Đặc điểm dịch vụ thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch​ (Trang 34 - 35)

đối với hoạt động kinh tế quốc tế. Hoạt động kinh tế quốc tế có phát triển thì hoạt động TTQT mới phát triển và ngược lại, dịch vụ TTQT phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng của hoạt động kinh tế quốc tế.

- Dịch vụ TTQT mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng không chỉ chịu sự điều chỉnh của một quốc gia duy nhất mà đòi hỏi phải tuân thủ theo luật pháp quốc tế, thông lệ quốc tế.

- Nghiệp vụ TTQT có quan hệ mật thiết với thị trường ngoại hối và chịu sự tác động mạnh mẽ của yếu tố tỷ giá, dự trữ ngoại tệ của mỗi quốc gia…

- Ngân hàng cung ứng các dịch vụ TTQT luôn phải đương đầu với rủi ro cao, phức tạp, khó kiểm soát cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, rủi ro luôn tỷ lệ thuận với lợi nhuận. Thực tế lợi nhuận từ nghiệp vụ TTQT thường rất cao và chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong thu nhập của NHTM.

- Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán quốc tế còn chịu sự chi phối, điều chỉnh của luật pháp quốc tế, cụ thể hoá tại nhiều văn bản, quy phạm pháp luật quốc tế như: Các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms 2010), Quy tắc thực hànhthống nhất tín dụng chứng từ (Bản sửa đổi 1993, Phòng Thương mại Quốc tế Paris

– UCP600), Quy tắc thống nhất về nhờ thu (1995 - URC 522)....

-Tiền tệ dùng để thanh toán giữa hai bên là ngoại tệ đối với ít nhất một trong hai bên.

Những đặc điểm cơ bản trên đã tạo nên đặc thù riêng của hoạt động thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch​ (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)