Vai trò của dịch vụ TTQT đối với NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch​ (Trang 35 - 37)

Cùng với sự phát triển của các nghiệp vụ kinh doanh và dịch vụ NH trong nước, xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đã mở ra cánh của ngoại thương tạo điều kiện cho nghiệp vụ NH quốc tế ra đời và phát triển, trong đó TTQT ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong bối cảng cạnh tranh quyết liệt giữa các NH. Tóm lại, TTQT là một mắt xích không thể thiểu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó bổ sung và kết hợp với các nghiệp vụ khác của ngân hàng, cụ thể:

1.2.5.1. Đối với khách hàng

nhanh chóng, chính xác, đảm bảo an toàn, tránh rủi ro và tiết kiệm tối đa chi phí. -Dịch vụ TTQT cũng là cầu nối tạo nên mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng trong trường hợp cần tài trợ, được hỗ trợ về mặt nghiệp vụ thanh toán thông qua việc tư vấn, hướng dẫn. Đồng thời cũng giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện thanh toán với đối tác nước ngoài.

-Thông qua nghiệp vụ TTQT giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh XNK và mở rộng quan hệ giao dịch, tìm kiếm cơ hội làm ăn với các doanh nghiệp của các nước trên thế giới.

1.2.5.2. Đối với nền kinh tế

- Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Với hoạt động TTQT, các quốc gia có thể thong qua đó mà đẩy mạnh hoạt động ngoại thương, kết nối giao dịch với các khu vực khác trên thế giới; từ đó tăng cường trao đổi và gia tăng vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

- TTQT thúc đẩy sự giao lưu, học hỏi, phát triển giữa các NHTM của các nước trên thế giới với nhau. Và cũng thông qua đó có sự trao đổi, cho vay ngoại tệ lẫn nhau với chi phí và giá thấp.

- TTQT giúp các nước tập trung quản lý và sử dụng nguồn ngoại tệ một cách hợp lý, tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả cơ chế quản lý ngoại hối của quốc gia, quản lý hiệu quả các hoạt động XNK theo chính sách ngoại thương đã đề ra.

1.2.5.3. Đối với bản thân các NHTM

- Với nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng, hoạt động nghiệp vụ TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng về các dịch vụ tài chính. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng trưởng về lợi nhuận, củng cố vị thế và tạo dựng niềm tin cho khách hàng.

- Dịch vụ TTQT giúp ngân hàng tận dụng được nguồn vốn sẵn có của các doanh nghiệp, làm nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng thêm sẵn có và dồi dào; do đó giúp ngân hàng tăng cường tính thanh khoản.

- Dịch vụ TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động dịch vụ TTQT được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, tương thích với hệ thống CNTT các ngân

hàng trên thế giới, góp phần mở rộng quy mô và mạng lưới ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)