5. Bố cục của luận văn
3.2. Thực trạng quản lý chi NSNN thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia
giáo dục, đào tạo ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2015
3.2.1. Thực hiện cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo ở tỉnh Thái Nguyên
3.2.1.1. Việc chấp hành cơ chế chính sách quản lý chi NSNN thực hiện CTMTQG GD&ĐT
Kinh phí NSNN đầu tƣ cho CTMTQG GD&ĐT là một bộ phận của NSNN nên chịu sự điều tiết của Luật NSNN; Theo tính chất các khoản chi thì có 02 nội dung chủ yếu là chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ xây dựng cơ bản, việc phân bổ, quản lý sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí cơ bản thực hiện nhƣ các khoản chi NSNN. Các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN đều phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc để tiếp nhận kinh phí và chịu sự kiểm soát thanh toán của Kho bạc Nhà nƣớc. Tuy nhiên do tính đặc thù của CTMTQG GD&ĐT, để đạt đƣợc các mục tiêu trong chƣơng trình, Nhà nƣớc xây dựng một số chính sách riêng cho áp dụng cho CTMTQG GD&ĐT.
Phân cấp quản lý chi thực hiện CTMTQG GD&ĐT:
Cơ chế phân cấp kinh phí ngân sách cho CTMTGDĐT có vị trí rất quan trọng, thể hiện mối quan hệ phân cấp, phân quyền, phối hợp hoạt động giữa các cấp chính quyền trong việc quản lý, điều hành chi ngân sách. Yêu cầu đối với cơ chế phân cấp ngân sách là Ngân sách Trung ƣơng phải giữ vai trò chủ đạo tập trung các nguồn thu có tính chất quốc gia và giải quyết các nhu cầu chi tiêu có tính chất trọng điểm trên phạm vi cả nƣớc. Ngân sách địa phƣơng phải đƣợc phân cấp một số nhiệm vụ chi nhất định. Mối quan hệ giữa ngân sách TW và ngân sách địa phƣơng phải đƣợc giải quyết hài hòa thông qua cơ chế điều tiết và trợ cấp ngân sách giữa TW và địa phƣơng. Việc địa phƣơng quản lý ngân sách có thể giúp huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn và làm cho cung cấp dịch vụ phù hợp hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong muốn của ngƣời dân địa phƣơng với hiệu quả cao hơn phù hợp với điều kiện và tình hình cụ thể tại địa phƣơng. Tuy nhiên, nếu phân cấp
không tốt sẽ dẫn đến những rủi ro nhƣ sự chồng chéo, làm suy yếu sự điều phối TW và địa phƣơng, tăng bất bình đẳng và làm xuống cấp dịch vụ trong một số ngành quan trọng.
Cơ cấu của ngân sách mang tính thứ bậc: Ngân sách mỗi cấp không chỉ đƣợc HĐND cấp đó quyết định mà còn phải đƣợc chính quyền cấp trên phê chuẩn. Chính quyền ở mọi cấp hoạt động theo một hệ thống song trùng lãnh đạo và chịu trách nhiệm giải trình. Từng cấp ngân sách phải chịu trách nhiệm lập dự toán ngân sách hàng năm (bao gồm các khoản thu, chi trên phạm vi địa bàn), chịu trách nhiệm hƣớng dẫn, giám sát việc thực hiện ngân sách cấp dƣới. Cấp huyện tổng hợp dự toán ngân sách xã, báo cáo lên tỉnh. Tỉnh tổng hợp dự toán ngân sách các huyện báo cáo lên Bộ Tài chính. Dự toán ngân sách cấp xã do Ban tài chính xã lập. Dự toán ngân sách cấp huyện do Phòng tài chính huyện lập và dự toán ngân sách cấp tỉnh do Sở tài chính tỉnh lập.
Mục đích của phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền là nhằm giảm bớt sự ỷ lại của cơ quan cấp dƣới, đồng thời xóa bớt sự bao biện, làm thay của chính quyền cấp trên. Nhờ đó mà sự phân định trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý NSNN một cách rõ ràng hơn và tạo ra các điều kiện cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả quản lý ở lĩnh vực này.
Cơ chế quản lý chi cần xác định rõ nguồn hình thành kinh phí làm cơ sở để cho các chủ thể xác định các nguồn lực đƣợc huy động hợp pháp để đầu tƣ cho dự án, là cơ sở để xây dựng phƣơng án bố trí vốn hàng năm cho thực hiện các dự án.
Nội dung chi và mức chi:
Nội dung chi cơ chế quản lý chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT qui định chi tiết nội dung chi và mức chi cho từng nội dung trong từng dự án, gồm các qui định cho các khoản chi có cùng tính chất và qui định cụ thể cho các khoản chi đặc thù. Song nhìn chung bao gồm các nội dung sau:
- Đối với các khoản chi mang tính chất thƣờng xuyên từ NSNN.
Hội nghị tổng kết, hội nghị tập huấn bồi dƣỡng nghiệp vụ, công tác phí đối với các đợt kiểm tra, giám sát thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức
các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công lập.
Các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục thuộc CTMTQG GD&ĐT thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số 139/2010/TT-BTC ngày 21/09/2010 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức Nhà nƣớc.
Các cuộc điều tra khảo sát của CTMTQG GD&ĐT thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số 58/2011/TT-BTC ngày 11/05/2011 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách nhà nƣớc.
Đối với việc sử dụng kinh phí CTMTQG GD&ĐT để mua sắm trang thiết bị, tài liệu, sách giáo khoa phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 26/11/2005, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, Thông tƣ số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thƣờng xuyên của cơ quan nhà nƣớc bằng vốn nhà nƣớc và Thông tƣ số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài Chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN và các văn bản hƣớng dẫn hiện hành của Nhà nƣớc.
3.2.1.2. Qui trình quản lý chi NSNN thực hiện Chương tình mục tiêu quốc gia giáo dục, đào tạo
Trong tổ chức thực hiện Qui trình quản lý chi NSNN, về cơ bản thực hiện theo nguyên tắc đối với các khoản chi thƣờng xuyên thực hiên theo cơ chế quản lý nhƣ chi thƣờng xuyên từ NSNN; đối với các khoản chi có tính chất đầu XDCB thực hiện tƣơng tự nhƣ quản lý chi đầu tƣ XDCB.
Các cơ quan, đơn vị đƣợc phân bổ và giao kinh phí thực hiện CTMTQG GD&ĐT phải chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán theo chế độ quy định.
Mở tài khoản:
Các đơn vị có trách nhiệm mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc để tiếp nhận kinh phí NSNN cấp cho chƣơng trình CTMTQG GD&ĐT, trong quá trình thanh toán chịu sự kiểm soát thanh toán của Kho bạc Nhà nƣớc nơi mở tài khoản, thực hiện sự kiểm tra
giám sát của các cơ quan có thẩm quyền.
Hình thức thanh toán:
Các khoản thanh toán (kể cả chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ XDCB) theo qui định hiện hành có 3 hình thức
- Thanh toán theo dự toán: là hình thức thanh toán phổ biến hiện nay, căn cứ theo dự toán đƣợc duyệt hàng năm, chủ tài khoản làm thủ tục rút dự toán để chi trả cho các đối tƣợng thụ hƣởng trong phạm vi dự toán đƣợc giao, chi tiết theo từng nội dung, Kho bạc Nhà nƣớc chủ động điều phối trong hệ thống để đảm bảo tồn ngân quĩ đáp ứng yêu cầu thanh toán, thực hiện kiểm soát thanh toán theo qui trình qui định thống nhất trong toàn quốc.
- Thanh toán theo lệnh chi tiền: hình thức này rất hạn chế, chỉ thực hiện đối với một số khoản chi mang tính chất cấp bách hoặc đặc thù; lệnh chi do cơ quan có thẩm quyền phát hành, Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện theo lệnh chi tiền không kiểm soát và không chịu trách nhiệm đối với các khoản chi này.
- Ghi thu ghi chi: đối với các khoản vốn đóng góp, huy động của các tầng lớp dân cƣ bằng hiện vật, ngày công lao động đƣợc cơ quan tài chính xác định giá trị ghi thu ghi chi, Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện ghi thu-ghi chi theo qui định.
Điều kiện thanh toán:
Các khoản chi NSNN qua KBNN phải đảm bảo đủ các điều kiện sau: - Có dự toán đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đúng định mức, tiêu nhà nƣớc qui định (đối với các khoản chi đầu tƣ XDCB phải đảm bảo đúng theo thiết kế, dự toán đƣợc duyệt).
- Có đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp hợp lệ.
- Các khoản chi phải đƣợc thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền chuẩn chi.
Kiểm soát thanh toán qua Kho bạc Nhà nước:
Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện kiểm soát, cấp phát, thanh toán cho các dự án của CTMTQG GD&ĐT theo quy định của Luật NSNN và các Thông tƣ của Bộ Tài chính hƣớng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc, các chế độ chi tiêu hiện hành. Các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc đƣợc thực hiện theo qui trình thống nhất trong toàn quốc,
đƣợc chia thành 02 nhóm là chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ xây dựng cơ bản. Kinh phí NSNN đầu tƣ cho CTMTQG GD&ĐT mặc dù có một số đặc thù, song phân chia theo tính chất các khoản chi, nhìn chung cũng gồm 02 nhóm nhƣ trên. Soát thanh toán qua Kho bạc Nhà nƣớc đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Đối với các khoản chi thƣờng xuyên:
Căn cứ vào dự toán NSNN đƣợc giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi Kho bạc Nhà nƣớc. Kho bạc Nhà nƣớc kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện thực hiện thanh toán. Thủ trƣởng cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủ các điều kiện quy định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; Kho bạc Nhà nƣớc có trách nhiệm hƣớng dẫn khách hàng mở tài khoản và thực hiện thanh toán; tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ; Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện việc kiểm soát hồ sơ, đảm bảo việc kiểm soát chi thƣờng xuyên đúng pháp luật, chính sách, chế độ của nhà nƣớc. Trong quá trình kiểm soát hồ sơ, nếu phát hiện các khoản chi ngân sách không đủ điều kiện chi ngân sách nhà nƣớc theo chế độ quy định; chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi; chi không đúng đối tƣợng, mục đích theo dự toán đƣợc duyệt hoặc số dƣ tài khoản của khách hàng không đủ thì Kho bạc Nhà nƣớc thông báo từ chối tạm ứng, thanh toán gửi khách hàng; Sau khi hồ sơ đã có kết quả xử lý, Kho bạc Nhà nƣớc thông báo kết quả và trả lại hồ sơ, chứng từ cho khách hàng.
- Đối với khoản chi đầu tƣ:
Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện kiểm soát thanh toán các khoản chi đầu tƣ trong dự án CTMTQG GD&ĐT (kể cả các khoản chi có tính chất đầu tƣ) theo các nguyên tắc sau:
Trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tƣ, Kho bạc Nhà nƣớc căn cứ vào các điều khoản thanh toán đƣợc quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán) và giá trị từng lần thanh toán để thanh toán cho chủ đầu tƣ. Chủ đầu tƣ tự chịu trách nhiệm về
tính chính xác, hợp pháp của khối lƣợng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lƣợng công trình; Kho bạc Nhà nƣớc không chịu trách nhiệm về các vấn đề này. Kho bạc Nhà nƣớc căn cứ vào hồ sơ thanh toán và thực hiện thanh toán theo hợp đồng.
Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “thanh toán trƣớc, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và “kiểm soát trƣớc, thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng. Căn cứ vào nguyên tắc này, Kho bạc Nhà nƣớc hƣớng dẫn cụ thể phƣơng thức kiểm soát thanh toán trong hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tƣ, nhà thầu và đúng quy định của Nhà nƣớc.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc đối với trƣờng hợp “kiểm soát trƣớc, thanh toán sau” và trong 03 ngày làm việc đối với trƣờng hợp “thanh toán trƣớc, kiểm soát sau” kể từ khi nhận đủ hồ sơ thanh toán theo quy định của chủ đầu tƣ, căn cứ vào hợp đồng (hoặc dự toán đƣợc duyệt đối với các công việc đƣợc thực hiện không thông qua hợp đồng) và số tiền chủ đầu tƣ đề nghị thanh toán, Kho bạc Nhà nƣớc kiểm soát, cấp vốn thanh toán cho dự án và thu hồi vốn tạm ứng theo quy định.
Kế hoạch vốn năm của dự án chỉ thanh toán cho khối lƣợng hoàn thành đƣợc nghiệm thu đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch; thời hạn thanh toán khối lƣợng hoàn thành đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau (trong đó có thanh toán để thu hồi vốn đã tạm ứng), trừ các dự án đƣợc cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán.
Các dự án đầu tƣ sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nếu Điều ƣớc quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có những quy định về quản lý thanh toán, quyết toán vốn khác với các quy định của Thông tƣ này thì thực hiện theo các quy định tại Điều ƣớc quốc tế.
Số vốn thanh toán cho từng công việc, hạng mục công trình, công trình không đƣợc vƣợt dự toán đƣợc duyệt hoặc giá gói thầu; tổng số vốn thanh toán cho dự án không đƣợc vƣợt tổng mức đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt. Số vốn thanh toán cho dự án
trong năm (bao gồm cả thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lƣợng hoàn thành) không đƣợc vƣợt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án. Riêng đối với dự án ODA việc thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lƣợng hoàn thành, không bị hạn chế bởi kế hoạch tài chính hàng năm của dự án nhƣng không vƣợt quá kế hoạch tài chính chung toàn dự án.
Chế độ kế toán: Các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí CTMTQG GD&ĐT phải
mở sổ kế toán để ghi chép, hạch toán và quyết toán theo đúng quy định của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính. Đối với năm ngân sách 2014 thì hạch toán theo chƣơng, loại, khoản tƣơng ứng của mục lục ngân sách nhà nƣớc ban hành tại Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/06/2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống mục lục ngân sách nhà nƣớc.
Quyết toán kinh phí:
Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý NSNN. Khâu này có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc xem xét đánh giá quản lý sử dụng ngân sách của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc; xem xét giữa mục tiêu đề ra với nguồn lực đảm bảo và hiệu quả của việc đầu tƣ ngân sách. Việc quyết toán CTMTQG thực hiện cùng kỳ với quyết toán chi NSNN hàng năm. Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp dƣới, đơn vị dự toán cấp I tổng hợp lập báo cáo quyết toán cơ quan tài chính cùng cấp. Cấp ngân sách địa phƣơng xét duyệt báo cáo quyết toán năm của đơn vị dự toán trực thuộc và thẩm tra báo cáo quyết toán của ngân sách cấp dƣới, tổng hợp báo cáo Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đồng cấp đồng thời gửi báo cáo cơ quan tài chính cấp trên.
Về số liệu quyết toán NSNN: Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác,