Thức trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh bắc ninh (Trang 48 - 58)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1. Thức trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP An

Bắc Ninh

3.2.1. Thức trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Bắc Ninh Chi nhánh Bắc Ninh

Cũng giống như các NHTM khác trên địa bàn, đối tượng khách hàng chủ yếu của ABBANK chi nhánh Bắc Ninh là các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng khác. Đồng thời, hoạt động huy động vốn của ABBANK Bắc Ninh chủ yếu vẫn là hoạt động huy động vốn thông qua việc nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm.

Trong giai đoạn 2015 - 2017, tình hình kinh tế xã hội cả nước nói chung và Bắc Ninh nói riêng đã đi dần vào ổn định và có sự tăng trưởng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế cũng đã có sự phục hồi, do đó nhu cầu về sử dụng vốn của các cá nhân, tổ chức kinh tế đã dần có sự tăng lên.

3.2.1.1. Quy mô tiền gửi

Bảng 3.1: Quy mô tiền gửi huy động tại ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh (giai đoạn 2015 - 2017)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Qui mô vốn tiền

gửi huy động 1.275.746 1.400.730 1.571.892

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ABBANK chi nhánh Bắc Ninh)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, trong 3 năm qua, tình hình huy động vốn tiền gửi tại ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh có sự tăng trưởng tương đối đều qua các năm. Sau gần 10 năm đi vào hoạt động, hoạt động của chi nhánh đã ôn định hơn, cùng với sự biết đến của dân cư trên địa bàn, cũng như các chiến lược kinh doanh mà chi nhánh đề ra, tổng nguồn vốn tiền gửi huy động được của chi nhánh trong năm 2015 là 1.275.746 triệu đồng. Năm 2016, ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh đã mở thêm một phòng giao dịch (Phòng giao dịch Thuận Thành) nhằm mở rộng mạng lưới giao dịch, đồng thời với sự nỗ lực của toàn chi nhánh, cùng với việc đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ huy động tiền gửi linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, đã giúp tổng nguồn vốn tiền gửi huy động được của chi nhánh đạt 1.400.730 triệu đồng, tăng 124.983 triệu tương đương với 10% so với năm 2013. Năm 2017, gửi tiền tại ngân hàng vẫn là kênh đầu tư được đánh giá là hiệu quả và an toàn trong giai đoạn này, đây là cơ sở để chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động huy động nguồn vốn tiền gửi từ dân cư và với các chính sách ưu đãi hấp dẫn, tính đến hết năm 2017, nguồn tiền gửi huy động của chi nhánh đạt 1.571.892 triệu đồng, tăng 171.162 triệu tương đương với 12% so với năm 2013. Nguồn vốn tăng trưởng ổn định chính là cơ sở để triển khai các hoạt động kinh doanh của mình một cách thuận

lợi.

3.2.1.2. Cơ cấu tiền gửi

* Cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế:

Bảng 3.2: Quy mô tiền gửi huy động tại ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế (giai đoạn 2015 - 2017)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng tiền gửi huy động 1.275.746 1.400.730 1.571.892

Tiền gửi dân cư 574.086 674.270 723.432

Tiền gửi của các TCKT 673.720 697.622 819.162 Tiền gửi của TCTD khác 27.940 28.838 29.297

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ABBANK chi nhánh Bắc Ninh)

Năm 2015, tiền gửi của khách hàng dân cư là 574.086 triệu đồng, chiếm 45% tổng nguồn vốn tiền gửi. Năm 2016, nguồn tiền gửi dân cư đạt 674.270 triệu đồng, tăng 17% so với năm 2015 và chiếm 48% quy mô vốn tiền gửi. Năm 2017, nguồn tiển gửi dân cư đạt 723.432 triệu đồng chiếm 46% tổng vốn tiền gửi và tăng 7% so với năm 2017. Như vậy, tiền gửi huy động trong dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiền gửi của chi nhánh và tăng trong các năm kế tiếp. Để có được sự tăng trưởng như trên là do chi nhánh chú trọng việc phát triển ngân hàng bán lẻ cùng với đó là việc mở rộng mạng lưới hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, tỷ trọng và tỷ lệ tăng có xu hướng giảm giữa năm 2017 với 2016. Điều này do phương hướng phát triển theo mục tiêu giảm chi phí đầu vào tăng hiệu quả sử dụng vốn của ABBANK nói chung và ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh nói riêng.

Với mục tiêu giảm chi phí đầu vào tăng hiệu quả sử dụng vốn, nên ABBANK ngày càng chú trọng đến huy động mảng khách hàng doanh nghiệp thông qua việc có các chính sách ưu đãi và phát triển các dịch vụ ưu đã để tỷ trọng tiền gửi thanh toán trên tổng huy động cao (năm 2017, ABBANK đặt mục

tiêu duy trì tỷ trọng tiền gửi thanh toán trên 38%) góp phần giảm lãi suất huy động bình quân đầu vào. Với phương hướng huy động tiền gửi như trên, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng hơn 50% trong cơ cấu tiền gửi huy động được tại chi nhánh và cũng có sự gia tăng qua các năm, từ 673.720 triệu đồng năm 2015 lên 723.432 triệu đồng năm 2017, với tốc độ tăng trưởng trong các năm 2016, 2017 lần lượt là 4 % và 17%. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi của tổ chức kinh tế có sự tăng nhanh do ảnh hưởng từ sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh đã dần có sự phục hồi, đồng thời Bắc Ninh hiện nay là một trong các tỉnh phát triển nhất trên cả nước về các khu công nghiệp, thu hút được ngày càng nhiều các công ty có vốn nước ngoài và các công ty lớn trong nước đầu tư hoạt động trên điạ bàn. Tuy nhiên, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế lại không có thời gian cố định, lâu dài do đó tăng nguy cơ rủi ro cho trong quá trình huy động vốn của ngân hàng. Do đó, ABBANK chi nhánh Bắc Ninh cần lưu ý và giữ tỷ lệ huy động vốn từ nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế một cách hợp lý.

Tiền gửi của các TCTD chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn tiền gửi huy động của ABBANK chi nhánh Bắc Ninh, khoảng 2%. Nó tăng từ 27.940 triệu đồng năm 2015 lên 29.297 triệu năm 2017.

* Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền

Bảng 3.3: Quy mô tiền gửi huy động tại ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh theo loại tiền gửi (giai đoạn 2015 - 2017)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng tiền gửi huy động 1.275.746 1.400.730 1.571.892

VNĐ 1.256.161 1.341.946 1.528.297

Ngoại tệ quy VNĐ 19.585 58.784 43.595

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ABBANK chi nhánh Bắc Ninh)

chiếm 98% tổng nguồn vốn tiền gửi huy động được. Vốn huy động ngoại tệ quy đổi VNĐ đạt 19.585 triệu đồng, chiếm 2% nguồn vốn huy động.

Năm 2016, vốn bằng tiền gửi VNĐ huy động được là 1.341.946 triệu đồng, chiếm 96 % cơ cấu vốn tiền gửi. Vốn huy động ngoại tệ quy VNĐ đạt 58.784 triệu đồng, chiếm 4% nguồn vốn huy động.

Bước sang năm 2017, vốn tiền gửi bằng VNĐ huy động được là 1.528.297 triệu đồng, chiếm 97% tổng nguồn vốn tiền gửi huy động được. Vốn huy động ngoại tệ quy đổi VNĐ đạt 43.595 triệu đồng, chiếm 3 % nguồn vốn huy động.

Nhìn chung qua các năm vốn tiền gửi huy động bằng VNĐ đóng vai trò chủ chốt trong tổng cơ cấu nguồn tiền gửi của chi nhánh và tăng dần qua các năm. Bởi đồng Việt Nam luôn là đồng tiền giao dịch chính trong nước và lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất USD, EUR và các ngoại tệ khác, do đó luôn thu chủ yếu khách hàng gửi tiền VNĐ và do các chính sách hạn chế giao dịch ngoại tệ của NHNN.

- Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn

Bảng 3.4: Quy mô tiền gửi huy động tại ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh theo kỳ hạn gửi tiền (giai đoạn 2015 - 2017)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng tiền gửi huy động 1.275.746 1.400.730 1.571.892 - Tiền gửi không kỳ hạn 282.396 293.135 344.703 - Tiền gửi có kỳ hạn 993.350 1.107.595 1.227.189

-TGCKH>12 tháng 151.441 226.135 310.459

-TGCKH< 12 tháng 841.909 881.459 916.730

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ABBANK chi nhánh Bắc Ninh)

Dựa vào bảng cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn ta thấy tiền gửi có kỳ hạn qua các năm là loại chiếm chủ yếu trong cơ cấu tiền gửi. Trong đó tiền gửi có kỳ

hạn loại dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất, điều này là do tâm lý khách hàng không muốn gửi tiền dài hạn do không dự báo trước được biến động của lãi suất, mặt khác là để thuận tiện cho việc sự dụng tiền khi có nhu cầu phát sinh. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng trong ba năm qua tăng khá ổn định và chiếm hơn 75% nguồn vốn tiền gửi của chi nhánh.

Nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng của chi nhánh huy động có sự tăng trưởng ổn định qua các năm cả về tỷ trọng lẫn giá trị. Tính đến hết năm 2017, nguồn tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng đạt 344.703 triệu đồng, chiếm 22% nguồn tiền gửi. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định nên có thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh dài hạn của chi nhánh. Để tăng nguồn tiền gửi có kỳ hạn dài, trong những năm qua, chi nhánh đã đưa ra nhiều gói sản phẩm có nhiều kỳ hạn khác nhau như 12 tháng, 24 tháng… với mức lãi suất ưu đãi khá cao với từng kỳ hạn, cùng với đó là các chương trình khuyến mãi, tặng quà, bốc thăm trúng lớn nhằm kích thích nhu cầu gửi tiền của người dân.

3.2.1.3. Chi phí huy động nguồn vốn tiền gửi

Bảng 3.5: Quy mô tiền gửi huy động tại ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh theo kỳ hạn gửi tiền (giai đoạn 2015 - 2017)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Qui mô vốn tiền gửi huy động 1.275.746 1.400.730 1.571.892

Chi phí trả lãi 66.405 72.108 87.216

Tỷ suất chi phí trả lãi bình quân 5,21% 5,15% 5,55%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ABBANK chi nhánh Bắc Ninh)

Chi phí huy động bao gồm chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí nhân viên, chi phí trang thiết bị, chi phí quảng cáo, tiếp thị và các chi phí phi lãi khác. Năm 2015, chi phí trả lãi tiền gửi là 66.405 triệu đồng trên tổng tiền gửi huy động là 1.275.746 triệu đồng, tỷ suất chi phí bình quân là 5,21%, hay nói cách khác, để

huy động được 1 đồng tiền gửi thì chi phí mà chi nhánh phải bỏ ra bình quân là 0.0521 đồng chi phí trả lãi.

Năm 2016 chi phí trả lãi tiền gửi là 72.108 triệu đồng, tăng 9% so với năm 2015, tỷ suất chi phí trả lãi bình quân là 5,15%. Đến năm 2017, chi phí mà chi nhánh sử dụng để huy động 1.571.892 triệu đồng tiền gửi là 87.216 triệu đồng, tăng 21% so với năm 2016, tỷ suất chi phí trả lãi bình quân là 5,55%.

Sở dĩ, chi phí huy động vốn tại chi nhánh trong năm 2016, 2017 có xu hướng tăng là do lãi suất huy động tăng theo các dấu hiệu của thị trường, các ngân hàng cạnh tranh quyết liệt với nhau để có thể huy động đủ nguồn vốn, nên chi nhánh cũng phải tăng lãi suất huy động để giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng tới gửi tiền. Cùng với việc điều chỉnh lãi suất huy động hợp lý, chi nhánh còn chú trọng việc nâng cao chất lượng hoạt động, đa dạng hóa và tối ưu hóa sản phẩm tiền gửi nhằm thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng nên nguồn vốn tiền gửi chi nhánh huy động được cũng có sự tăng trưởng từ 10% - 12%, từ đó đáp ứng tốt nhu cầu vốn kinh doanh của chi nhánh.

3.2.1.4. Tương quan giữa tiền gửi huy động và cho vay

Qua phân tích ở trên cho thấy, bằng các sản phẩm huy động đa dạng, chất lượng dịch vụ luôn được đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh đã không ngừng mở rộng nguồn vốn huy động của mình, đưa số dư nguồn vốn tăng lên rõ rệt tạo điều kiện để chi nhánh mở rộng hoạt động cho vay của mình. Vấn đề huy động vốn không thể tách rời hoạt động sử dụng vốn của nó. Do đó, hiệu quả của việc sử dụng vốn tiền gửi được thể hiện rõ nhất qua hiệu quả của hoạt động cho vay tại chi nhánh.

Bảng 3.6: Tương quan tiền gửi huy động và dư nợ cho vay tại ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh (giai đoạn 2015 - 2017)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng vốn tiền gửi huy động 1.275.746 1.400.730 1.571.892

-Ngắn hạn 841.909 881.459 916.730 -Trung và dài hạn 433.838 519.270 655.162 Tổng dư nợ 835.549 1.075.568 1.294.649 -Ngắn hạn 399.375 478.919 602.919 -Trung và dài hạn 436.174 596.649 691.730 Phần dư 440.198 325.162 277.243 Tỷ lệ đáp ứng (%) 153% 130% 121%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ABBANK Chi nhánh Bắc Ninh)

Giai đoạn 2015 - 2017, chênh lệch giữa vốn tiền gửi và cho vay đều dương, điều này cho thấy nguồn vốn huy động tại chi nhánh là khá dồi dào, đáp ứng tốt nhu cầu cho vay, đặc biệt năm 2015, nguồn vốn tiền gửi huy động đáp ứng được đến 153% nhu cầu cho vay. Có thể thấy giai đoạn 2015 - 2017 nguồn vốn tiền gửi ngắn hạn huy động được đều đáp ứng tốt nhu cầu cho vay ngắn hạn của chi nhánh. Tuy nhiên, nguồn vốn trung và dài hạn huy động giai đoạn 2015 - 2017có sự tăng trưởng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay trung và dài hạn trong năm. Phần thiếu hụt này được bù đắp bởi phần dư tiền gửi ngắn hạn so với cho vay ngắn hạn.Điều này cho thấy, ngân hàng bị mất cân đối về kì hạn huy động, cơ cấu vốn huy động chưa thực sự cân xứng và phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn về kì hạn Việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho vay trung và dài hạn có thể dẫn tới nguy cơ rủi ro thanh khoản cho chi nhánh. Phần dư của tổng nguồn vốn tiền gửi so với tổng cho vay cũng khá lớn và được chi nhánh sử dụng để đầu tư vào các hoạt động sinh lời khác.

Nhìn chung, về phía chi ngân hàng, việc sử dụng vốn ngắn hạn tài trợ cho vay trung và dài hạn sẽ có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản, mặt khác, các hoạt động đầu tư sinh lợi khác có thể đem lại lợi nhuận cao nhưng không ổn định và không nên chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động sinh lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh bắc ninh (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)