Giới thiệu khái quát công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính và dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính tại công ty tnhh bao bì hoàng việt vina​ (Trang 27)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt Vina là công ty TNHH 2 thành viên trở lên, được thành lập ngày 25/02/2005 theo quyết định số 7071/CNKD-TNHH với tên ban đầu là Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt, sau đó ngày 03/05/2007 đổi thành Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt Vina

- Tên giao dịch: Hoàng Việt Vina Packing Company Limited

- Tên viết tắt: VINA PAK CO.,LTD

- Vốn điều lệ: 1.900.000.000 đồng

- Thành viên góp vốn:

 Hồ Hồ Rân: 60%.

 Nguyễn Tuấn Dũng: 40%.

- Địa chỉ trụ sở giao dịch: 69/11 Phạm Văn Chiêu, F12, Q Gò Vấp, Tp.HCM

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 4102002318

- Mã số thuế: 0303743776

- Số điện thoại: 08-62952558

- Fax: 08-62952557

2.1.2. Chức năng – nhiệm vụ công ty

Chức Năng:

Chức năng của công ty là sản xuất kinh doanh mặt hàng bao bì cao cấp các loại cung cấp phục vụ nhu cầu trong nước cũng như nước ngoài

Nhiệm vụ:

Theo quyết định số 7071/CNKD-TNHH thì nhiệm vụ của công ty là thiết kế những mặt hàng như thùng đĩa, thùng loa, thùng khoai, thùng thuốc, thùng mì…Các mặt hàng này là những loại cao cấp vừa gọn nhẹ lại bền đẹp.

Quản lý và sử dụng có hiệu quả số vốn của doanh nghiệp, đảm bảo uy tín để hoạt động vững mạnh trên thị trường. Bên cạnh đó công ty cũng phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán cũng như các luật về sản xuất kinh doanh.

2.1.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty:

Lĩnh vực nghành nghề hoạt động: sản xuất kinh doanh bao bì cao cấp.

Quy mô: công ty TNHH bao bì Hoàng Việt Vina là doanh nghiệp vừa và

2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty

2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lí của công ty

(NguồnCông ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa) Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty

2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

- Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động.

- Phó giám đốc: Là người lãnh đạo và tham mưu cùng với Giám đốc phụ trách kế hoạch công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh,… Phó giám đốc cũng đồng thời là người phụ trách kinh doanh bán hàng, tìm khách hàng mới.

- Trợ lý giám đốc: hỗ trợ giám đốc, thu tiền hàng của khách hàng, chuyển hóa đơn chứng từ.

- Phòng thiết kế: Thiết kế sản phẩm theo mẫu mã khách hàng đã yêu cầu.

- Phòng kinh doanh: Nhận đặt hàng của khách hàng, kí kết các đơn đặt hàng, tìm kiếm khách hàng mới để mở rộng thị phần cho công ty, xây dựng các phương án kinh doanh ngày càng hoàn thiện. Lập kế hoạch, đưa ra những chương trình khuyến mãi, triển khai các kênh tiếp thị quảng cáo, quảng bá thương hiệu, thực hiệc các loại hình kinh doanh. Giải quyết tranh chấp các hợp đồng, các khiếu nại bồi thường có liên quan trên cơ sở ủy quyền của Ban Giám Đố0c, Tham mưu cho Ban Giám Đốc định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh ở trong và ngoài nước...

- Phòng kế toán: Tổ chức công tác kế toán tại công ty, tiến hành ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác kịp thời theo chế độ quy định sao cho phù hợp tình hình kinh doanh của công ty. Kiểm tra các khoản phải thu,

GIÁM ĐỐC Phòng Kế Toán Phòng Kinh Doanh Phòng Thiết Kế Xƣởng Sản Xuất Phó GĐ Trợ lý Giám Đốc

phải trả. Bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán của công ty, lập báo cáo tài chính, báo cáo chi phí sản xuất, đưa ra phương pháp tính giá thành phù hợp nhằm tính toán giá thành chính xác, hỗ trợ cho phòng kinh doanh trong việc xác định giá bán chính xác. Đại diện công ty trong quan hệ giao dịch với các đơn vị tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước…

- Xƣởng sản xuất: sản xuất bao bì cao cấp theo dây chuyền dưới sự giám sát chặt chẽ của quản đốc.

2.1.5. Tổ chức công tác kế toán của công ty 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

(NguồnCông ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa) Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán.

Kế toán trƣởng:

 Tồ chức hệ thống kế toán của doanh nghiệp để tiến hành ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong hoạt động của công ty, trên cơ sở không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy.

 Thiết lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo.

 Kiểm tra việc bảo quản lưu giữ chứng từ.

 Cùng với Giám đốc trong công tác hoạch định chiến lược về tài chính, phân tích tình hình kinh tế tài chính của công ty.

Kế toán công nợ:

 Nhận và kiểm tra các hóa đơn bán chịu.

 Đối chiếu hóa đơn và các chứng từ liên quan( đơn đặt hàng, phiếu giao hàng…)

 Nhận chứng từ thanh toán( phiếu thu, giấy báo có, phiếu chi, giấy báo nợ…) đối chiếu với hóa đơn.

 Nhập liệu nghiệp vụ mua bán chịu theo từng chứng từ.

KẾ TOÁN TRƢỞNG Kế toán tổng hợp Kế toán tính giá thành Thủ quỹ Kế toán công nợ

 Kiểm tra ghi nhận các khoản giảm nợ phải thu, phải trả.

 Tổng hợp tình hình doanh số bán chịu cho khách hàng, số lượng hàng mua chịu của nhà cung cấp, đối chiếu với phần hành khác có liên quan.

 Hằng ngày cung cấp số liệu về doanh số bán hàng cho giám đốc.

Kế toán tổng hợp:

 Hỗ trợ công việc cho kế toán giá thành và kế toán công nợ nếu có yêu cầu.

 Ghi chép việc thu chi tiền

 Tổng hợp từ “thẻ chấm công” lên “Bảng chấm công”, rồi lập bảng tính lương.

 Hạch toán tiền lương

 Tạm ứng, thanh toán lương.

Thủ quỹ:

 Thu chi tiền theo chứng từ và bảo quản tiền.

 Theo dõi tình hình tiền mặt tồn quỹ, đối chiếu sổ sách khác

Kế toán tính giá thành:

 Lập phiếu báo sản xuất, theo dõi phiếu báosản xuất.

 Ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan sản xuất tính giá thành sản phẩm.

 Kiểm tra đối chiếu chứng từ liên quan.

 Theo dõi quản lý các tài khoản liên quan tập hợp chi phí và tính giá thành.

 Đưa ra phương pháp tính giá thành với cách phân bổ chính xác phù hợp với tình hình công ty, từ đó không những xác định giá vốn chính xác mà còn hỗ trợ Giám đốc đưa ra mức giá bán phù hợp, nhanh chóng đưa ra quyết định ký kết các hợp đồng với khách hàng.

2.1.5.2 Chế độ kế toán áp dụng

2.1.5.2.1 Hệ thống tài khoản

Áp dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán Việt Nam.

2.1.5.2.2 Hệ thống báo cáo:

Các báo cáo tài chính năm: (ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính)

o Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B-01/DN

o Báo cáo kết quả kinh doanh: Mẫu số B-02/DN o Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B-03/DN o Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B-09/DN. o Các báo cáo chi tiết phục vụ nội bộ:

o Báo cáo công nợ. o Các Báo cáo thuế.

2.1.5.2.3 Chứng từ sử dụng

- Bảng thanh toán tiền lương

- Bảng thanh toán tiền thưởng

- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

- Phiếu nhập kho

- Phiếu xuất kho

- Phiếu thu

- Phiếu chi

- Giấy đề nghị thanh toán

- Hóa đơn GTGT

- Phiếu xuất kho kiêm hóa đơn

- Phiếu báo sản xuất

- Phiếu giao hàng

2.1.5.2.4 Hình thức kế toán áp dụng.

Hình thức kế toán áp dụng: hình thức Nhật ký-Sổ cái (kế toán trên máy vi tính). Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tồng hộp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Nhật ký- sổ cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ, cộng sổ và lập Báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo tính chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với Báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

Cuối tháng, cuối năm các Báo cáo tài chính, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm (2012-2014)

Bảng 2.1 Thống kê doanh thu và lợi nhuận các năm 2012-2014 ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Doanh thu thuần 18,545,287,372 17,078,363,422 17,750,526,026 Lợi nhuận trƣớc thuế 328,247,259 353,817,327 655,569,055

Qua bảng 2.1 ta thấy:

Doanh thu có xu hướng giảm mạnh vào năm 2013 và có xu hướng tăng nhẹ vào năm 2014. Cụ thể, năm 2013 giảm 1,466,914,950 đồng (tương ứng 8.59%) và năm 2014 tăng nhẹ 672,162,604 đồng (tương ứng 3.79%). Cho thấy năm qua doanh nghiệp thực hiện khá tốt chính sách thu hút khách hàng đem lại doanh tăng so vối năn trước.

Lợi nhuận trước thuế tăng dần qua các năm 2012-2014. Đặc biệt năm 2014, lợi nhuận tăng 301,697,728 đồng (tương ứng tỷ lệ 46.02%). Nguyên nhân năm 2014, lợi nhuận tăng mạnh do công ty trả tiền cho khoản vay nợ dài từ đó hạn làm cho chi phí giảm và phần nữa cũng do doanh thu tăng so với năm 2013.

2.2. Thực Trạng Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Tnhh Bao Bì Hoàng Việt Vina Vina

2.2.1. Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính 2.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 2.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán

Bảng 2.2 Trích bảng cân đối kế toán năm 2012-2013-2014

ĐVT:VNĐ

Chỉ Tiêu 2012 2013 2014

TÀI SẢN

A. Tài sản ngắn hạn 4,338,298,242 3,534,564,044 4,511,359,120

I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 831,977,607 1,103,375,649 1,077,851,279

1. Tiền 831,977,607 1,103,375,649 1,077,851,279

III. Các khoản phải thu 2,666,963,991 2,073,423,902 3,037,430,769

1. Phải thu khách hàng 2,666,963,991 2,073,423,902 3,037,430,769 IV. Hàng tồn kho 749,497,250 309,678,373 342,914,533 1. Hàng tồn kho 749,497,250 309,678,373 342,914,533 V. Tài sản ngắn hạn khác 89,859,394 48,086,120 53,162,539 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 89,859,394 48,086,120 53,162,539 B. Tài sản dài hạn 1,565,322,740 1,094,256,994 943,043,138 II. Tài sản cố định 1,565,322,740 1,056,249,216 930,373,876 1. Tài sản cố định hữu hình 1,565,322,740 1,056,249,216 930,373,876 Nguyên giá 4,202,471,468 4,121,513,014 4,236,419,287

Giá trị hao mòn lũy kế -2,637,148,728 -3,065,263,798 -3,306,045,411

V. Tài sản dài hạn khác / 38,007,778 12,669,262

1. Chi phí trả trước dài hạn / 38,007,778 12,669,262

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 5,903,620,982 4,628,821,038 5,454,402,258

NGUỒN VỐN

I. Nợ ngắn hạn 3,399,484,088 2,114,294,813 2,650,256,891

2. Phải trả người bán 3,300,043,180 1,935,506,632 2,486,461,474

4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 58,290,908 95,888,181 65,495,417

5. Phải trả công nhân viên 41,150,000 82,900,000 98,300,000

II. Nợ dài hạn 482,140,000 232,060,000 /

4. Vay và nợ dài hạn 482,140,000 232,060,000 /

B. Vốn chủ sở hữu 2,021,996,894 2,282,466,225 2,804,145,367

I. Vốn chủ sở hữu 2,021,996,894 2,282,466,225 2,804,145,367

3. Vốn khác của chủ sở hữu 1,900,000,000 1,900,000,000 1,900,000,000

10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 121,996,894 382,466,225 904,145,367

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 5,903,620,982 4,628,821,038 5,454,402,258

(NguồnBáo Cáo Tài chính Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa)

2.2.1.1.1. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn

* Về Tài Sản

Bảng 2.3 Thống kê tình hình biến động tài sản năm 2012-2014

ĐVT: VNĐ TÀI

SẢN 2012 2013 2014

Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm)%

2013 2014 2013 2014 A. Tài sản ngắn hạn 4,338,298,242 3,534,564,044 4,511,359,120 -803,734,198 976,795,076 -22.7 21.65 I. Tiền và các khoản tương đương 831,977,607 1,103,375,649 1,077,851,279 271,398,042 -25,524,370 24.60 -2.37 III. Các khoản phải thu 2,666,963,991 2,073,423,902 3,037,430,769 -593,540,089 964,006,867 -28.6 31.74 IV. Hàng tồn kho 749,497,250 309,678,373 342,914,533 -439,818,877 33,236,160 -142.0 9.69 V. Tài sản ngắn hạn khác 89,859,394 48,086,120 53,162,539 -41,773,274 5,076,419 -86.87 9.55 B. Tài sản dài hạn 1,565,322,740 1,094,256,994 943,043,138 -471,065,746 -151,213,856 -43.0 -16.03 II. Tài sản cố định 1,565,322,740 1,056,249,216 930,373,876 -509,073,524 -125,875,340 -48.2 -13.53 V. Tài sản dài hạn khác 38,007,778 12,669,262 38,007,778 -25,338,516 100.0 -200.0 TỔNG TÀI SẢN 5,903,620,982 4,628,821,038 5,454,402,258 -1,274,799,944 825,581,220 -27.54 15.14

Từ bảng 2.3 Tổng tài sản năm 2013 có sự giảm mạnh so với năm 2012 cụ thể giảm 27.54% tương ứng 1,274,799,944 đồng. Trái ngược hoàn toàn với năm 2013 các yếu tố của tải sản ngắn hạn năm 2014 có sự tăng mạnh làm cho tổng tài sản năm 2014 tăng mạnh từ 4,628,821,038 đồng năm 2013 lên 5,454,402,258 đồng năm 2014 tương ứng tỷ lệ 15.14% và giá trị 825,581,220 là đồng.

* Tài sản ngắn hạn:

Từ bảng 2.3 năm 2013 tài sản ngắn hạn có sự giảm mạnh so với năm 2012 là 22.74% tương ứng với giá trị 803,734,19 đồng. Trong danh mục tài sản ngắn hạn tất cả các khoản mục đều giảm mạnh đặc biệt giảm mạnh nhất là hàng tồn kho giảm tới 142.02% chỉ có tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh nhưng khoản mục này chiếm tỷ trọng thấp do vậy làm cho mô hình chung tài sản ngắn hạn giảm mạnh. Trái ngược hoàn toàn với năm 2013 thì tài sản ngắn hạn năm 2014 có sự tăng mạnh là 21.65% tương ứng với 976,795,076 đồng. Nguyên nhân tài sản ngắn hạn năm 2014 tăng mạnh là do trong tất cả các khoản mục của tài sản ngắn hạn đều tăng mạnh đặc biệt tăng mạnh nhất là khoản mục các khoản phải thu tăng 31.74% (tương ứng 964,006,867 đồng), tuy chỉ có khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền giảm nhẹ (2.37%). Cho thấy doanh nghiệp đã chú trọng hơn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như trang thiết bị máy mốc,…để phục vụ tốt hơn cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mở rộng qui mô sản xuất.

+ Tiền và các khoản tương đương tiền:

Tiền và các khoản tương đương tiền có sự biến động mạnh trong năm 2013 và năm 2014. Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013 có tăng mạnh so với năm 2012 là 24.60% tương ứng 271,398,042 đồng. Nhưng sang năm 2014 tiền và các khoản tương đương tiền có sự giảm nhẹ so với năm 2013 là 2.37% tương ứng 25,524,370 đồng. Tuy giảm nhưng tiền và các khoản tương đương vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong danh mục tài sản ngắn hạn, điều này chứng tỏ doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ cũng như tiền hàng cho người bán mà không đợi đi vay từ bên ngoài.

+ Các khoản phải thu:

Các khoản phải thu có sự biến động mạnh trong năm 2013 và năm 2014. Cụ thể như sau, năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012 là 28.63% tương ứng với giá trị 593,540,089 đồng. Nhưng sang năm 2014 tăng mạnh so với năm 2013 là 31.74% tương ứng 964,006,867 đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn cũng chính là khoản tiền phải thu của khách hàng. Năm 2014 các khoản phải thu tăng mạnh cho thấy doanh nghiệp quản lý các khoản thu hồi nợ của khách hàng khá tốt và cho thấy doanh nghiệp tự chủ hơn về tài chính.

+ Hàng tồn kho:

Nhìn chung hàng tồn kho giảm mạnh vào năm 2013 và tăng nhẹ vào năm 2014. Cụ thể, vào năm 2013 hàng tồn kho tăng so với năm 2012 là 142.02% ứng với 439,818,877 đồng. Qua năm 2014 tăng nhẹ trở lại so với năm 2013 là 9.69% ứng với 33,236,160 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp đã biết phân bổ được nguồn hàng dự trữ hợp lý, dự trữ lượng hàng bao nhiêu là vừa đủ để chi phí hàng tồn kho là thấp nhất, có lợi nhất cho doanh nghiệp.

+ Tài sản ngắn hạn khác:

Cũng giống như hàng tồn kho tài sản ngắn hạn khác có sự giảm mạnh vào năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính và dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính tại công ty tnhh bao bì hoàng việt vina​ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)