ĐVT: VND NGUỒN
VỐN 2012 2013 2014
Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng
(giảm) % 2013 2014 2013 2014 A. Nợ phải trả 3,881,624,088 2,346,354,813 2,650,256,891 -1,535,269,275 303,902,078 -65.43 11.47 I. Nợ ngắn hạn 3,399,484,088 2,114,294,813 2,650,256,891 -1,285,189,275 535,962,078 -60.79 20.22 2. Phải trả người bán 3,300,043,180 1,935,506,632 2,486,461,474 -1,364,536,548 550,954,842 -70.50 22.16 4. Thuế 58,290,908 95,888,181 65,495,417 37,597,273 -30,392,764 39.21 -46.40 5. Phải trả công nhân viên 41,150,000 82,900,000 98,300,000 41,750,000 15,400,000 50.36 15.67 II. Nợ dài hạn 482,140,000 232,060,000 / -250,080,000 -232,060,000 -107.8 / B.VCSH 2,021,996,894 2,282,466,225 2,804,145,367 260,469,331 521,679,142 11.41 18.60 I. VCSH 2,021,996,894 2,282,466,225 2,804,145,367 260,469,331 521,679,142 11.41 18.60 3. Vốn khác của CSH 1,900,000,000 1,900,000,000 1,900,000,000 0 0 0.00 0.00 10.LNST chưa phân phối 121,996,894 382,466,225 904,145,367 260,469,331 521,679,142 68.10 57.70 TỔNG NV 5,903,620,982 4,628,821,038 5,454,402,258 -1,274,799,944 825,581,220 -27.54 15.14
(NguồnBáo Cáo Tài chính Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa)
Từ bảng 2.4 thống kê tình hình biến động và nguồn vốn giai đoạn 2012-2014, cho ta thấy tổng nguồn vốn biến động mạnh trong năm 2013 và năm 2014. So với năm 2012 thì tổng nguồn vốn năm 2013 giảm mạnh tới 27.54% ứng với 1,274,799,944 đồng. Nguyên nhân của sự giảm này là do nợ phải trả giảm mạnh tới 65.43% so với năm 2012 mặc dù vốn chủ sở hữu tăng nhưng do khoản mục này chiếm tỷ trọng nhỏ nên mô hình chung tổng nguồn vốn năm 2013 giảm mạnh. Đột ngột qua năm 2014 có sự tăng nhẹ trở lại so với năm 2013 là 15.14% ứng với 825,581,220 đồng, tuy nhiên tổng nguồn vốn vẫn thấp hơn năm 2012.
Nợ phải trả:
Từ bảng 2.4 Nợ phải trả có sự biến động mạnh trong năm 2013 và năm 2014. Năm 2013 nợ phải trả giảm mạnh so với năm 2012 là 65.43% ứng với 1,535,269,275 đồng. Qua năm 2014 đột ngột tăng nhẹ trở lại so với năm 2013 là 11.47% ứng với 303,902,078 đồng.
+ Nợ ngắn hạn:
Cũng như khoản mục nợ phải trả thì nợ ngắn hạn có sự biến động mạnh giảm mạnh vào năm 2013 rồi đột ngột tăng nhẹ vào năm 2014. Cụ thể, năm 2013 giảm 60.79% tương ứng với 1,285,189,275 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân của sự giảm mạnh nợ ngắn hạn trong năm 2013 là do tiền phải trả cho người bán giảm tới 1,364,536,548 đồng ứng với tỷ lệ 70.50%, các khoản mục còn lại trong nợ ngắn hạn có sự tăng nhẹ nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên ảnh hưởng không đáng kể tới nợ ngắn hạn. Nhưng qua năm 2014, nợ ngắn hạn tăng nhẹ trở lại với tỷ lệ 20.22% ứng với 535,962,078 đồng. Nguyên nhân của sự tăng nhẹ trở lại vào năm 2014 do lượng tiền chi trả cho người bán tăng mạnh và yếu tố khác làm cho nợ ngắn tăng do qui mô công ty mở rộng, do đó số lượng nhân viên tăng lên nên việc chi trả tiền lương tăng lên. Cho thấy doanh nghiệp đang từng bước khẳng định mình.
+ Nợ dài hạn:
Mô hình chung tài khoản nợ dài hạn của công ty có sự giảm mạnh dần qua các năm 2012-2013-2014, đặc biệt đến năm 2014 công ty đã trả hết số nợ dài hạn. Cụ thề năm 2013 nợ dài hạn giảm đến 107.77% ứng với 250,080,000 đồng. Điều này chứng tỏ công ty đã chú ý tới các khoản nợ dài hạn để giảm bớt chi phí.
* Vốn chủ sở hữu:
Nhìn chung vốn chủ sở hữu có sự tăng dần đều từ năm 2012-2014. Vào năm 2013 vốn chủ sở hữu tăng nhẹ so với năm 2012 là 11.41% ứng với 260,469,331 đồng, đến năm 2014 vẫn tăng so với năm 2013 là 18.60% ứng với 521,679,142 đồng. Nguyên nhân làm cho vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm là do lợi nhuận chưa phân phối tăng mạnh vào các năm 2013 và năm 2014, cụ thể năm 2013 tăng 68.10% (260,469,331 đồng) so với năm 2012 và năm 2014 tăng 57.70% (521,679,142 đồng) so với năm 2013, còn các khoản mục còn lại không thay đổi. Điều này chứng tỏ công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
2.2.1.1.2. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn
Về kết cấu tài sản: