Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng công thương chi nhánh hà tĩnh​ (Trang 39)

* Môi trường kinh tế vĩ mô

Khi có nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng, cũng như ảnh hưởng hoạt động TTKDTM thì việc quản lý TTKDTM cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Các yếu tố từ môi trường kinh tế tác động rất lớn tới hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế. Nếu môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định nó sẽ tác động trực tiếp tới TTKDTM quan trọng hơn ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng từ đó lại tác động gián tiếp tới việc quản lý TTKDTM. Như vậy nếu nền kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của TTKDTM khi đó ngân hàng sẽ được coi là một người trung gian thanh toán bởi vì ngân hàng cung cấp các tiện ích cho phép các khách hàng tham gia thanh toán có thể giảm được các chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm khi sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời làm cho quá trình thanh toán được nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn. Khi đó việc quản lý TTKDTM cũng thuân lợi hơn do việc thông thoáng và phát triển trong quá trình thanh toán. Tóm lại, môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng lớn tới hoạt động quản lý thanh toán nói chung và quản lý TTKDTM nói riêng trong NHTM.

* Môi trường pháp lý

- Pháp luật, các chính sách liên quan ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động quản lý chức năng của ngân hàng mà quản lý TTKDTM là một trong những chức năng cơ bản của ngân hàng nên cũng chịu ảnh hưởng. Hiện nay, ngành ngân hàng đã có các luật riêng liên quan tới hoạt động quản lý TTKDTM như: luật Ngân hàng Nhà nước, luật tổ chức tín dụng… đã tạo

hành lang pháp lý cơ bản cho hệ thống thanh toán trong ngân hàng hoạt động và phát triển.

- Bất kỳ một sự thay đổi về pháp luật và các chính sách sẽ làm cho ngân hàng phải có thời gian để thay đổi cho phù hợp, nếu không giải quyết tốt ngân hàng dễ mất uy tín với khách hàng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng và kém hiệu quả. Như vậy, sự thay đổi pháp luật và chính sách sẽ tác động gián tiếp tới việc quản lý các cấp trong ngân hàng.

* Khoa học - công nghệ

- Công nghệ ngân hàng không chỉ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh và TTKDTM của các ngân hàng hiện nay mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản lý TTKDTM trong ngân hàng. Khi công nghệ ngân hàng tiên tiến sẽ góp phần nâng cao chất lượng và số lượng các thanh toán trong ngân hàng bằng sự nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, hiện đại. Khi đó TTKDTM sẽ tốt hơn góp phần tối đa hóa lợi nhuận và thực hiện các mục tiêu khác của ngân hàng, là điệu kiện để ngân hàng quan tâm hơn tới các hoạt động liên quan bổ trợ cho TTKDTM. Nói chung, việc ứng dụng các thành tựu công nghệ tin học và tự động hóa vào quản lý TTKDTM sẽ giúp cho bộ phận quản lý thực hiện tốt hơn các chức năng của mình vì các công việc được thực hiện trên các máy vi tính vừa chính xác, an toàn lại vừa nhanh chóng, tiện lợi.

- Khi khoa học và công nghệ hiện đại sẽ cho phép tiếp thu tốt hơn các loại hình quản lý đặc biệt là quản lý TTKDTM từ các ngân hàng khác là các tổ chức quốc tế về các hình thức điều hành, tổ chức TTKDTM. Hiện nay, các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất luôn được ưu tiên ứng dụng vào lĩnh vực ngân hàng góp phần nâng cao năng lực quản lý trong ngân hàng tạo ra cơ hội phát triển và tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TĨNH 2.1 Khái quát chung về Chi nhánh Vietinbank Hà Tĩnh

Tên gọi: Chi nhánh ngân hàng Công thương Hà Tĩnh Trụ sở: 82 Phan Đình Phùng, Thành phố Hà Tĩnh

Đăng ký kinh doanh số: 28.06.456.00028 ngày 26/10/2004.

Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh ngân hàng, các nghiệp vụ được phép kinh doanh gồm: Huy động vốn, hoạt động tín dụng; dịch vụ thanh toán & ngân quỹ, các dịch vụ khác.

Là một trong những Ngân hàng thương mại lớn, nắm giữ vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ Hà Tĩnh. Có hệ thống mạng lưới gồm trụ sở chính và 05 phòng giao dịch. Có số lượng cán bộ công nhân viên 98 người, có trình độ chuyên môn cao, am thông nghiệp vụ, tuổi đời cán bộ công nhân viên trẻ bình quân 30,2 tuổi, đây chính là lợi thế lớn nhất của NHCT Hà Tĩnh so với các Ngân hàng khác trên địa bàn vì đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ được tuyển chọn bài bản theo mô hình thi tập trung do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tổ chức trên cả nước, tiếp thu quy trình nghiệp vụ nhanh, làm việc có khoa học, phong cách thái độ phục vụ theo đúng bài bản chuyên nghiệp… là Ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.

2.1.1 Các hoạt động kinh doanh

- Đầu tư và cho vay bao gồm:

+ Cho vay tổ chức cá nhân dưới các hình thức: Cho vay thương mại; Cho vay tiêu dùng; Tài trợ cho dự án.

+ Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng khác: Bảo lãnh; Cung cấp các dịch vụ ủy thác và tư vấn; Mua bán ngoại tệ.

- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

- Phòng kế toán giao dịch: là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng (cung cấp các DVNH liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch), quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng.

- Phòng tiền tệ kho quỹ: là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam: ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.

- Phòng tổ chức hành chính: là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam, thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh toàn chi nhánh.

- Phòng thông tin điện toán: là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh, bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng máy tính của chi nhánh.

- Phòng tổng hợp: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Hà Tĩnh

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Vietinbank Hà Tĩnh Ban giám đốc P. Khách hàng DN P. Bán lẻ Phòng giao dịch P. Quản lý rủi ro Tổ Quản lý nợ có vấn đề P. Kế toán giao dịch P. Kế toán tài chính

P. Tiền tệ kho quỹ Khối Quản lý Khối Kinh doanh Khối Tác nghiệp P. Tổ chức hành chính P. Thông tin điện toán P. Tổng hợp Khối Hỗ trợ Các phòng Giao dịch Các khối nghiệp vụ

Hiện tại các nghiệp vụ thanh toán tại Chi nhánh Hà Tĩnh do phòng Phòng kế toán giao dịch đảm nhiệm. Các nghiệp vụ chính của hoạt động thanh toán là: - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất - nhập khẩu, bảo lãnh và tái bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, dịch vụ chi trả kiều hối, thu ngân phiếu lấy tiền mặt và ngược lại, dịch vụ kiểm đếm giao nhận tiền tận nơi cho đơn vị.

- Dịch vụ thanh toán chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính trong phạm vi toàn quốc và qua hệ thống Swift trên toàn thế giới.

-- ThThựựcc hhiiệệnn ccácác ddịịcchh vvụ ụththaannhh totoáánn kkháhácc nhnhưư:: chuyển tiền đi và nhận trả tiền qua thanh toán chuyển tiền toàn quốc. Giao dịch tự động bằng máy ATM; Dịch vụ thu hộ, chi hộ, chi trả lương cán bộ công nhân;

XXéétt ththeeoo loloạạii hìhìnnhh ddịịcchh vụvụ TTTTKKDDTTMM tthhì ì ChChii nnháhánnhh HàHà TĩTĩnhnh ccunungg cấcấpp c

cáác c ddịịcch h vvụụ ssaauu:: UNC; UNT; Thanh toán bằng séc; Thanh toán điện tử.

2.1.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2011 - 2013

Hoạt động của ChChi i nhnháánhnh HàHà TĩTĩnnhh trong giai đoạn 2011 - 2013 được tóm tắt qua bảng sau:

Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2011 - 2013

ĐVT: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu chủ yếu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Doanh thu 103,5 132 234

2 Lợi nhuận 10,64 12,62 16,13

3 Chi phí kinh doanh 92,86 119,38 217,87

4 Lao động (người) 73 89 108

5 Hệ số lương(lần) 1,41 1,47 1,44

2.2 Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi Nhánh Hà Tĩnh

2.2.1 Tình hình chung thanh toán không dùng tiền mặt

Giai đoạn 2011 – 2013 là thời kỳ nền kinh tế Việt Nam có nhiều sự biến động bất ngờ và khủng hoảng kinh tế thế giới trong mấy năm gần đây, đã gây ra nhiều ảnh hưởng tới ngành ngân hàng. Và trong giai đoạn này, TTKDTM tại Chi nhánh Hà Tĩnh đang từng bước chuyển đổi để phù hợp với yêu cầu thanh toán của nền kinh tế. Tình hình chung của TTKDTM có thể tóm tắt qua bảng sau:

Bảng 2.2: Tình hình thanh toán tại Chi nhánh Hà Tĩnh

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng TTDTM 1.222.745 47,06% 3.019.690 43,46% 2.162.420 30,8% TTKDTM 1.375.524 52,94% 3.928.515 56,54% 4.858.424 69,2% TT chung 2.598.269 100% 6.948.205 100% 7.020.845 100%

(Nguồn: Báo cáo thanh toán tại Chi nhánh Hà Tĩnh 2011, 2012, 2013)

Theo số liệu bảng trên ta thấy, Chi nhánh Hà Tĩnh có tỷ trọng TTKDTM trên tổng thanh toán chung là khá thấp so với mặt bằng chung của các ngân hàng khác trong cùng địa bàn Hà Tĩnh là khoảng 84%. Tuy rằng TTKDTM có ưu điểm hơn hẳn so với thanh toán bằng tiền mặt nhưng sự chênh lệch khá thấp về tỷ trọng giữa hai hình thức này cho thấy Chi nhánh Hà Tĩnh chưa thực sự quan tâm và phát triển TTKDTM. Một nguyên nhân khác của thực trạng này do là một Chi nhánh cũng mới thành lập cho nên cơ sở vật

chất và uy tín trong thanh toán với khách hàng là chưa cao cùng với đó là thực trạng quản lý TTKDTM còn nhiều tồn tại chưa được giải quyết.

Số liệu ở Bảng 2.2 cho ta thấy, công tác TTKDTM tại Chi nhánh Hà Tĩnh ngày càng chiếm tỷ trọng và khối lượng cao hơn. Năm 2012, do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã có những ảnh hưởng lớn đến khối lượng thanh toán chung tại Chi nhánh khi tăng từ 2.598.269 triệu đồng lên tới 36.948.205 triệu đồng tức là gần 170%. Trong đó, TTKDTM đạt 3.928.515 triệu đồng chiếm 56,54% trong tổng thanh toán chung cuả Chi nhánh Hà Tĩnh trong khi đó doanh số thanh toán bằng tiền mặt chiếm 3.019.690 triệu đồng chiếm 43,46% trong tổng doanh số thanh toán chung. Đến năm 2013, doanh số TTKDTM tiếp tục được duy trì và đã đạt mức 4.858.424 triệu đồng chiếm 69,2% trong tổng doanh số thanh toán chung, trong khi đó doanh số thanh toán bằng tiền mặt là 2.162.420 triệu đồng chiếm 30,8% trong tổng doanh số thanh toán chung và giảm 28,39% so với cùng kỳ năm 2012. Như vậy, TTKDTM đã thay đổi lớn về tỷ trọng trong 2 năm 2012 – 2013 với sự đầu tư về các yếu tố như con người (đặc biệt trình độ tin học), công nghệ và đặc biệt là sự bố trí bộ phận quản lý TTKDTM riêng vào năm 2012 theo quyết định của phòng Kế hoạch – Kinh doanh.

2.2.2 Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt theo các hình thức

Từ khi thành lập vào tháng 1/2005, Chi nhánh Hà Tĩnh đưa vào hoạt đông 4 hình thức TTKDTM bao gồm: UNC; UNT; Thanh toán bằng séc; Thanh toán điện tử (thực chất bao gồm: thanh toán qua mạng máy tính và máy ATM). Từ khi hoạt động thanh toán liên ngân hàng được thông qua vào năm 2002, thì thanh toán điện tử thực sự chiếm phần lớn TTKDTM so với các hình thức khác. Cụ thể TTKDTM theo hình thức của Chi nhánh Hà Tĩnh giai đoạn 2011- 2013 được thể hiện qua Bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3: Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Hà Tĩnh Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng UNC 695.142 26,754% 1.406.317 20,24% 962.558 13,71% UNT 415 0,016% 217.478 3,13% 129.184 1,84% TT bằng séc 136.669 5,26% 450.244 6,48% 405.102 5,77% TT điện tử 1.766.043 67,97% 4.874.166 70,15% 5.524.001 78,68% TTKDTM 2.598.269 100% 6.948.205 100% 7.020.845 100%

(Nguồn: Báo cáo TTKDTM tại Chi nhánh Hà Tĩnh năm 2011, 2012, 2013)

Qua số liệu trong bảng trên ta thấy cơ cấu về khối lượng và tỷ trọng của các hình thức TTKDTM thay đổi liên tục trong giai đoạn này. Năm 2011, hai hình thức chiếm tỷ trọng cao nhất là thanh toán theo hình thức UNC đạt 695.142 triệu đồng chiếm 26,754% trong tổng trị giá TTKDTM của Chi nhánh Hà Tĩnh thì thanh toán điện tử chiếm tới 67,97% với 1.766.043 triệu đồng. Tới năm 2012 thanh toán bằng UNC giảm xuống chỉ còn 20,24% thì thanh toán điện tử tiếp tục tăng lên 4.874.166 triệu đồng trong tổng TTKDTM 6.948.205 triệu đồng tại Chi nhánh. Sự tăng trưởng của hình thức thanh toán điện tử còn được ghi nhận rõ hơn khi năm 2012 thanh toán điện tử đạt 5.524.001 triệu đồng chiếm 78,68% TTKDTM tại Chi nhánh tăng 13,33% so với năm 2012, trong khi đó còn thanh toán UNC, UNT, séc đều giảm so với năm 2012.

Trước hết, để đạt được kết quả như trên là do Chi nhánh Hà Tĩnh đã trang bị đầy đủ máy vi tính và thực hiện nối mạng để thanh toán. Việc thanh toán chuyển tiền qua mạng vi tính đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, an toàn đã tạo được uy tín đối với khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch. Thứ hai, là việc thực hiện tin học hoá công nghệ thanh toán đã đẩy nhanh được tốc độ thanh toán, khắc phục được tình trạng chậm trễ, sai sót. Sau đó phải kể đến việc hoàn thành tốt việc lập kế hoạch và tổ chức trong quá trình thanh toán của Chi nhánh. Hai hình thức thanh toán còn lại là thanh toán bằng séc và UNT do ít được chú trọng và cũng chưa có điều kiện phát triển luôn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong TTKDTM.

* Thanh toán bằng UNC

UNC là một hình thức TTKDTM khá quan trọng trong mọi NHTM được thể hiện không chỉ trong khối lượng thanh toán mà còn cả trong những ưu điểm (như thủ tục thanh toán đơn giản) của hình thức này so với hình thức thanh toán bằng UNT và thanh toán bằng séc. Hiện nay, UNC tại Chi nhánh Hà Tĩnh có xu hướng giảm rõ rệt là do đặc điểm của sự phát triển trong TTKDTM đặc biệt là sự phát triển của thanh toán điện tử. Qua Bảng 2.3 ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng công thương chi nhánh hà tĩnh​ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)