5. Bố cục của luận văn
3.2.2. Thực trạng quản lý huy động vốn của ABBANK Bắc Ninh
3.2.2.1. Thực trạng Lập kế hoạch huy động vốn
Quy trình Lập kế hoạch huy động vốn ở ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh có thể thấy thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.2: Quy trình lập kế hoạch nguồn vốn của ABBANK chi nhánh Bắc Ninh
ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh cũng thực hiện công tác lập kế hoạch nguồn vốn theo đúng quy trình lập kế hoạch chung:
Bước 1: Nghiên cứu - dự báo và thiết lập các tiền đề
Sau khi nghiên cứu và dự báo về thị trường mục tiêu, về các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài và cả bên trong ngân hàng, ngân hàng đã xác định được
Kết quả: Xác định được các căn cứ xây dựng kế hoạch nguồn vốn Kết quả: Xác định được các mục tiêu cần đạt được
Xác định được chỉ tiêu tổng nguồn vốn cuối kỳ KH
Xây dựng được KH, bảo vệ KH
Phê duyệt KH và thông báo các chỉ tiêu
Nghiên cứu – dự báo và thiết lập các tiền đề
Thiết lập các mục tiêu
Xây dựng các phương án
Đánh giá các phương án và lựa chọn phương án tối ưu
Ra quyết định và thể chế hóa quyết định
căn cứ để xây dựng kế hoạch nguồn vốn: Kế hoạch nguồn vốn được xây dựng dựa trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn và tình hình cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội, dân cư trên địa bàn.
Bước 2: Thiết lập các mục tiêu:
Sau khi xác định được căn cứ để xây dựng kế hoạch nguồn vốn, ngân hàng cũng xác định được các mục tiêu chính của kế hoạch nguồn vốn:
Tăng nguồn vốn huy động từ dân cư, giảm tối đa nguồn tiền gửi huy động, và tiền vay từ các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính khác.
Tăng thị phần của ngân hàng so với các ngân hàng khác trong địa bàn hoạt động.
Thu hút ngày càng nhiều khách hàng tiềm năng và giữ chân các khách hàng cũ.
Và một số mục tiêu khác như tăng uy tín của ngân hàng, phát triển thương hiệu của ngân hàng …
Bước 3: Xây dựng các phương án, và các kế hoạch
Cách lập kế hoạch nguồn vốn:
Nguồn vốn trong kỳ kế hoạch phải đảm bảo cả phần sử dụng vốn để tăng trưởng dư nợ, lập quỹ an toàn chi trả và phần thừa, thiếu vốn kế hoạch:
Tổng NV cuối kỳ kế hoạch = Tổng dư nợ cuối kỳ kế hoạch + Quỹ an toàn chi trả + Thừa vốn kế hoạch
Hoặc:
Tổng NV cuối kỳ kế hoạch = Tổng dư nợ cuối kỳ kế hoạch + Quỹ an toàn chi trả - Thiếu vốn kế hoạch
Bước 4: Đánh giá các phương án và lựa chọn phương án tối ưu.
Sau bước 3, sẽ xác định được chỉ tiêu Tổng nguồn vốn cuối kỳ kế hoạch. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào Tổng dư nợ cuối kỳ, Quỹ an toàn chi trả và chỉ tiêu thừa, thiếu vốn kế hoạch. Chỉ tiêu thừa, thiếu vốn kế hoạch là chỉ tiêu đảm bảo cân đối trong suốt kỳ kế hoạch. Giám đốc Sở giao dịch, Chi nhánh cấp I trong
quá trình điều hành kế hoạch kinh doanh phải duy trì thường xuyên chỉ tiêu này theo nguyên tắc: Thừa vốn thực tế ≥ thừa vốn kế hoạch; thiếu vốn thực tế ≤ thiếu vốn kế hoạch. Vậy kế hoạch nào thoả mãn được nguyên tắc trên và đạt được các mục tiêu đặt là kế hoạch tối ưu.
Sau khi xác định được kế hoạch, cần phải tổ chức bảo vệ kế hoạch: Hàng năm, Giám đốc chi nhánh bảo vệ kế hoạch với Tổng giám đốc ABBANK hoặc người được Tổng giám đốc uỷ quyền.
Việc tổ chức bảo vệ kế hoạch được thực hiện tại Trụ sở chính hoặc theo vùng, tại từng địa phương sau đó được tổng hợp cân đối chung toàn quốc làm căn cứ để trình Hội đồng quản trị phê duyệt.
Bước 5: Ra quyết định và thể chế hoá quyết định:
Sau khi xác định được kế hoạch nguồn vốn của mình, và bảo vệ thành công kế hoạch đó trước ban lãnh đạo. Kế hoạch đó sẽ được trình lên Hội đồng quản trị.
Trình tự lập kế hoạch.
Thứ nhất là Thông báo số kiểm tra.
Số kiểm tra kế hoạch kinh doanh năm: Trước ngày 31/10 năm hiện hành, Trụ sở chính thông báo số kiểm tra kế hoạch kinh doanh năm kế hoạch cho chi nhánh để làm căn cứ xây dựng kế hoạch kinh doanh năm chuẩn bị việc bảo vệ kế hoạch kinh doanh đối với Trụ sở chính.
Số kiểm tra kế hoạch kinh doanh quý được thực hiện:
Bằng chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh Tổng giám đốc đã thông báo quý trước (bao gồm cả các chỉ tiêu điều chỉnh trong quý hiện hành ) cho đến khi được thông báo chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh chính thức quý tiếp theo.
Thứ hai là trình tự lập kế hoạch dài hạn và kế hoạch năm
Căn cứ vào chiến lược kinh doanh dài hạn của ABBANK; định hướng kinh doanh hàng năm của Hội đồng quản trị; chỉ tiêu kiểm tra của Trụ sở chính, chi nhánh xây dựng kế hoạch kinh doanh gửi trụ sở chính, kèm theo các bản
thuyết minh giải trình rõ tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh kỳ trước, dự kiến kỳ kế hoạch.
Bảng 3.7: Kế hoạch huy động vốn tại ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh (giai đoạn 2015 - 2017)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng tiền gửi huy động 1.241.276 1.365.568 1.517.934
Theo kỳ hạn
- Tiền gửi không kỳ hạn 276.859 290.233 337.944 - Tiền gửi có kỳ hạn 964.417 1.075.335 1.179.989
Theo thành phần kinh tế
- Tiền gửi dân cư 552.006 661.049 702.361 - Tiền gửi của các TCKT 661.878 675.966 786.850 - Tiền gửi của TCTD khác 27.392 28.552 28.723
(Nguồn: Kế hoạch kinh doanh của ABBANK chi nhánh Bắc Ninh)
Kế hoạch huy động vốn của ABBANK chi nhánh Bắc Ninh trong những năm qua được xây dựng căn cứ trên định hướng phát triển của Hội đồng quản trị ABBANK, tình hình phát triển kinh tế xã hội và căn cứ trên tình hình thực hiện kế hoạch của các năm trước. Nhìn chung trong giai đoạn 2015 - 2017, kế hoạch huy động vốn của ABBANK chi nhánh Bắc Ninh được xây dựng cụ thể theo kỳ hạn huy động và thành phần kinh tế để làm cơ sở thực hiện được chi tiết, cụ thể.
Thứ ba là trình tự đăng ký kế hoạch quý.
Căn cứ vào tình hình cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn cuối quý trước, tiến độ thực hiện kế hoạch năm, Giám đốc Chi nhánh đăng ký kế hoạch kinh doanh quý gửi Trụ sở chính, trong đó phải giải trình rõ tình hình thực hiện quý trước, dự kiến quý kế hoạch, và các giải pháp chủ yếu để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch.
3.2.2.2. Thực trạng Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động huy động vốn
Sau khi nhận kế hoạch hàng năm đối với chi nhánh được Tổng Giám đốc phê duyệt, chi nhánh nhận được thông báo kế hoạch chính thức, chi nhánh xây dựng chính sách về hoạt động huy động vốn đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu Tổng giám đốc đã thông báo. Chi nhánh chủ động tìm các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nguồn vốn được giao, hiện tại ABBANK đang quản lý các chỉ tiêu Tổng vốn huy động và Tỷ lệ tiền gửi dân cư (được phân theo từng loại tiền tệ), cụ thể:
- Xây dựng chương trình hành động đưa kế hoạch vào thực hiện. Các bộ phận quản lý lên kế hoạch triển khai, ban Kế hoạch nguồn vốn có nhiệm vụ lập kế hoạch triển khai, trình Giám đốc xem xét quyết định kế hoạch triển khai. Trong kế hoạch triển khai nêu rõ những nội dung thực hiện, thời gian thực hiện, các nguồn lực được phân bổ, nhiệm vụ của từng đơn vị, cá nhân trong thực hiện kế hoạch.
- Chi nhánh đã tổ chức các đợt tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu dự thưởng mừng quốc khánh, năm mới, kỷ niệm ngày thành lập ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh cùng nhiều chương trình khác
- Đã tổ chức đào tạo tập huấn cho cán bộ quản lý chịu trách nhiệm tổ chức thực thi kế hoạch.
- Chỉ đạo thực hiện giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng cán bộ.
- Thực hiện họp giao ban hàng tháng tại trụ sở chính về nhiều nội dung, trong đó có nội dung về huy động vốn. Các cuộc họp giao ban tháng bao gồm thành phần: Giám đốc và các Phó giám đốc; trưởng các ban: Tài chính kế toán và ngân quỹ, Kế hoạch nguồn vốn, Nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch cụ, Khách hàng doanh nghiệp, Khách hàng cá nhân,...
- Bên cạnh đó ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh cũng đã tổ chức phát động thi đua về công tác huy động vốn nhân dịp chào mừng những ngày lễ lớn. Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích lớn.
Kết quả thực hiện kế hoạch huy động vốn của ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 3.8: Kết quả thực hiện kế hoạch huy động vốn tại ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh (giai đoạn 2015 - 2017)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Kế hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế hoạch Thực hiện TH/KH (%) Tổng tiền gửi huy động 1.241.276 1.275.746 103 1.365.568 1.400.730 103 1.517.934 1.571.892 104
Theo kỳ hạn
- Tiền gửi không kỳ hạn 276.859 282.396 102 290.233 293.135 101 337.944 344.703 102 - Tiền gửi có kỳ hạn 964.417 993.350 103 1.075.335 1.107.595 103 1.179.989 1.227.189 104
Theo thành phần kinh tế
- Tiền gửi dân cư 552.006 574.086 104 661.049 674.270 102 702.361 723.432 103 - Tiền gửi của các TCKT 661.878 673.720 102 675.966 697.622 104 786.850 819.162 104 - Tiền gửi của TCTD khác 27.392 27.940 102 28.552 28.838 101 28.723 29.297 102
Qua bảng số liệu trên, có thể thấy trong 3 năm qua, hoạt động huy động vốn của chi nhánh luôn vượt kế hoạch được đặt ra. Tỷ lệ thực hiện kế hoạch trong 3 năm đạt từ 102% - 104%. Việc chi nhánh hoàn thành vượt kế hoạch huy động vốn chứng tỏ kế hoạch đặt ra đã sát với tình hình thực tế và hiệu quả hoạt động của bộ phận nguồn vốn cũng như hiệu quả hoạt động điều hành của bộ máy quản lý.
Tuy nhiên, vốn vay trung và dài hạn lại nhiều hơn so với nguồn huy động vốn dài và trung hạn. Điều này có thể dẫn đến mất cân đối nguồn vốn giữa lượng huy động và nhu cầu sử dụng. Có thể so sánh để thấy rằng kế hoạch huy động và cho vay mà ABBANK giao cho chi nhánh là có sự phù hợp với nhau, chỉ tiêu về dư nợ cho vay thấp hơn rất nhiều so với huy động. Điều này chứng tỏ Chi nhánh lập kế hoạch huy động đã bám sát tình hình thực tế, tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cần bám sát vào tình hình kinh tế xã hội địa phương hơn nữa, đồng thời chi nhánh phải đưa ra các phương án, hình thức cho vay để thu hút các khách hàng. Chi nhánh cũng cần có sự kiểm tra, đánh giá sát sao hơn trong từng giai đoạn để kế hoạch được đảm bảo hoàn thành và tránh tình trạng ngân hàng bị mất cân đối về kì hạn huy động, cơ cấu vốn huy động chưa thực sự cân xứng và phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn về kì hạn.
3.2.2.3. Thực trạng Công tác kiểm tra, kiểm soát kế hoạch hoạt động huy động vốn
Hoạt động kiểm soát huy động vốn được lãnh đạo ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh đặc biệt quan tâm. Chủ thể trong kiểm soát huy động vốn gồm: Giám đốc và phó Giám đốc, bộ phận giúp việc, tham mưu là phòng nguồn vốn và phòng quản lý rủi ro của ngân hàng. Phòng nguồn vốn là đầu mối xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm soát thực hiện kế hoạch huy động vốn. Phòng nguồn vốn phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác như Phòng quản lý rủi ro, phòng kế toán kho quỹ để thực hiện vai trò đầu mối kiểm soát.
Hình thức kiểm soát huy động vốn: kết hợp cả kiểm soát thường xuyên và kiểm soát đột xuất. Kiểm soát thường xuyên theo định kỳ hoặc chương trình kế hoạch được xây dựng từ đầu năm là chủ yếu, tức là định kỳ hàng tháng, hàng quý các bộ phận, chi nhánh phải báo cáo chỉ tiêu huy động vốn đạt được cho phòng kinh doanh để phòng kinh doanh tổng hợp lập báo cáo gửi Ban giám đốc. Ngoài hình thức kiểm soát thường xuyên, lãnh đạo ngân hàng còn kiểm soát đột suất tại các điểm huy động và các chi nhánh, phòng giao dịch.
Nội dung kiểm soát huy động vốn chủ yếu là các chỉ tiêu huy động vốn của các đơn vị trong kỳ về quy mô và cơ cấu vốn huy động trong kỳ hoặc tại một thời điểm nhất định. Kiểm tra về việc thực hiện chấp hành lãi suất huy động; Kiểm tra về việc cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo.
Công cụ kiểm soát huy động vốn: là kế hoạch huy động vốn theo quý, việc thực hiện các văn bản chỉ đạo. Đây là nhiệm vụ có tính chất bắt buộc đối với các đơn vị và cá nhân trong bộ máy huy động vốn. Công cụ không thể thiếu của kiểm soát huy động vốn là chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn của các đơn vị, phòng giao dịch và từng cán bộ. Kết quả huy động vốn do các đơn vị báo cáo theo định kỳ cho phòng nguồn vốn để tổng hợp và phân tích lập báo cáo gửi Ban giám đốc. Kết quả thực hiện huy động vốn so với kế hoạch được giao là chỉ tiêu để giám sát hoạt động huy động vốn. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực hiện chương trình kiểm tra, đề xuất với Ban giám đốc thành lập đoàn kiểm tra các đơn vị, đối chiếu trực tiếp với khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro, giúp Ban giám đốc phân tích để có những giải pháp kịp thời can thiệp vào quá trình huy động vốn.
Bảng 3.9: Tình hình kiểm soát hoạt động huy động vốn tại ABBANK chi nhánh Bắc Ninh qua các năm từ 2015 - 2017
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng số cuộc kiểm tra, kiểm soát nội
bộ tại chi nhánh 125 136 148
Số cuộc kiểm tra, kiểm soát nội bộ
về hoạt động huy động vốn 32 45 56
Số lần phát hiện vấn đề về tình hình
huy động vốn cần điều chỉnh 12 15 18
Tỷ lệ điều chỉnh (%) 37,50% 33,33% 32,14%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ABBANK Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2017)
Theo bảng 3.9 nêu trên, số lượng các cuộc kiểm soát hoạt động huy động vốn cũng như số lần điều chỉnh kế hoạch huy động vốn tại ABBANK chi nhánh Bắc Ninh qua các năm từ 2015 - 2017 có xu hướng tăng. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng của việc điều chỉnh kế hoạch huy động vốn qua các năm lại có xu hướng giảm (từ 37,5 % xuống còn 32,14%), điều này cho thấy chất lượng quản lý huy động vốn đã được nâng cao hơn, công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động huy động vốn cũng được lãnh đạo ngân hàng quan tâm hơn. Hàng năm, kết quả huy động vốn của chi nhánh luôn hoàn thành và vượt kế hoạch đạt ra cho thấy, nhờ có kết quả, đánh giá của bộ phận kiểm tra kiểm soát hoạt động huy động vốn mà Ban giám đốc của chi nhánh đã có những phân tích và đưa những giải pháp kịp thời can thiệp vào quá trình huy động vốn.Bên cạnh đó theo số liệu tại bảng 3.5, có thể thấy, hiện nay, mức độ huy động vốn của ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh đã và đang đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn còn mất cân đối về kì hạn huy động, cơ cấu vốn huy động chưa thực sự cân xứng và phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn về kì hạn. Do đó, kiểm soát của Ngân hàng càng chặt chẽ thường xuyên. Việc kiểm soát huy động vốn phải đi đôi với việc kiểm soát hoạt động sử dụng vốn để đảm bảo việc sinh lời cho ngân hàng.