Vai trò của quản lý thanh toán không dùng tiền mặt trong ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng công thương chi nhánh hà tĩnh​ (Trang 35 - 38)

thương mại.

TTKDTM là một trong hoạt động cơ bản của bất kỳ NHTM, có vai trò trực tiếp và quyết định trong việc thanh toán cũng như tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy việc quản lý TTKDTM là hoạt động thiết yếu và là một

trong những chức năng quản lý quan trọng của ngân hàng. Các vai trò của quản lý TTKDTM:

- Quản lý TTKDTM giúp ngân hàng tiết kiệm được các nguồn lực trong thanh toán, đảm bảo chất lượng thông qua việc tăng thêm sự nhanh chóng, thuận tiện, hiện đại của hoạt động thanh toán. Khi đó sẽ đem lại lợi ích tối đa cho các khách hàng tham gia sử dụng các phương tiện và dịch vụ TTKDTM. Giảm được các nguy cơ xấu trong quá trình thanh toán do việc tìm và áp dụng thêm các giải pháp TTKDTM tốt hơn, góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán và hoạt động sản xuất lưu thông hàng hoá mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mục tiêu quan trọng thể hiện trong quá trình này đó là đưa những hình thức TTKDTM có nhiều ưu điểm hơn thay thế hình thức thanh toán dùng tiền mặt có nhiều nhược điểm, kém phát triển.

- Quản lý TTKDTM giúp ngân hàng tập trung hơn vào những nguồn vốn và góp phần giải quyết tốt hơn tình trạng thiếu tiền mặt giúp hoàn thiện chức năng trung gian thanh toán của NHTM. Quản lý TTKDTM tạo điều kiện cho ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi một cách hiệu quả hơn. Khi đó thanh toán qua ngân hàng được nhanh chóng, thuận tiện sẽ tạo tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng tạo điều kiện thu hút các đơn vị cá nhân đến mở tài khoản thanh toán hoặc gửi tiền. Cùng với đó các hoạt động khác của NHTM được thực hiện tốt hơn và rộng hơn, phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội được diễn ra nhanh hơn vì tiền tệ vừa là khởi đầu và cũng vừa là kết thúc của một chu kỳ sản xuất. Tóm lại, quản lý TTKDTM giúp cho hoạt động thanh toán trong ngân hàng được thực hiện tốt hơn đồng thời tăng cường năng lực cạnh tranh cho NHTM.

- Quản lý TTKDTM được đẩy mạnh sẽ tiết kiệm được chi phí lưu thông do sự hài hòa trong khâu tổ chức, điều hành. Sự hài hòa này không chỉ bộc lộ

trong hoạt động thanh toán mà còn thể hiện trong quá trình thực hiện giữa hoạt động thanh toán với các hoạt động khác như: huy động vốn, đầu tư và cho vay… Giúp cho ngân hàng kiểm soát một cách có khoa học sự biến động số dư tài khoản của khách hàng, tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính… Thông qua đó ngân hàng sẽ có được những quyết định cho vay đúng đắn hơn, đảm bảo thu gốc và lãi đúng hạn, giảm tỷ trọng nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ xấu; tăng dư nợ tín dụng, mở rộng và phát triển nghiệp vụ tín dụng và cung ứng các dịch vụ, cho vay, tư vấn… Song song với đó quản lý TTKDTM còn tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước và các ban, ngành liên quan có thể kiểm soát tốt hơn lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường từ đó có biện pháp quản lý, thiết lập các chính sách quan trọng khác của đất nước.

- Quản lý TTKDTM tạo điều kiện cho ngân hàng quản lý và kiểm tra được quá trình sản xuất và lưu thông tiền tệ của khu vực mình hoạt động. Quản lý quá trình sản xuất trong ngân hàng đó là quản lý việc kinh doanh tiền tệ với những hình thức đã áp dụng, sự quản lý này sẽ làm cho ngân hàng thấy rõ mục tiêu và hướng đi của mình đồng thời phối hợp các nguồn lực của ngân hàng tạo ra tính trồi để thực hiện mục đích một các có hiệu quả cao.

- Quản lý TTKDTM cùng với các chức năng quản lý khác của ngân hàng giúp cho ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn đồng thời thích ứng tốt hơn với sự thay đổi của môi trường, tăng năng suất và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng về chất lượng, thời hạn và sự tiện ích trong việc sử dụng các dịch vụ. Qua đó, ngân hàng sẽ không ngừng cải tiến và áp dụng công nghệ hiện đại nâng cao khả năng phục vụ khách hàng đảm bảo thực hiện các mục tiêu cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng công thương chi nhánh hà tĩnh​ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)