5. Bố cục của luận văn
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý của một số Quốc gia
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp
cho thực hiện CTMTGQGDĐT): nhiệm vụ đƣợc giao cho cơ quan Tài chính Nhà nƣớc là cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc.
b, Nguyên tắc quản lý chi các khoản chi NSNN: Toàn bộ quá trình chấp hành chi NSNN phải tôn trọng hai nguyên tắc lớn là: Tách biệt giữa chức năng chuẩn chi và chức năng kế toán; Trách nhiệm cá nhân và vật chất của các kiểm soát viên công cộng (thực hiện kiểm soát thanh toán). Các nguyên tắc này đƣợc tuân thủ và thực hiện trong suốt quá trình chấp hành chi NSNN.
c, Qui trình thực hiện một khoản chi NSNN: Để thực hiện một khoản chi NSNN phỉa trải qua 4 giai đoạn, cụ thể nhƣ sau:
- Giai đoạn cam kết chi: đây là giai đoạn quan trọng mà Nhà nƣớc cam kết thanh toán, chi trả cho ngƣời cung cấp hàng hóa, dịch vụ, nó bao gồm 2 bƣớc: Bƣớc cam kết Pháp lý (giao thầu hoặc chỉ định ngƣời cung cấp hàng hóa theo luật thầu công) và bƣớc cam kết về kế toán (đảm bảo cho Nhà nƣớc luôn đủ khả năng thanh toán theo hóa đơn), trong đó cam kết vè kế toán luôn có ý nghĩa quan trọng, nó đảm bảo cho cam kết pháp lý đƣợc thực hiện. Kiểm soát viên tài chính sẽ kiểm soát quá trình cam kết này. Ngoài ra, họ còn có vai trò tƣ vấn cho các Bộ Trƣởng chi tiêu về các vấn đề có liên quan đến các vấn đề về tài chính. Bộ Trƣởng chi tiêu có quyền vƣợt qua các quyết định của kiểm soát viên tài chính nhƣng phải đƣợc sự chấp thuận của Bộ Trƣởng Bộ Tài chính. Tại các tỉnh, kiểm soát viên tài chính phi tập trung (giám đốc Kho bạc tỉnh) thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tài chính, nhƣng sự kiểm soát này đƣợc khống chế trong vòng 15 ngày. Trƣờng hợp họ từ chối chi tiêu theo thẩm quyền thì Tỉnh trƣởng có quyền báo cáo Bộ chi tiêu. Bộ Trƣởng chi tiêu báo cáo Bộ Tài chính để có ý kiến quyết định.
- Giai đoạn kiểm tra nghiệp vụ đã thực sự hoàn thành chƣa và tính số tiền phải trả: Đây là giai đoạn quyết định việc thanh toán chi trả của Nhà nƣớc, vì ở Pháp có nguyên tắc là Nhà nƣớc chỉ thanh toán khi giao dịch đã hoàn thành.
- Giai đoạn ra lệnh chi: Giai đoạn này chuẩn chi viên ra lệnh chi cho kế toán (Kho bạc) thực hiện việc thanh toán, chi trả.
theo lệnh chi của chuẩn chi viên sau khi đã thực hiện kiểm tra sau thẩm quyền của ngƣời chuẩn chi; phân bổ mục lục ngân sách; có dủ kinh phí thanh toán hay không; kiểm tra tính hợp thức của từng khoản chi. Kế toán tuyệt đối không đƣợc thanh toán khi không đủ kinh phí thanh toán hoặc khi dịch vụ chƣa hoàn thành, thanh toán không dúng chủ nợ hoặc không có sự chấp thuận của kiểm soát viên tài chính.
Đối với nghiệp vụ thanh toán các gói thầu công, ngoài các kiểm tra nêu trên, kế toán còn phải tiến hành kiểm tra một số nội dung nhƣ kiểm tra về giá cả thanh toán, thanh toán một lần hay nhiều lần, thanh toán theo giá cố định hay giá biến động (nếu thanh toán theo giá biến động thì chuẩn chi viên có áp hệ số giá phù hợp hay không); kiểm tra việc xác dịnh khối lƣợng hoàn thành so với hợp đồng đã ký kết; kiểm tra việc đảm bảo thanh toán là cho đúng chủ nợ thực sự của Nhà nƣớc theo qui định của pháp luật
+ Kiểm tra và quyết toán chi NSNN: Toàn bộ quá trình chấp hành chi NSNN tại Cộng hòa Pháp đƣợc kiểm soát theo một cơ chế chặt chẽ và theo một qui trình khép kín từ trƣớc khi chi, trong khi chấp hành và sau khi đã chi, cụ thể:
+ Kiểm tra trƣớc khi chi NSNN đƣợc thực hiện bởi kiểm soát viên tài chính ở Trung ƣơng và địa phƣơng nhằm mục đích đảm bảo việc tôn trọng các quyết định về NSNN của nghị viên và tránh việc sử dụng kinh phí, tài sản công sai mục đích.
+ Kiểm tra trong khi chi chỉ đƣợc thực hiện bởi công tác kiểm tra của kế toán công (KBNN) đối với việc chấp hành các nguyên tắc về kế toán công, tính hợp pháp của các hồ sơ tính chính xác của các phép tính. Ngoài ra, Tổng Thanh tra tài chính còn thực hiện kiểm tra, thanh tra thƣờng xuyên và đột xuất theo chức năng nhiệm vụ của mình là kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đóng tại địa phƣơng, các chuẩn chi viên cấp 2 và các tổ chức sử dụng quĩ ngân sách.
+ Kiểm tra sau đƣợc thực hiện bởi toà thẩm kế và toà kỷ luật, ngân sách và tài chính. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Tòa thẩm kế là soạn thảo và gửi đến hai Viện báo cáo tình hình chấp hành Luật Tài chính để cung cấp tƣ liệu cho hai viện căn cứ phê chuẩn quyết toán NSNN năm đó.
đạo luật và đƣợc coi là Luật quyết toán. Luật quyết toán chính thức xác định số thu, chi NSNN cũng nhƣ số bội chi hoặc bội thu của ngân sách năm đó. Chính phủ có trách nhiệm trình Nghị viện dự án luật quyết toán muôn nhất vào 31/12 năm sau. Nhƣ vạy kể từ khi xây dựng Luật tài chính ban đầu tới khi trình dự án Luật quyết toán là một quá trình liên tục dến ra trong suốt 2 năm.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Singapore
Nguyên lý cơ bản của lập NSNN (trong đó có lập dự toán kinh phí NSNN thực hiện CTMTGQGDĐT) theo kết quả đầu ra ở Singapore là đòi hỏi các nhà quản lý trong khu vực công có trách nhiệm hơn đối với công việc đƣợc giao, đồng thời tạo điều kiện cho họ có thêm quyền tự chủ trong quản lý để đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra. Với việc thực hiện lập kế hoạch ngân sách theo kết quả đầu ra, các Bộ, ngành sẽ quản lý theo mô hình tự chủ Tài chính. Các cơ quan thực hiện tự chủ tài chính là các cơ quan Nhà nƣớc có kết quả đầu ra và mục tiêu hoạt động đã đƣợc xác định rõ, những cơ quan này đƣợc linh hoạt trong quản lý để có thể cung cấp dịch vụ một cách có hiệu quả hơn. Một cơ quan,đơn vị đƣợc xem là tự chủ về tài chính khi có đủ các yếu tố cơ bản làm cơ sở cho việc lập kết quả đầu ra nhƣ sau:
Xác định đƣợc mục tiêu trong công việc sản phẩm đầu ra (số học sinh, sinh viên tốt nghiệp đạt từng loại là bao nhiêu, tỷ lệ nhƣ thế nào...). Trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị sẽ đƣợc làm rõ hơn vì hàng năm họ xác định trƣớc đầu ra và mục tiêu công việc trình lên Bộ Trƣởng để đƣợc phân bổ ngân sách theo hình thức “bỏ phiếu”, ngân sách đƣợc phân bổ trên cơ sở điều chỉnh tăng dự toán theo một tỷ lệ nhất định so với dự toán thực hiện năm trƣớc, việc điều chỉnh này sẽ bù đắp cho sự gia tăng chi phí đầu vào.
Hệ thống phân bổ ngân sách trƣớc đây của Singapore chủ yếu dựa trên yếu tố đầu vào, gắn với nội dung chi cụ thể. Các Bộ, ngành chỉ cần lập ngân sách theo số lƣợng đầu vào cần cho hoạt động của mình mà không liên kết giữa đầu vào và đầu ra. Hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra hiện nay đòi hỏi Chính phủ trở thành nƣời mua dịch vụ thay mặt cho những nƣời nộp thuế. Chính phủ xem các Bộ ngành nhƣ những ngƣời cung dịch vụ và phân bổ ngân sách cho các Bộ, ngành theo mức độ hoàn thành công việc. Nhƣ vậy, các bộ ngành sẽ có trách nhiệm hơn với công
việc của mình.
Có cơ chế khuyến khích việc hoàn thành mục tiêu đã đề ra: Theo cơ chế điều hành ngân sách hiện hành, nguồn vốn ngân sách đƣợc cấp nếu cuối năm sử dụng không hết sẽ hoàn trả ngân sách. Do đó, các Bộ, ngành có xu hƣớng cố gắng sử dụng hết nguồn vốn ngân sách thừa trƣớc khi kết thúc năm tài khóa. Để khuyến khích hoạt động có hiệu quả hơn, các cơ quan thực hiện đạt và vƣợt mục tiêu ban đầu đề ra sẽ dƣợc phép giữ lại phần ngân sách còn thừa.
Áp dụng cơ chế quản lý linh hoạt: Thủ trƣởng cơ quan, đơn vị sẽ đƣợc trao quyền chủ động, linh hoạt tối đa đối với các vấn đề có liên quan đến tổ chức, nhân sự và tài chính trong phạm vi ngân sách đƣợc duyệt.
Trong quá trình lập ngân sách chi cho CTMTGDĐT theo kết quả đầu ra ở Singapore, việc xác định kế hoạch là một công đoạn quan trọng nhất. Kế hoạch đầu ra là một công cụ tổng hợp đối với tất cả các cơ qan tự chủ, là cơ sở cho việc lập ngân sách thực hiện theo kết quả đầu ra.
Ở Singapore, sử dụng 5 chỉ số để đánh giá kết quả hoạt động của một đơn vị, tự chủ tài chính áp dụng theo kết quả đầu ra: Kết quả tài chính; số lƣợng sản phẩm đầu ra; chất lƣợng dịch vụ; Hiệu quả hoạt động và kết quả hoạt động.