5. Bố cục của luận văn
4.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP An Bình
Ngân hàng TMCP An Bình nên tạo sự chủ động cho các chi nhánh trực thuộc sự tự chủ nhất định trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, sự kiểm soát về mặt tổ chức, nhân sự, kiểm tra, thanh tra các mặt về tình hình kinh doanh, các tỷ lệ an toàn đối với tài sản, khả năng đảm bảo an ninh kho quỹ cần thực hiện chặt chẽ hơn. Đồng thời, Ngân hàng cũng cần thực hiện giám sát từ xa với các chi nhanh để kịp thời can thiệp khi có vấn đề nảy sinh.
Việc đưa ra các chỉ tiêu về kế hoạch hoạt động, đặc biệt là hoạt động huy động vốn cho các chi nhánh cần có sự cân nhắc, tính toán cẩn trọng dựa trên cơ sở phân tích tiềm năng thị trường, thế mạnh và hạn chế của chi nhánh.
Cập nhật thường xuyên các sản phẩm mới trên hệ thống Cẩm nang ABBANK để các cán bộ trong toàn thể hệ thống ngân hàng nắm bắt kịp thời các sản phẩm, các cơ chế điều hành về huy động vốn trong từng thời kỳ, đảm bảo việc triển khai các sản phẩm được nhanh chóng đến khách hàng.
KẾT LUẬN
Có thể nói, ABBANK nói chung và ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh nói riêng trong những năm qua đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu vốn cho đầu tư phát triển tại địa phương.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, vấn dề huy động vốn của ngân hàng còn nhiều khó khăn do phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt đến từ các NHTM, TCTD, các công ty bảo hiểm, các công ty chứng khoán… Do đó vấn đề quản lý huy động vốn của ngân hàng ngày càng được quan tâm chú trọng. Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý huy động vốn của ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2017, luận văn đã cố gắng đi sâu phân tích những vấn đề tồn tại yếu kém và nguyên nhân của chúng trong công tác quản lý huy dộng vốn của chi nhánh. Từ đó, tôi đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý huy động vốn của ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh trong thời gian tới. Những giải pháp đó là: Nâng cao chất lượng phân tích, đánh giá thông tin; Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức cán bộ; Nâng cao chất lượng cán bộ; Tăng cường công tác Maketing trong ngân hàng; Đầu tư, đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại vào hoạt động của ngân hàng.
Trong quá trình thực hiện thực hiện luận văn, chắc chắn còn một số thiếu sót, cả về nội dung và hình thức. Tôi kính mong các thầy giáo cô giáo trong quá trình phản biện và đánh giá, sẽ góp ý cụ thể để cho tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính của ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh các năm 2015, 2016, 2017.
2. Báo cáo tổng kết của ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh các năm 2015, 2016, 2017.
3. Báo cáo thường niên của ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh các năm 2015, 2016, 2017.
4. Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK), Báo cáo thường niên năm 2015, 2016, 2017
5. Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK), Kế hoạch kinh doanh năm 2015, 2016, 2017
6. Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam (Luật số 47/2010/QH12).
7. Thông tư 42/2011/TT-NHNN quy định về cấp tín dụng hợp vốn của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành (năm 2011)
8. Lê Thị Hồng Nhung (2014), Hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Phú Thọ, Luận văn Thạc sỹ trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.
9. Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.
10. Nguyễn Văn Tiến (2009),Giáo trình Tài chính - Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê.
11. Một số website:
http://www.baobacninh.com.vn http://www.thoibaonganhang.vn https://www.abbank.vn
PHỤ LỤC 1
PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
Phiếu điều tra này là một phần trong đề tài nghiên cứu “Quản lý huy động vốn tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Bắc Ninh” của học viên Nghiêm Thị Phượng thuộc lớp Cao học Quản lý kinh tế - Trường Ðại học kinh tế và quản trị kinh doanh - Ðại học Thái Nguyên. Kết quả điều tra sẽ chỉ sử dụng vì mục đích khoa học của đề tài nghiên cứu. Thông tin về người được xin ý kiến đánh giá sẽ được giữ kín và chỉ được công bố khi có sự đồng ý của người đó.
PHẦN 1: THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ÐƯỢC XIN Ý KIẾN ÐÁNH GIÁ
Họ và tên: ……….. Địa chỉ: Phường/xã ………..., huyện ……….
Tỉnh/ thành phố ………. Độ tuổi:
Dưới 25 tuổi Từ 25 tuổi đến 40 tuổi Từ 40 tuổi đến 55 tuổi Từ 55 tuổi đến 65 tuổi Trên 65 tuổi
Nghề nghiệp:
Công chức nhà nước
Cán bộ nhân viên doanh nghiệp Nghỉ hưu
PHẦN 2: Ý KIẾN CỦA KHÁCH HÀNG VỀ SẢN PHẨM DỊCH VỤ TIỀN GỬI Nội dung điều tra Mức độ đánh giá Đánh giá của
KH 1. Số lần sử dụng sản phẩm tiền
gửi tại chi nhánh.
+ Một lần
+ Thường xuyên
+ Không thường xuyên
2. Nguồn tiếp cận thông tin về sản phẩm tiền gửi tại chi nhánh.
+ Bạn bè giới thiệu
+ NV ngân hàng tư vấn
+ Website của ngân hàng
+ Quảng cáo, tờ rơi
3. Mục đích sử dụng tiền nhàn rỗi của khách hàng.
+ Gửi tiết kiệm
+ Đầu tư vào lĩnh vực khác. 4. Loại tiền gửi
+ Nội tệ + Ngoại tệ + Vàng 5. Kỳ hạn gửi + Không kỳ hạn + Kỳ hạn < 12 tháng + Kỳ hạn từ 12 - 24 tháng + Kỳ hạn > 24 tháng 6. Vấn đề khách hàng quan tâm khi gửi tiền tại ngân hàng.
+ Lãi suất
+ Uy tín của ngân hàng
+ Thái độ phục vụ của nhân viên 7. Khách hàng có lựa chọn sản
phẩm của ABBANK lần sau không?
+ Chắc chắn có
+ Chưa chắc chắn
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TIỀN GỬI TẠI ABBANK BẮC NINH
Chỉ tiêu Đánh giá của khách hàng Rất tốt 5 điểm Tốt 4 điểm Đạt yêu cầu 3 điểm Thiếu sót 2 điểm Kém 1 điểm
1. Thái độ phục vụ của nhân viên
2. Sản phẩm, dịch vụ đa dạng
3. Lãi suất hấp dẫn, linh họa
4. Quy trình thủ tục liên quan đến
việc gửi tiền đơn giản, thuận tiện
5. Việc đáp ứng nhu cầu vốn trước hạn nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng (Rút tiền trước hạn, vay cầm cố chiết khấu)
6. Thời gian giao dịch trong ngày
thuận tiện
7. Mạng lưới, địa điểm giao dịch