5. Bố cục của luận văn
3.1. Tổng quan về chƣơng trình MTQG GD&ĐT đƣợc triển khai ở tỉnh
3.1. Tổng quan về chƣơng trình MTQG GD&ĐT đƣợc triển khai ở tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên
3.1.1. Lịch sử ra đời của chương trình
Sau gần 15 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, nhƣng còn những yếu kém, bất cập. Ngày 28 tháng 12 năm 2001 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định số 201/2001/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lƣợc phát triển Giáo dục 2001- 2010”. Chiến lƣợc xác định rõ mục tiêu, giải pháp và các bƣớc đi theo phƣơng châm đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả, tạo bƣớc chuyển mạnh mẽ về chất lƣợng, đƣa nền giáo dục nƣớc ta sớm tiến kịp các nƣớc phát triển trong khu vực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài, góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu của Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010.
Xuất phát từ nhận thức và thức tiễn nêu trên mà việc đề ra CTMTQG GD&ĐT là hết sức cần thiết. Nó sẽ giải quyết những vấn đề khó khăn, bất cập về CSVC trong trƣờng học, bồi dƣỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới phƣơng pháp giáo dục phù hợp với yêu cầu mới, nâng cao chất lƣợng trong việc học cả lý thuyết cũng nhƣ thực hành, hỗ trợ giáo dục ở các vùng khó khăn nhằm giảm sự chênh lệch về chất lƣợng giáo dục giữa các vùng miền; đầu tƣ tập trung xây dựng một số trƣờng Đại học, Cao đẳng, TCCN trở thành trọng điểm... đó là những mục tiêu chủ yếu của CTMTQG GD&ĐT trong giai đoạn từ 2001 đến 2010.
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, môi trƣờng, cơ chế, chính sách, tổ chức để thực hiện một hoặc một số mục tiêu đã đƣợc xác định trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nƣớc trong một thời gian nhất định.
Một chƣơng trình mục tiêu quốc gia gồm nhiều dự án khác nhau để thực hiện các mục tiêu của chƣơng trình. Đối tƣợng quản lý và kế hoạch hóa đƣợc xác định theo chƣơng trình, việc đầu tƣ đƣợc thực hiện theo dự án.
Dự án thuộc chƣơng trình mục tiêu quốc gia là một tập hợp các hoạt động để tiến hành một công việc nhất định nhằm đạt đƣợc một hay nhiều mục tiêu cụ thể đã đƣợc định rõ trong chƣơng trình với nguồn lực và thời hạn thực hiện đƣợc xác định.
3.1.2. Nguồn kinh phí thực hiện chương trình
Từ sau Đại hội VI (12/1986) Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu sự chuyển đổi toàn diện từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nƣớc (hiện nay gọi là nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN). Sự nghiệp GD&ĐT cũng đƣợc phát triển từ một hệ thống giáo dục hầu nhƣ đƣợc Nhà nƣớc bao cấp gần nhƣ toàn bộ, đi học không phải đóng học phí sang quan điểm giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, do dân và vì dân, phát triển giáo dục là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn dân, thực hiện phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, khai thác tiềm năng của nhân dân và các tổ chức kinh tế để hỗ trợ cùng NSNN tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục, từ đó ngành giáo dục có điều kiện phát triển nhanh hơn. Những năm qua chúng ta đã huy động đƣợc nhiều nguồn vốn khác nhau bao gồm:
3.1.2.1. Nguồn Ngân sách Nhà nước:
- Ngân sách Nhà nƣớc và chi Ngân sách Nhà nƣớc: NSNN là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nƣớc với các tổ chức kinh tế xã hội và dân cƣ phát sinh trong quá trình nhà nƣớc động viên, phân phối của cải xã hội dƣới hình thức giá trị nhằm hình thành quĩ tiền tệ tập trung của nhà nƣớc, trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu chi gắn với chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế, xã hội của Nhà nƣớc.
Chi NSNN là quá trình sử dụng quỹ NSNN theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp, nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội của Nhà nƣớc.
Chi NSNN thực chất là việc thực hiện quan hệ tiền tệ, đƣợc hình thành trong quá trình phân phối, đồng thời sử dụng NSNN vào việc cấp phát kinh phí cho bộ máy quản lý Nhà nƣớc và thực hiện các chức năng kinh tế xã hội mà Nhà nƣớc giao
cho, theo những nguyên tắc nhất định. Bên cạnh đó, chi NSNN còn là sự phối hợp giữa quá trình phân phối và quá trình sử dụng NSNN vào các mục tiêu:
* Quá trình phân phối NSNN là quá trình thực hiện cấp phát kinh phí từ NSNN, nhằm tạo ra sự hoạt động của các quỹ, trong sự vận hành và phát triển của nền kinh tế.
* Quá trình sử dụng NSNN là quá trình trực tiếp sử dụng khoản kinh phí, đƣợc cấp phát từ nguồn NSNN, phục vụ cho các mục tiêu phát triển của đất nƣớc...
Đầu tƣ cho GD&ĐT luôn đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Dù ở cơ chế kế hoạch hóa tập trung hay ở cơ chế thị trƣờng định hƣớng Xã hội chủ nghĩa thì trong tất cả các nguồn tài chính đầu tƣ cho sự nghiệp GD&ĐT nói chung, CTMTQG GD&ĐT nói riêng, NSNN vẫn giữ vai trò chủ đạo có tính chất quyết định đối với việc hình thành, mở rộng, phát triển hệ thống GD&ĐT và chiếm một tỷ trọng lớn, vì:
- Đây là nguồn tài chính cơ bản, to lớn để duy trì và phát triển hệ thống giáo dục đào tạo theo định hƣớng, mục tiêu của Nhà nƣớc.
- Giải quyết những vấn đề thuộc chính sách xã hội, công bằng trong giáo dục đào tạo nhƣ vấn đề về quyền lợi đƣợc hƣởng giáo dục ở khu vực vùng sâu, xa và ngƣời bị thiệt thòi, con em của những gia đình chính sách hoặc gia đình gặp khó khăn về đời sống kinh tế.
- Giải quyết những vấn đề phát triển của hệ thống giáo dục ở tầm quốc gia và ở những khu vực mà các thành phần kinh tế xã hội khác chƣa quan tâm hoặc chƣa đủ năng lực để thực hiện.
Để đạt đƣợc mục tiêu của CTMTQG GD&ĐT thì nguồn vốn từ NSNN phải tăng theo nhịp độ tăng trƣởng kinh tế và đƣợc cân đối trong dự toán chi ngân sách Trung ƣơng.
3.1.2.2. Các nguồn tài chính ngoài NSNN
Nguồn NSNN (NSTW) chi cho CTMTQG GD&ĐT là khoản chi mang tính chất thƣờng xuyên. Trong những năm qua, khoản chi này có xu hƣớng tăng, song vẫn chƣa đủ đáp ứng nhu cầu chi ngày càng đa dạng và yêu cầu nguồn kinh phí lớn của các dự án của CTMTQG GD&ĐT. Do đó đòi hỏi ngoài nguồn đầu tƣ từ NSNN cần phải huy động thêm các nguồn tài chính khác, bao gồm:
+ Nguồn vốn do nhân dân đóng góp: khoản đóng góp của nhân dân bằng tiền, hiện vật, ngày công lao động để xây dựng CSVC trƣờng học
+ Nguồn tài trợ: Gồm tài trợ của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nƣớc, ủng hộ của các cơ quan, doanh nghiệp, ủng hộ các các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài.
+ Nguồn vốn vay tín dụng từ các tổ chức tín dụng, vay nƣớc ngoài
+ Nguồn vốn khác: Các khoản đƣợc biếu tặng cho các trƣờng bằng hiện vật nhƣ: sách giáo khoa, máy vi tính, đồ dùng thí nghiệm…
Những nguồn này tuy chƣa nhiều nhƣng cũng góp phần đáng kể vào phát triển sự nghiệp GD&ĐT
3.1.3. Quy mô chương trình MTQG Giáo dục và đào tạo của tỉnh Thái nguyên
Trong giai đoạn 2012-2015, giáo dục và đào tạo có bƣớc phát triển mới theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục phát triển về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở đƣợc duy trì, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng tạo điều kiện để triển khai thực hiện Đề án phổ cập giáo dục bậc trung học. Chú trọng giáo dục toàn diện; quan tâm đầu tƣ giáo dục mũi nhọn. Tỷ lệ học sinh đoạt giải qua các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp hàng năm đều tăng. Cơ sở vật chất trƣờng, lớp học đƣợc tăng cƣờng. Thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình mục tiêu về giáo dục và đào tạo; Đề án kiên cố hóa trƣờng lớp và xây nhà công vụ cho giáo viên; Đề án xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia.
Công tác xã hội hoá giáo dục tiếp tục đƣợc quan tâm, đã huy động đƣợc nhiều nguồn lực tham gia phát triển giáo dục và từng bƣớc xây dựng xã hội học tập. Đến nay, 100% xã, phƣờng, thị trấn có hội khuyến học và trung tâm học tập cộng đồng, bƣớc đầu hoạt động có hiệu quả.
Hệ thống các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tiếp tục phát triển cả về quy mô và mạng lƣới. Đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 9 trƣờng đại học, 10 trƣờng cao đẳng và trung cấp. Đại học Thái Nguyên tiếp tục đƣợc đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo theo hƣớng đa lĩnh vực, đa ngành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, thực sự là một trong những trung tâm đào tạo của vùng và cả nƣớc.
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã đề ra phƣơng hƣớng Đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn tỉnh nhƣ sau:
Thực hiện Chiến lƣợc phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2015 và các chƣơng trình, đề án nhằm tạo bƣớc phát triển mới trong giáo dục - đào tạo. Đổi mới và nâng cao chất lƣợng giáo dục - đào tạo ở tất cả các cấp học, ngành học. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động, từng bƣớc khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu giáo dục, đào tạo. Triển khai thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 -2015; chú trọng chất lƣợng giáo dục thƣờng xuyên; củng cố vững chắc, nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, phấn đấu từng bƣớc đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục bậc trung học. Có các hình thức thích hợp để phát triển giáo dục, đào tạo cho con em đồng bào các dân tộc ít ngƣời.
Đẩy mạnh xã hội hoá sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Quan tâm đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất trƣờng, lớp học, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học trong các nhà trƣờng. Tiếp tục thực hiện Đề án xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2015 có 70% số trƣờng đạt chuẩn (trong đó: mầm non 65%, tiểu học 100%,
trung học cơ sở 50%, trung học phổ thông 20%). Tạo điều kiện thuận lợi cho việc
xây dựng và phát triển các trƣờng đại học, cao đẳng trên địa bàn. Xây dựng Đại học Thái Nguyên thành đại học trọng điểm quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ.
Bảng 3.1. Số liệu chi NSNN cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2012 đến năm 2015
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Năm
(Niên độ NSNN)
Chi NSNN
Cho GDĐT trên địa bàn
1 2012 101.319
2 2013 113.478
4 2015 103.225
5 Tổng cộng 385.263
Nguồn: Báo cáo chi NSNN của Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên
3.2. Thực trạng quản lý chi NSNN thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia giáo dục, đào tạo ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2015 giáo dục, đào tạo ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2015
3.2.1. Thực hiện cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo ở tỉnh Thái Nguyên
3.2.1.1. Việc chấp hành cơ chế chính sách quản lý chi NSNN thực hiện CTMTQG GD&ĐT
Kinh phí NSNN đầu tƣ cho CTMTQG GD&ĐT là một bộ phận của NSNN nên chịu sự điều tiết của Luật NSNN; Theo tính chất các khoản chi thì có 02 nội dung chủ yếu là chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ xây dựng cơ bản, việc phân bổ, quản lý sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí cơ bản thực hiện nhƣ các khoản chi NSNN. Các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN đều phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc để tiếp nhận kinh phí và chịu sự kiểm soát thanh toán của Kho bạc Nhà nƣớc. Tuy nhiên do tính đặc thù của CTMTQG GD&ĐT, để đạt đƣợc các mục tiêu trong chƣơng trình, Nhà nƣớc xây dựng một số chính sách riêng cho áp dụng cho CTMTQG GD&ĐT.
Phân cấp quản lý chi thực hiện CTMTQG GD&ĐT:
Cơ chế phân cấp kinh phí ngân sách cho CTMTGDĐT có vị trí rất quan trọng, thể hiện mối quan hệ phân cấp, phân quyền, phối hợp hoạt động giữa các cấp chính quyền trong việc quản lý, điều hành chi ngân sách. Yêu cầu đối với cơ chế phân cấp ngân sách là Ngân sách Trung ƣơng phải giữ vai trò chủ đạo tập trung các nguồn thu có tính chất quốc gia và giải quyết các nhu cầu chi tiêu có tính chất trọng điểm trên phạm vi cả nƣớc. Ngân sách địa phƣơng phải đƣợc phân cấp một số nhiệm vụ chi nhất định. Mối quan hệ giữa ngân sách TW và ngân sách địa phƣơng phải đƣợc giải quyết hài hòa thông qua cơ chế điều tiết và trợ cấp ngân sách giữa TW và địa phƣơng. Việc địa phƣơng quản lý ngân sách có thể giúp huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn và làm cho cung cấp dịch vụ phù hợp hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong muốn của ngƣời dân địa phƣơng với hiệu quả cao hơn phù hợp với điều kiện và tình hình cụ thể tại địa phƣơng. Tuy nhiên, nếu phân cấp
không tốt sẽ dẫn đến những rủi ro nhƣ sự chồng chéo, làm suy yếu sự điều phối TW và địa phƣơng, tăng bất bình đẳng và làm xuống cấp dịch vụ trong một số ngành quan trọng.
Cơ cấu của ngân sách mang tính thứ bậc: Ngân sách mỗi cấp không chỉ đƣợc HĐND cấp đó quyết định mà còn phải đƣợc chính quyền cấp trên phê chuẩn. Chính quyền ở mọi cấp hoạt động theo một hệ thống song trùng lãnh đạo và chịu trách nhiệm giải trình. Từng cấp ngân sách phải chịu trách nhiệm lập dự toán ngân sách hàng năm (bao gồm các khoản thu, chi trên phạm vi địa bàn), chịu trách nhiệm hƣớng dẫn, giám sát việc thực hiện ngân sách cấp dƣới. Cấp huyện tổng hợp dự toán ngân sách xã, báo cáo lên tỉnh. Tỉnh tổng hợp dự toán ngân sách các huyện báo cáo lên Bộ Tài chính. Dự toán ngân sách cấp xã do Ban tài chính xã lập. Dự toán ngân sách cấp huyện do Phòng tài chính huyện lập và dự toán ngân sách cấp tỉnh do Sở tài chính tỉnh lập.
Mục đích của phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền là nhằm giảm bớt sự ỷ lại của cơ quan cấp dƣới, đồng thời xóa bớt sự bao biện, làm thay của chính quyền cấp trên. Nhờ đó mà sự phân định trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý NSNN một cách rõ ràng hơn và tạo ra các điều kiện cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả quản lý ở lĩnh vực này.
Cơ chế quản lý chi cần xác định rõ nguồn hình thành kinh phí làm cơ sở để cho các chủ thể xác định các nguồn lực đƣợc huy động hợp pháp để đầu tƣ cho dự án, là cơ sở để xây dựng phƣơng án bố trí vốn hàng năm cho thực hiện các dự án.
Nội dung chi và mức chi:
Nội dung chi cơ chế quản lý chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT qui định chi tiết nội dung chi và mức chi cho từng nội dung trong từng dự án, gồm các qui định