Giá vốn bán hàng là toàn bộ chi phí để tạo ra một thành phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trược tiếp và chi phí sản xuất chung.
Giá vốn hàng bán: phản ánh toàn bộ chi phí để mua hàng hóa hoặc để sản xuất lô hàng đó.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, GVHB thực chất là tổng chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra để sản xuất khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá thành sản xuất sản
phẩm. Khi so sánh cần so sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu này với tốc độ của doanh thu thuần.
Ngoài nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ và dịch vụ cung ứng, sự biến thiên giá vốn còn là do sự thay đổi của giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm tiêu thụ. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sẽ làm cho tốc độ tăng giá vốn hàng bán thấp hơn tốc độ tăng doanh thu. Vì vậy giải pháp đối với giá vốn hàng bán có hai vấn đè chính là giá thành sản phẩm và khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
Giá thành sản phẩm:
Do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong chi phí giá thành sản xuất nên bất cứ sự biến động của giá cả nguyên liệu đều ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh..Do đó, cần phải lựa chọn nhà cung ứng thích hợp.
Lựa chọn nguồn cung cấp vật tư thích hợp:
Để lựa chọn nhà cung cấp tốt, cần làm các công việc sau:
- Phát triển và duy trì các nguồn cung cấp bền vững.
- Đề ra những chiến lược và chiến thuật thích hợp.
- Phân tích, đánh giá các nhà cung cấp cẩn thận, đảm bảo các nhà cung cấp được chọn đạt các yêu cầu đề ra.
- Quyết định dùng đấu thầu cạnh tranh hay đàm phán là phương pháp để chọn nguồn cung cấp.
- Lựa chọn được nhà cung cấp thích hợp.
- Quản lý nhà cung cấp đã được lựa chọn để đảm bảo họ luôn giao hàng đúng chất lượng, kịp thời gian, với giá cả hợp lý.
Đối với lĩnh vực sản xuất như công ty thì việc chủ động trước nguồn nguyên liệu đầu vào là một điều rất cần thiết vì giá cả hiện nay luôn biến động một cách bất thường. Công ty cần có cán bộ chuyên môn về nghiên cứu thị trường nhằm tìm ra nguồn cung cấp tốt nhất với số lượng và giá cả phù hợp. Nhân viên này cần phải am hiểu thị trường, như vậy mới có thể xác định được giá mua và chất lượng nguyên liệu một các chính xác.
Công ty có thể chủ động giảm được giá mua bằng việc lựa chọn nguồn cung cấp với giá thấp nhất. Ngoài ra công ty cần phải hết sức lưu ý đến các chi phí mua bao gồm các chi phí như vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho... Công ty cần phải cân nhắc sao cho giá mua và chi phí mua là tối ưu nhất. Tránh tình trạng tìm ra được nguồn hàng với giá mua rẻ mà chi phí mua cao. Do đó, công ty cần lựa chọn địa điểm mua hàng, phương tiện vận chuyển, bảo quản nguyên liệu vật tư sao cho tối thiểu hoá được chi phí.
Trong công tác xây dựng cần khuyến khích nhân công sử dụng triệt để, tiết kiệm các nguồn nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ để đưa vào sản xuất. Nếu sử dụng không hết cần thì bảo quản để có thể tái sử dụng cho các lô hàng khác. Bên cạnh đó công ty cần lập một định mức tiêu hao hợp lý và quản lý dựa trên cơ sở đó.
Sản lƣợng tiêu thụ:
Để sản phẩm của công ty có thể tiệu thụ tốt phải kể đến các yếu tố sau:
Thị trƣờng:
Doanh nghiệp là một tác nhân trên thị trường nên việc nghiên cứu thị trường là tất yếu. Có thể nói thị trường là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp cần phải tập trung vào công tác nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để đề ra những chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp tiến hành thành lập và tiến hành các kế hoạch kinh doanh, các chính sách thị trường. Thị trường không phải là bất biến mà luôn biến động, thay đổi không ngừng. Do đó, nghiên cứu thị trường phải tiến hành một cách thường xuyên.
Thành lập tổ chuyên trách công tác nghiên cứu thị trường như một bộ phận trực thuộc phòng kinh doanh: đối với công ty hoạt động ngiên cưú thị trường do phòng kinh doanh phụ trách. Nhưng công việc này đòi hỏi tiến hành một cách tỉ mỉ, mất nhiều thời gian nhưng số lương nhân viên lại ít. Do vậy sẽ rất khó để làm tốt các công việc này. Hơn nữa với tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường cần phải đầu tư riêng về nhân sự và tài chính.
Thực hiện tốt kế hoạch xây dựng chiến lược thị trường: chiến lược yhij trường là một bộ phận hình thành của một chiến lược phát triển kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Thực chất của chiến lược thị trường là việc phân tích, đánh giá về mặt lượng và mặt chất của từng loại thì trường, các loại nhu cầu của từng loại thị trường để xác định cho được những loại thị trường có triển vọng nhất, có khả năng thanh toán phù hợp với khả năng thanh toán của doanh nghiệp và đạt hiệu quả cao.
- Khi xây dựng chiến lược thị trường của doanh nghiệp phải nhầm thực hiện tốt hai mục tiêu sau:
+ Đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường hay khách hàng về mặt hàng, khối lượng hàng hóa của từng loại mặt hàng với khối lượng và giá cả thích hợp.
+ Đảm bảo cho doanh nghiệp giành được thắng lợi trong cạnh tranh và đạt hiệu quả.
Chất lƣợng – mẫu mã sản phẩm:
Một số nghiên cứu chi ra rằng có tới 85% khách hàng mua sản phẩm là do những động lực thúc đẩy nhất thời. Vậy làm thế nào để tăng động lực thúc đẩy đó? Bạn có thể nhận thấy bao bì sản phẩm là thứ duy nhất hữu hình mang thương hiệu tiếp cận tới người tiêu dùng. Do đó mà hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay đều đầu tư vào in ấn bao bì.
Theo đánh giá của các tổ chức nghiên cứu kinh tế thế giới, những năm gần đây tại các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) mức độ đầu tư cho bao bì mẫu mã bắt đầu tăng mạnh. Hai sản phẩm có chất lượng như nhau – thành phần ghi trên bao bì, được trưng bày trên kệ hàng, thì sản phẩm nào bao bì đẹp hơn, thu hút được khách hàng hơn và doanh số bán ra gấp 2,6 lần so với sản phẩm bên cạnh. Thậm chí khách hàng cũng không hề đọc nội dung trên bao bì để biết được chất lượng hai sản phẩm giống nhau. Tổng kết lại nghiên cứu này, họ đưa ra đánh giá – bao bì đóng góp đến 45% vào mức tăng doanh số đó.
Còn một dữ kiện trong nghiên cứu này chưa công bố trên đây đó là: Giá của sản phẩm có bao bì được đầu tư làm mới cao hơn 10% so với sản phẩm còn lại để so sánh. Chính vì thế nên các thương hiệu lớn của nước ta luôn luôn cho ra nhiều sản phẩm mới, tên gọi mới, nhưng chất lượng không thay đổi, họ chỉ thay đổi mẫu mã bao bì mà vẫn bán được giá cao hơn. Đầu tư cho bao bì không chỉ để cạnh tranh trong nước, mà còn để xuất khẩu và cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Cách đây 2 năm đại diện phòng Thương mại và công nghiệp Đức tại Việt Nam từng đưa ra nhận định, khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ, chắc chắn có một “cuộc chiến bao bì” giữa các công ty. Thực tế lúc đó “cuộc chiến bao bì” chưa xảy ra, đến thời điểm này đã bắt đầu và bùng phát mạnh mẽ từ năm 2012 trở đi. Bởi lẽ giờ đây, chúng ta đã hiểu được tầm quan trọng của bao bì trong việc ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Xin viết lại câu tục ngữ của người Việt: “Tốt gỗ không thể xấu nước sơn”.
Để làm tốt điều này công ty cần phải thực hiện:
- Lãnh đạo nên quan tâm đến đời sống công nhân viên hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi về vật chất như chất lượng bữa ăn cho công nhân đảm bảo dinh dưỡng, cải thiện về điều kiện vệ sinh lao động nơi làm việc, các điều kiện bảo hộ an toàn lao động cho công nhân làm việc nặng như xếp hàng, bốc vác,…
- Đưa ra quy chế bắt buộc công nhân viên tuân thủ đúng kỷ luật lao động để tạo ra tính nghiêm túc trong công việc tránh chây lười ỷ lại làm hiệu quả công việc không cao. Tuy nhiên công ty cũng cần có các chính sách thi đua nâng cao năng suất giữa các liên và tổ đội. Đồng thời có các phần thưởng xứng đáng để khích lệ nổ lực của họ.
- Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó sắp xếp theo khả năng trình độ của mỗi người để có thể phát huy thế mạnh của mỗi người một cách tốt nhất.
Thêm vào đó công tác chi trả lương cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tâm lý người lao động. Do đó kế toán cần phải hạch toán chính xác và đầy đủ các khoản như trợ cấp, các khoản bảo hiểm. Thanh toán các khoản này đúng thời hạn và đầy đủ để đảm bảo quyền lợi của người lao động là được hưởng tối đa. Chỉ có một đội ngũ cán bộ, nhân viên thông thạo nghiệp vụ chuyên môn, giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công ty đứng vững trên thị trường và không ngừng phát triển.
Thời gian dự kiến thực hiện giải pháp trên trong vòng khoảng 1 năm báo cáo tài chính (từ 01/01 đến 31/12).