5. Bố cục của luận văn
1.2.2. Các nhân tố khách quan
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại được coi như một chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực kinh tế khác nhau trong nền kinh tế. Do vậy, sự tác động ổn định hay bất ổn định, tăng nhanh hay chậm chạp của nền kinh tế đều tác động mạnh mẽ đến hoạt động của Ngân hàng. Rõ ràng hoạt động kinh
doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của Ngân hàng luôn gắn với môi trường kinh doanh. Môi trường này gồm:
- Pháp luật, chính sách Nhà nước:
Chính sách huy động vốn của NHTM chịu tác động trực tiếp từ các bộ luật cũng như các chính sách của nhà nước như luật các tổ chức tín dụng, luật ngân hàng nhà nước, các văn bản pháp lý về ngân hàng, chính sách tài chính tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái,...
- Các yếu tố về kinh tế - xã hội:
Tình hình chính trị ổn định hay bất ổn, chính sách ngoại giao mở rộng hay thắt chặt và các quan hệ hợp tác song phương, đa phương đều ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của NHTM trong đó có công tác huy động vốn. Chính trị ổn định, chính sách ngoại giao mở rộng kích thích đầu tư nước ngoài, tăng cường hợp tác với các nước có nền kinh tế phát triển tạo cơ hội thiết lập quan hệ với các tổ chức tài chính lớn như IMF, WB, ADB,WTO v.v...từ đó đem lại cho NHTM nhiều thời cơ và thách thức mới.
Trong điều kiện kinh tế có chiều hướng suy thoái, giá cả và sức mua của tiền tệ diễn biến phức tạp, lạm phát đạt đỉnh rồi lại có chiều hướng giảm phát, người dân không còn tin vào các ngân hàng, họ tiến hành tích trữ vàng, ngoại tệ mạnh hoặc các tài sản giá trị khác nhằm mục đích an toàn tài sản. Ngược lại, nền kinh tế phát triển ổn định với tỷ lệ lạm phát hợp lý thì người dân sẽ có cái nhìn lạc quan hơn và có xu hướng gửi tiền vào các ngân hàng thương mại làm cho nguồn vốn ngân hàng tăng lên.
- Các nhân tố thuộc về khách hàng: + Thu nhập của dân cư:
Thông thường, thu nhập GDP bình quân trên một người dân càng cao thì khả năng thu hút tiền gửi của các ngân hàng càng lớn.
Trên thực tế nếu người dân thấy được tài sản của họ cho dù không nằm dưới quyền sử dụng của họ mà vẫn an toàn, đồng thời mức sinh lời của tài sản
được đảm bảo, các giao dịch qua ngân hàng thuận tiện và nhanh chóng thì xu hướng tích trữ của cải dưới dạng hiện vật và tiền mặt sẽ giảm.
+ Tâm lý của người gửi tiền:
Mặc dù có thói quen tiết kiệm nhưng tâm lý thích tiêu tiền mặt và cất trữ tiền ở nhà đã làm cho một lượng vốn lớn của xã hội bị tích trữ dưới dạng tiền chết. Mặt khác, những đổ vỡ của hệ thống tín dụng và sự thiếu ổn định của nền kinh tế trong quá khứ đó làm giảm lòng tin của dân chúng.
Ngoài ra dịch vụ NH đôi khi vẫn còn khá xa lạ với một bộ phận dân cư, muốn vực lại niềm tin của người dân, ngoài những biện pháp vĩ mô của Nhà nước, thì bản thân các NH cần củng cố uy tín, mở rộng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của mình một cách hiệu quả, đồng thời cũng phải tìm cách đưa hình ảnh của chính mình đến gần với người dân
Tóm lại, hoạt động huy động vốn của ngân hàng chịu sự tác động của tổng hòa giữa yếu tố khách quan và chủ quan mang tính vi mô và vĩ mô. Trên đây chỉ là những yếu tố chính, đáng kể nhất khi NHTM xem xét, đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn của mình