghề) - 128,301X2 (trình độ) + 15,620X3 (thâm niên kinh doanh) - 16,180X4 (tuổi) + 0,760X5 (vốn) - 149,225X6 (lao động) + 241,665X7 (đất đai) - 0,045X8 (diện tích chuồng trại).

Ta thấy: Các biến số độc lập định lượng: thâm niên kinh doanh, vốn sản xuất, đất đai có tương quan thuận cùng chiều với giá trị gia tăng của trang trại chăn nuôi huyện Phú Bình. Điều này có nghĩa rằng để tăng giá trị gia tăng của trang trại chăn nuôi trên địa bàn cần chú ý gia tăng các yếu tố này. Chẳng hạn, trong điều kiện các biến số khác không thay đổi, nếu thâm niên kinh doanh của trang trại tăng thêm 1 năm thì giá trị gia tăng của trang trại sẽ tăng thêm 15,62 triệu đồng; hoặc cũng trong điều kiện các biến số khác không thay đổi, nếu vốn sản xuất được đầu tư tăng thêm 1 triệu đồng thì giá trị gia tăng của trang trại sẽ tăng thêm 0,76 triệu đồng; hoặc nếu diện tích đất đai của trang trại được tăng thêm 1 ha thì giá trị gia tăng của trang trại sẽ tăng thêm 241,665 triệu đồng (Bảng 3.12).

Biến độc lập định lượng tuổi chủ trang trại, số lao động và diện tích chuồng trại lại có tương quan nghịch ngược chiều với giá trị gia tăng của trang trại. Đây có thể coi là một phát hiện mới, được coi là khá lý thú, nên rất cần có những nghiên cứu tiếp theo để có kết luận chính xác (Bảng 3.12).

Biến độc lập giả định ngành nghề sản xuất của trang trại có tương quan thuận cùng chiều với giá trị sản xuất của trang trại. Điều đó có nghĩa rằng các

trang trại chăn nuôi lợn có giá trị sản xuất cao hơn trang trại chăn nuôi gà, hoàn toàn phù hợp với giả thiết đã đặt ra. Riêng biến độc lập giả định trình độ chủ trang trại lại có tương quan nghịch ngược chiều với giá trị gia tăng của trang trại. Điều này có nghĩa là những trang trại mà có chủ trang trại đã tốt nghiệp phổ thông trung học sẽ có giá trị gia tăng thấp hơn so với các trang trại có chủ trang trại học vấn chưa tốt nghiệp phổ thông trung học, bác bỏ giả thiết đã đặt ra. Đây cũng là một phát hiện mới, được coi là khá lý thú, nên rất cần có những nghiên cứu tiếp theo để có kết luận chính xác (Bảng 3.12).

Tương tự như giá trị sản xuất, mức độ tương quan giữa giá trị gia tăng của trang trại với biến số ngành nghề và diện tích chuồng trại được đánh giá ở mức chặt chẽ với các giá trị tương ứng là 0,836 và 0,826. Còn mức độ tương quan giữa vốn sản xuất với giá trị gia tăng được đánh giá ở mức trung bình với hệ số tương quan là 0,605 (Bảng 3.12).

Bảng 3.13. Tóm tắt mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến lợi nhuận của trang trại chăn nuôi huyện Phú Bình

Biến số Hệ số chưa chuẩn hóa (B) Hệ số đã chuẩn hóa (Beta) Giá trị t Mức ý nghĩa thống kê (Sig) Hệ số tương quan (R2) Hằng số 66,197 0,487 0,628 Ngành nghề (X1) -21,847 -0,087 -0,176 0,861 -0,683 Trình độ (X2) 13,314 0,053 0,456 0,651 0,104

Thâm niên kinh

doanh (X3) 0,664 0,015 0,161 0,873 -0,053 Tuổi (X4) 2,822 0,119 1,067 0,291 0,110 Vốn (X5) 0,043 0,093 0,543 0,589 -0,430 Lao động (X6) -20,936 -0,192 -1,579 0,120 -0,103 Đất đai (X7) 60,497 0,189 1,814 0,075 0,315 Diện tích chuồng trại (X8) -0,097 -0,610 -1,165 0,249 -0,697 Hệ số điều chỉnh R2 = 0,542 Hệ số Durbin-Watson = 1,936 Hệ số VIF = 29,596; 1,635; 1,053; 1,516; 3,592; 1,807; 1,328; 33,543

Bảng 3.13 tóm tắt mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến lợi nhuận của trang trại chăn nuôi huyện Phú Bình. Mô hình hồi quy này ước lượng có hệ số điều chỉnh R2 = 0,542, có nghĩa rằng: tất cả 8 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu này đã giải thích được khoảng 54,2% sự thay đổi của biến phụ thuộc là lợi nhuận của trang trại, còn lại 45,8% là do các biến số khác không được nghiên cứu trong mô hình này hoặc do sai số. Hệ số Durbin- Watson = 1,936, lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3, chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan trong số 8 biến độc lập đã nghiên cứu với lợi nhuận của trang trại. Hệ số VIF của các biến nghiên cứu như: trình độ chủ trang trại, thâm niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 100)