5. Bố cục của luận văn
3.3. Đánh giá những thành tựu đạt đƣợc và những mặt hạn chế qua thực hiện cơ chế
3.3.1. Thành tựu đạt được qua thực hiện cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước thực hiện CTMTQG GD&ĐT giai đoạn 2012-2015
Những năm qua nguồn kinh phí NSNN thực hiện CTMTQG GD&ĐT đã đƣợc tỉnh, các ngành thực hiện đúng mục tiêu, chƣơng trình có tác động tích cực đến việc dạy và học, đáp ứng việc đổi mới phƣơng pháp và nâng cao chất lƣợng. Công tác PCGD tiểu học, THCS đã hoàn thành đạt chuẩn quốc gia và đƣợc giữ vững. Việc thực hiện đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa đúng qui định, đáp ứng các thiết bị dạy học theo danh mục tối thiểu của Bộ. Các thiết bị tin học, cơ sở vật chất trƣờng học đang từng bƣớc đƣợc đáp ứng yêu cầu. Trong 3 năm qua, với các nguồn vốn trên, gần 100 ngàn m2
trƣờng lớp học đã đƣợc xây dựng. Hàng trăm trƣờng đƣợc ĐTXD hoàn thiện về CSVC.
Qua phấn đấu tích cực của các cấp, các ngành trong thực hiện cơ chế quản lý chi NSNN thực hiện CTMTQG GD&ĐT giai đoạn 2013 -2015. Thực hiện tốt công tác lập, phân bổ kinh phí, thanh toán, quyết toán kinh phí NSNN thực hiện
CTMTQG GD&ĐT, đảm bảo thông thoáng song an toàn và hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tƣợng đã góp phần cùng các hoạt động khác thực hiện thành công các mục tiêu của chƣơng trình, cụ thể:
Dự án 1: Hỗ trợ phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, xóa mù chữ và chống tái mù chữ, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học: Tổng kinh phí đã đƣợc sử dụng giai đoạn 2012-2015 là 40.995 triệu đồng . Với nguồn kinh phí trên tỉnh Thái Nguyên đã duy trì và giữ vững đƣợc chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi: 100% số trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi đƣợc đến trƣờng và học 2 buổi/ngày theo chƣơng trình giáo dục mầm non mới. Tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tỷ lệ ngƣời biết chữ trong độ tuổi 15-60 đạt trên 99%; 100% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đƣợc tiếp cận với giáo dục, đƣợc đến trƣờng họa và hƣởng chế độ giáo dục. Củng cố, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và duy trì phổ cập THCS: đến hết năm 2014 toàn tỉnh đac hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1; phổ cập mức độ 2 có 143 xã/181 xã, đạt tỷ lệ 79%. Tiếp tục duy trì chuẩn phổ cập giáo dục THCS với tỷ lệ đạt chuẩn 100%; 100% giáo viên làm công tác phổ cập giáo dục đƣợc bồi dƣỡng hàng năm để nâng cao nghiệp vụ, chất lƣợng giảng dạy, quản lý công tác phổ cập. Thiết bị, đồ chơi lớp học mầm non để thực hiện Chƣơng trình giáo dục mầm non mới đƣợc trang bị, trang thiết bị đồ chơi ngoài trời.
Dự án 2: Tăng cƣờng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân: Tổng kinh phí đã sử dụng giai đoạn 2012-2015 là 46.597 triệu đồng.
Dự án 3: Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn; Hỗ trợ cơ sở vật chất trƣờng chuyên, trƣờng sƣ phạm: Số kinh phí đã sử dụng trong 3 năm 2012-2015 là 93.172 triệu đồng.
Dự án 4: Nâng cao năng lực cán bộ quản lý Chƣơng trình và giám sát, đánh giá thực hiện Chƣơng trình: số kinh phí đã sử dụng là 172 triệu đồng.
CTMTQG GD&ĐT đã góp phần tăng cƣờng đáng kể CSVC trƣờng học từ Trung ƣơng tới các địa phƣơng, đặc biệt là chống xuống cấp, xây dựng thêm phòng học, phòng thí nghiệm, ký túc xá học sinh, sinh viên và các công trình phụ trợ; Tăng cƣờng trang thiết bị, đồ dùng dạy học góp phần đổi mới phƣơng pháp giáo dục.
Trong đó, hệ thống trƣờng dự bị Đại học và PTDT nội trú đƣợc ƣu tiên đầu tƣ, nâng cấp, góp phần thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc.
CTMTQG GD&ĐT đã hỗ trợ tích cực cho công tác BDCH giáo viên các bậc học; BDTX và bồi dƣỡng theo chu kỳ giáo viên phổ thông, giáo viên mầm non với các hình thức khác nhau để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức chính trị tƣởng.
Quá trình tổ chức thực hiện CTMTQG GD&ĐT đảm bảo tính công khai, dân chủ. Các cơ sở GD&ĐT đã thực hiện nghiêm túc hƣớng dẫn về nội dung, mức chi và quản lý chi CTMTQG GD&ĐT. Các công trình xây dựng trƣờng học đã thực hiện đầy đủ trình tự và thủ tục xây dựng cơ bản, công tác mua sắm trang thiết bị đƣợc thực hiện theo đúng quy định của Nhà nƣớc.
Với cơ chế phân cấp đã tạo điều kiện cho tỉnh chủ động lồng ghép, bố trí kinh phí thực hiện dự án trên địa bàn. Dƣới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT đã phố hợp với các cơ quan hữu quan (Sở KH&ĐT, Sở Tài Chính, Sở Xây dựng, Kho bạc Nhà nƣớc và UBND cấp huyện) trong việc tổ chức thực hiện CTMTQG GD&ĐT.
Kinh phí CTMTQG GD&ĐT hỗ trợ từ ngân sách Trung ƣơng đã tạo động lực huy động thêm các nguồn lực của địa phƣơng để xây dựng CSVC trƣờng học, góp phần thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục, đƣợc các cơ sở giáo dục và nhân dân đồng tình ủng hộ.
Việc cấp phát, thanh quyết toán kinh phí CTMTQG GD&ĐT nhìn chung đã phù hợp với các quy định của Luật ngân sách và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nƣớc.
Trong giai đoạn 2012-2015 tỉnh đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong quản lý chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT, có thể khái quát nhƣ sau:
+ Công tác lập dự toán: Quy trình lập dự toán NSNN về cơ bản đƣợc thực hiện đúng theo luật NSNN. Việc lập dự toán bắt đầu từ các đơn vị cuối cùng thụ hƣởng NSNN, các đơn vị chủ động lập dự toán dƣới sự hƣớng dẫn của Sở Tài chính và Sở giáo dục-đào tạo. Trong quá trình lập dự toán và giao dự toán đã có sự phối hợp giữa Sở Tài chính và Sở Giáo dục-đào tạo, trên cơ sở đó hƣớng dẫn cho các đơn vị trực thuộc nên đã đảm bảo đƣợc tính trung lập, dân chủ. Việc lập dự toán đƣợc tiến
hành qua nhiều bƣớc, chịu sự giám sát của nhiều cơ quan chức năng và đƣợc thông báo công khai đã làm tăng tính trung thực, chính xác của dự toán, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chấp hành dự toán.
+ Công tác chấp hành dự toán: Kho bạc Nhà nƣớc đã phối hợp chặt chẽ với Sở tài chính và Sở Giáo dục-đào tạo để thực hiện cấp phát kinh phí đúng, đầy đủ, kịp thời cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Việc kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nƣớc đã cho phép hạn chế đƣợc thấp nhất việc chi sai mục đích, chế độ.
+ Công tác quyết toán NSNN: Quy trình lập, gửi xét duyệt báo cáo quyết toán đã đƣợc tuân thủ chặt chẽ. Vì vậy đã đảm bảo tính tập trung dân chủ trong quản lý NSNN cho CTMTQG GD&ĐT. Việc thực hiện xét duyệt qua nhiều cấp nâng cao tính xác thực của báo cáo quyết toán.
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục, đào tạo tại tỉnh Thái Nguyên
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, trong quá trình thực hiện cơ chế quản lý chi NSNN thực hiện CTMTQG GD&ĐT tại tỉnh Thái Nguyên còn một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, chất lƣợng các dự án thành phần CTMTQG GD&ĐT còn nhiều hạn
chế, nội dung đầu tƣ còn dàn trải, xác định nhiều nội dung đầu tƣ trùng với hoạt động thƣờng xuyên hoặc là việc đầu tƣ XDCB thông thƣờng, tính mục tiêu không cao (có thể đƣa các khoản đầu tƣ này bổ sung vào kinh phí thƣờng xuyên hoặc lập dự án đầu tƣ XDCB sẽ thuận tiện và hiệu quả hơn), việc xác định dự toán kinh phí đầu tƣ trong các dự án chƣa chính xác, trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh nhiểu lần gây khó khăn và phức tạp, trong bố trí, quản lý chi.
Nguyên nhân: Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lƣới giáo dục tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2015 làm chậm (đến năm 2012 mới đƣợc phê duyệt), chất lƣợng còn hạn chế làm ảnh hƣớng đến việc xác định mục tiêu và nội dung của dự án; Trong việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án thành phần trong CTMTQG GD&ĐT chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Nội dung nhiều dự án đƣợc lập còn sơ sài, chƣa đầy đủ, chƣa đồng bộ, nhiều dự án chƣa phân tích hết điều kiện thuận lợi và khó khăn;
chƣa phân tích kỹ việc lựa chọn thông số kỹ thuật, các điều kiện cung cấp vật tƣ thiết bị, nguyên liệu, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; các ảnh hƣởng của dự án đối với kinh tế-xã hội, văn hóa, môi trƣờng...; chƣa xác định chính xác thời hạn thực hiện, phƣơng án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tƣ. Qui trình lập, thẩm định và phê duyệt kinh phí thực hiện các dự án tƣơng tự nhƣ chi thƣờng xuyên từ NSNN; đối với các dự án hoặc hạng mục có tính chất đầu tƣ thì lập thiết kế, dự toán nhƣ dự án XDCB, nhƣng do sử dụng kinh phí sự nghiệp nên vẫn quản lý tƣơng tự nhƣ chi thƣờng xuyên. Từ các nguyên nhân trên dẫn đến việc xác định tổng mức đầu tƣ, dự toán dự án thành phần chƣa chính xác.
Thứ hai, chi NSNN cho CTMTGDĐT còn chƣa có sự gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện các mục tiêu phát triển nền giáo dục quốc dân nên lựa chọn ƣu tiên phân bổ và sử dụng NSNN chi cho giáo dục đào tạo hiệu quả chƣa cao.
Nguyên nhân: do dự toán chi NSNN cho giáo dục mới chỉ xây dựng cho từng
năm, chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch ngân sách trung hạn của ngành trong khi đó kế hoạch phát triển ngành giáo dục lại đƣợc xây dựng trong thời kỳ 5 năm nên có sự tách rời giữa lập kế hoạch ngân sách hàng năm với kế hoạch phát triển, chƣa dự toán đầy đủ các nguồn ngoài NSNN có thể huy động vào phát triển giáo dục trong điều kiện thực hiện XHH giáo dục. Vì vậy, ƣu tiên phân bổ và sử dụng NSNN chi cho giáo dục còn mang tính ngắn hạn, tính trung và dài hạn còn hạn chế. Cũng do đó, chi NSNN cho giáo dục còn dàn trải, nhiều mục tiêu ƣu tiên đƣợc đặt ra nhƣng không đủ ngân sách để thực hiện, gây lãng phí và sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài chính đầu tƣ cho giáo dục.
Thứ ba, về công tác tổ chức chấp hành NSNN: Quy trình phân bổ và cấp phát còn rất nhiều thủ tục, luân chuyển qua nhiều công đoạn, qua nhiều cấp quản lý, qua nhiều khâu kiểm tra giám sát, nhiều công việc còn bị trùng lắp… đã làm ảnh hƣởng đến sự luân chuyển của kinh phí ngân sách và tính kịp thời trong việc sử dụng kinh phí ở đơn vị. Quy trình này cũng hạn chế tính chủ động trong sử dụng kinh phí ngân sách đồng thời không phát huy đƣợc tính tự chịu trách nhiệm trong quyết định chi tiêu của đơn vị trong việc sử dụng NSNN. Theo Luật NSNN thì ngân sách giáo dục đào tạo ở địa phƣơng do cấp tỉnh, thành phố đảm nhiệm chi, do đó Sở Giáo dục đào
hợp với tiến độ các công việc của ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Đối với việc chuyển từ hình thức cấp phát bằng hạn mức kinh phí sang phƣơng thức rút dự toán ngân sách tại Kho bạc Nhà nƣớc (từ năm 2009) thì ở nhiều Kho bạc, do chƣa bố trí đủ lực lƣợng phục vụ, cán bộ trực tiếp chƣa nắm vững các chế độ, chính sách có liên quan nên khâu thanh toán rất chậm trễ, đơn vị phải đi lại nhiều lần, sao chụp cung cấp nhiều tài liệu gây lãng phí. Hiệu quả công việc kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nƣớc còn khá hạn chế, ảnh hƣởng không nhỏ đến việc quyết toán và xét duyệt quyết toán của cơ quan Tài chính, cơ quan chủ quản cấp trên (khi có xu hƣớng dựa vào kiểm soát chi của Kho bạc) ; Nhiều chế độ, mức chi ngân sách chƣa có quy định hoặc quá bất hợp lý, chƣa đƣợc bổ sung, sửa đổi nên đã gây khó khăn cho đơn vị, cho Kho bạc Nhà nƣớc khi tìm kiếm căn cứ chi tiêu và kiểm soát chi.
Về hồ sơ, thủ tục rút dự toán tại Kho bạc Nhà nƣớc: trong khi quyết định giao dự toán NSNN đã chi tiết đến từng nhóm, mục (chia ra từng quý), không ít Kho bạc Nhà nƣớc quận, huyện vẫn đòi hỏi các đơn vị (phần đông là các đơn vị sự nghiệp có thu đã đƣợc giao cơ chế tự chủ tài chính) phải lập dự toán năm chi tiết đến từng mục, tiểu mục (gửi qua cơ quan tài chính, chủ quản cấp trên duyệt) và còn buộc các đơn vị phải rút dự toán trong năm theo đúng mục đã dự toán đó; Một số Kho bạc yêu cầu sử dụng giấy rút tên dự toán theo mẫu in sẵn, chƣa chấp nhận giấy rút dự toán do đơn vị cấp trên lập.
Thứ tư, về cơ chế quyết toán NSNN. Việc quy định cơ quan tài chính phải duyệt quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách là không phù hợp với khả năng của cơ quan tài chính. Vì theo quy định sau 1 tháng nhận đƣợc báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính phải ra thông báo duyệt quyết toán của đơn vị. Nhƣng với số lƣợng các đơn vị sử dụng ngân sách rất lớn, thời gian duyệt quyết toán bị hạn chế, dẫn đến kết quả là chất lƣợng công tác duyệt quyết toán không đƣợc đảm bảo, công việc này trở nên hình thức. Hơn nữa, do quy định nhƣ vậy nên dẫn đến là cơ quan tài chính trở thành một bên đồng chịu trách nhiệm trong chi tiêu tại đơn vị, dẫn tới ý thức tự chịu trách nhiệm về quyết định chi tiêu của đơn vị chƣa cao. Việc quyết toán kinh phí đã sử dụng chƣa gắn kết với kết quả thực hiện những mục tiêu của công việc đã đƣợc vạch ra và bố trí kinh phí để thực hiện.
Chƣơng 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO TẠI KBNN THÁI NGUYÊN 4.1. Định hƣớng quản lý chi thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia giáo dục, đào tạo
4.1.1. Định hướng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục, đào tạo
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trong thời gian qua và yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Bộ Chính trị đƣa ra 7 nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đến 2020.
Thứ nhất: Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân
cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý. Theo đó, cần coi trọng cả ba mặt dạy làm ngƣời, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tƣởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục về Đảng…
Thứ hai: Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nƣớc đối với giáo dục và đào tạo. Theo
đó, chấn chỉnh, sắp xếp lại hệ thống các trƣờng đại học, cao đẳng, cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đầu vào của sinh viên; không duy trì các trƣờng đào tạo có chất lƣợng kém. Thực hiện phân cấp, tạo động lực và tính chủ động của các cơ sở giáo dục. Tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đối với các trƣờng…
Thứ ba: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số
lƣợng, đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng.
Thứ tư: Tiếp tục đổi mới chƣơng trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phƣơng
pháp giáo dục. Theo đó, rà soát lại toàn bộ chƣơng trình và sách giáo khoa phổ thông. Sớm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chƣa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của ngƣời học; chuẩn bị kỹ việc xây dựng và