Kinh nghiệm quản lý hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh bắc ninh (Trang 33)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - CN Bắc Ninh (BIDV Bắc Ninh) chính thức đi vào hoạt động đa năng như một ngân hàng thương mại từ năm 1998. Từ thời điểm này, BIDV Bắc Ninh đã phát triển mạnh mẽ các sản phẩm dịch vụ như huy động vốn, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, chuyển tiền kiều hối… Hoạt động huy được chú trọng trong quá trình phát triển với việc thực hiện hiện đại hóa ngân hàng, đưa ra nhiều sản phẩm tiền gửi như tiền gửi tích lũy, bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiển gửi, tiền gửi lãi suất linh hoạt… BIDV Bắc Ninh thường xuyên chăm sóc khách hàng với các chương trình khuyến mại như gửi tiền tặng thẻ bảo hiểm, tặng quà, tiền mặt tương ứng với tỷ lệ số tiền gửi. BIDV Bắc Ninh đã thực hiện việc phân khúc khách hàng tiền gửi như khách hàng quan trọng, khách hàng cần thiết và khách hàng phổ thông. Áp dụng các cơ chế chăm sóc với từng phân khúc khách hàng, tiếp tục mở rộng thị phần bằng việc mở các phòng Giao dịch tại một số địa bàn trong tỉnh. Tính đến nay, BIDV có 17 chi

nhánh và phòng Giao dịch được mở trên địa bàn tỉnh. Nhờ những hoạt động trên, việc huy động vốn của BIDV Bắc Ninh qua các năm đã có sự tăng trưởng đều và ổn định.

1.3.3. Kinh nghiệm quản lý hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Bắc Ninh

ABBANK - Chi nhánh Bắc Ninh là một chi nhánh của ABBANK trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Sau nhiều năm phát triển, ABBANK - Chi nhánh Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, Trên kinh nghiệm quản lý huy động vốn của một số ngân hàng của Việt Nam, cũng có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm để ABBANK - Chi nhánh Bắc Ninh áp dụng trong thời gian tới để nâng cao chất lượng quản lý huy động vốn như sau:

- Thứ nhất, mở rộng mạng lưới hoạt động thông qua việc phát triển các phòng giao dịch, điểm giao dịch đến các huyện, xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giúp tăng cường khả năng cạnh tranh và tăng nguồn huy động vốn cho ABBANK chi nhánh Bắc Ninh với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh. Mạng lưới hoạt động của ABBANK chi nhánh Bắc Ninh chưa được mở rông như một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh như Agribank, BIDV, Vietinbank. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

- Thứ hai, tận dụng triệt để các chính sách huy động vốn vào các dịp lễ, tết như: tổ chức các hoạt động khuyến mãi, tri ân khách hàng hoặc tổ chức các giải thưởng chào xuân cho các khách hàng gửi tiết kiệm vào dịp năm mới.

- Thứ ba, nâng cao chất lượng các sản phẩm, đưa các sản phẩm các sản phẩm mới để tăng tính hấp dẫn người gửi để tăng khả năng huy động vốn của ngân hàng như đa dạng các sản phẩm tiền gửi như tiền gửi tích lũy, bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiển gửi, tiền gửi lãi suất linh hoạt…

- Thứ tư, phân loại khách hàng thành các nhóm có đặc điểm riêng để có chính sách chăm sóc cụ thể và những sản phẩm riêng đối với từng nhóm khách hàng để tạo niềm tin, tăng sự hài lòng của các khách hàng.

- Thứ năm, tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, nắm chắc các nghiệp vụ, sản phẩm của chi nhánh, đồng thời có kỹ năng giao tiếp tốt nhằm tạo sự tin tưởng, hài lòng cho khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng, đồng thời cũng hạn chế các rủi ro, sai sót trong quá trình hoạt động của chi nhánh.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu như đã đề cập phần trên. Luận văn sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

1. Thực trạng công tác quản lý huy động của ABBANK - Chi nhánh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay (2015-2017) như thế nào?

2. Những nhân tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến quá trình quản lý huy động vốn của ABBANK - Chi nhánh Bắc Ninh?

3. Các công cụ nào có hiệu quả nhất đối với việc quản lý huy động vốn của ABBANK - Chi nhánh Bắc Ninh?

4. Những giải pháp nào cần thực hiện nhằm nâng cao công tác quản lý huy động vốn của ABBANK - Chi nhánh Bắc Ninh trong giai đoạn này đến năm 2020?

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Cơ sở lý thuyết và các bài viết được chọn lọc trên các tạp chí marketing, tạp chí ngân hàng là nguồn thông tin thứ cấp quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu. Nguồn thu thập thông tin cho dữ liệu thứ cấp bao gồm:

- Các tạp chí Ngân hàng, tạp chí Marketing.

- Các bài tham luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. - Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK - Chi nhánh Bắc Ninh.

- Thông tin từ Internet.

Sử dụng phương pháp điều tra cá nhân bằng phiếu điều tra được thực hiện với một số khách hàng về hoạt động huy động vốn của ABBANK - Chi nhánh Bắc Ninh:

Địa điểm nghiên cứu: Ðề tài được thực hiện tại tỉnh Bắc Ninh (chi nhánh của ABBANK tại số 10 Nguyễn Đăng Đạo và 3 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Bắc Ninh: Yên Phong, Từ Sơn, Thuận Thành).

- Quy mô mẫu: Luận văn dự kiến diều tra 150 phiếu phỏng vấn ngẫu nhiên. + Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu và cách thức phân tổ mẫu ngẫu nhiên. Quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Slovin:

) * 1 ( N e2 N n   Trong đó: n: quy mô mẫu

N: kích thước của tổng thể. N = 240 (tổng số khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh trong 01 tháng).

+ Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05.

+ Ta có: n = 240/ (1 + 240 * 0,052) = 150. Như vậy, quy mô mẫu đảm bảo tính đại diện là 150 mẫu.

- Đối tượng nghiên cứu: Khách hàng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản xuất, cá nhân vay vốn, gửi tiền tại ABBANK - Chi nhánh Bắc Ninh.

- Nội dung để lập mẫu điều tra: Điều tra khách hàng về sản phẩm dịch vụ tiền gửi, về chất lượng sản phẩm tiền gửi tại ABBANK - Chi nhánh Bắc Ninh.

- Phiếu điều tra gồm 3 phần:

+ Phần I: Những thông tin chung về khách hàng, gồm có 5 câu hỏi. + Phần II: Ý kiến của khách hàng về sản phẩm dịch vụ tiền gửi tại ABBANK - Chi nhánh Bắc Ninh, gồm có 7 câu hỏi.

+ Phần III: Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng khi giao dịch, sử dụng dịch vụ tại ABBANK - Chi nhánh Bắc Ninh, gồm có 7 câu hỏi.

- Bên cạnh đó, tiến hành tổng hợp các số liệu, báo cáo của ABBANK - Chi nhánh Bắc Ninh từ năm 2015 đến 2017.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin sơ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu định lượng thì phải lập trên bảng biểu. Bên cạnh đó, tiến hành tổng hợp các số liệu, báo cáo của các phòng giao dịch trên địa bàn giai đoạn 2015- 2017. Đồng thời tổng hợp lại các phiếu điều tra thành một bảng thống kê. Sau đó sẽ tiến hành phân tích kết quả tổng hợp đó. Thông tin được tổng hợp vào máy tích phục vụ cho việc phân tích sau này sử dụng bộ công cụ Excel. Các thông tin định tính sẽ được mã hóa trước khi nhập.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê mô tả:

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp căn cứ vào một hay một số chỉ tiêu nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất giống nhau. Phương pháp này giúp cho việc tổ chức điều tra, thu thập số liệu, tính toán các chỉ tiêu, giúp cho việc phân tích tài liệu được khách quan, phản ánh đúng nội dung kinh tế cần nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh:

Thông qua các số liệu đã thu thập, tìm ra được quy luật, bản chất của hiện tượng. Từ đó so sánh với các ngân hàng khác để thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại của ngân hàng đang nghiên cứu. Qua đó, đề ra các giải pháp thực tế và hướng đi phù hợp cho quá trình huy động vốn. Dùng bảng biểu và đồ thị đánh giá tình hình tăng giảm các chỉ tiêu huy động vốn và sử dụng

vốn qua các năm 2015, 2016, 2017 dựa trên các thông tin được cung cấp từ các phòng nghiệp vụ liên quan, từ thông tin báo cáo của các NHTM trên địa bàn, các chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống để so sánh từ đó thấy được những ưu, nhược điểm của đơn vị mình.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí nghiên cứu

- Cơ cấu nguồn vốn huy động:

+ Tiền gửi dân cư.

+ Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế.

- Phương thức huy động vốn:

+ Tiền gửi giao dịch. + Tiền gửi tiết kiệm. + Giấy tờ có giá.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng và cơ cấu nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu nguồn vốn của NHTM, mỗi loại vốn có những yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản, thời hạn hoàn trả do đó việc đánh giá đúng cơ cấu nguồn vốn giúp NHTM xác định được chiến lược quản lý, huy động vốn tốt nhất cho từng thời kỳ. Đồng thời, các chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, tính hợp lý trong quá trình huy động các loại vốn khác nhau. Qua đó giúp NHTM quan tâm đến việc điều chỉnh cơ cấu vốn huy động sao cho hợp lý.

+ Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng:

Tỷ lệ tiền gửi từ dân cư = Tiền gửi dân cư Tổng vốn huy động

Là hình thức NH huy động các khoản tiền nhàn rỗi, khoản tiền tiết kiệm, những khoản dự phòng của dân cư trong xã hội.

Tỷ lệ tiền gửi từ TCKT = Tiền gửi từ TCKT Tổng vốn huy động

+ Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn:

Tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn = Vốn huy động có kỳ hạn Tổng vốn huy động Trong đó:

Vốn huy động có kỳ hạn = Tiền gửi có kỳ hạn + Tiền vay có kỳ hạn Tỷ lệ vốn huy động không kỳ hạn = Vốn huy động không kỳ hạn

Tổng vốn huy động

Vốn huy động không kỳ hạn: là khoản tiền có thời gian gửi tiền không xác định, khách hàng có quyền rút tiền ra bất cứ lúc nào và NH phải có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó.

Vốn huy động có kỳ hạn: Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền, NH đã đưa ra hình thức tiền gửi có kì hạn. Họ chỉ được rút tiền vào thời điểm đáo hạn hoặc yêu cầu NH cho rút trước hạn (trường hợp rút trước hạn, khách hàng có thể không được hưởng lãi hoặc hưởng lãi suất khuyến khích).

+ Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền:

Tỷ lệ vốn huy động nội tệ = Vốn huy động nội tệ Tổng vốn huy động Tỷ lệ vốn huy động ngoại tệ = Vốn huy động có kỳ hạn

Tổng vốn huy động

- Chỉ tiêu phản ánh xu hướng biến đổi cơ cấu các nguồn vốn hợp lý và theo hướng tích cực

Căn cứ các công thức đã trình bày ở phần trên ta có thể so sánh cơ cấu nguồn vốn của các NHTM ở các thời điểm khác nhau. Chỉ tiêu này phản ánh sự biến đổi cơ cấu nguồn vốn của NHTM theo hướng hợp lý (tích cực) hoặc bất hợp lý (tiêu cực), từ đó chúng ta có thể tác động bằng những biện pháp tích cực nhằm điều chỉnh cơ cấu này theo hướng hợp lý, phù hợp với điều kiện nền kinh tế đất nước, phù hợp xu thế phát triển chung.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI ABBANK CHI NHÁNH BẮC NINH

3.1. Giới thiệu khái quát về hệ thống ABBANK chi nhánh Bắc Ninh

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ABBANK chi nhánh Bắc Ninh

- Ngân hàng TMCP An Bình được thành lập vào tháng 04 nam 1993.

- Tên tiếng Anh là AN BINH COMMERCIAL JOINT - STOCK BANK.

- Trụ sở: 170 - Hai Bà Trưng - Phường Ka Đao - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh.

- Vốn điều lệ: 5.319 tỷ đồng.

- Chi nhánh Bắc Ninh được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2007.

- Địa chỉ: Số 10, Nguyễn Đăng Đạo, phường Tiền An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Điện thoại: 0222 3893 068

- Fax: 0222 3893 100

ABBANK là một trong các ngân hàng cổ phần hàng đầu và là một trong những ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, Sau hơn 20 năm phát triển và trưởng thành, ABBANK đã có những sự phát triển vượt bậc. ABBANK có sự kết hợp với những tập đoàn kinh tế lớn mạnh trong và ngoài nước như: Tập đoàn Geleximco - Công ty Cổ phần với tỷ lệ sở hữu cổ phần là 13%; Ngân hàng Malayan Banking Berhad (Maybank) với tỷ lệ sở hữu cổ phần là 20%.

Với vốn điều lệ là 5.319 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động gồm 165 điểm giao dịch (130 phòng giao dịch và 35 chi nhánh) tại 34 tỉnh thành trên toàn quốc vào cuối năm 2017, ABBANK đang phục vụ hàng ngàn khách hàng doanh nghiệp và hàng vạn khách hàng cá nhân. Tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận của ABBANK đã tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây.

Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBANK bao gồm nhóm khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng vừa và nhỏ (SME).

- Đối với khách hàng Doanh nghiệp: ABBANK sẽ cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng trọn gói như: sản phẩm cho vay, sản phẩm bao thanh toán sản phẩm bảo lãnh, sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, sản phẩm tài khoản, dịch vụ thanh toán quốc tế. Hướng đến nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, giảm thiểu thời gian giao dịch, ABBANK đã tiến hành tự động hóa một số công đoạn trong giao dịch, các sản phẩm được rà soát và ban hành trong năm 2017 theo hướng đơn giản hóa mẫu biểu, chứng từ, quy trình giao dịch một cửa, đảm bảo vận hành theo đúng cam kết chất lượng dịch vụ (SLA). Ngoài ra, ABBANK còn đầu tư phát triển các sản phẩm giàu tính công nghệ phù hợp với xu hướng ngân hàng số như: bổ sung các tính năng hiện đại Online Banking, Nộp thuế Điện tử, và đang xây dựng kết nối với cổng thanh toán điện tử Hải quan nhằm cung cấp dịch vụ Nộp thuế Hải quan điện tử và thông quan 24/7, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa cho khách hàng. Bên cạnh đó, ABBANK triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp như: Chương trình “Hợp tác toàn diện”, Chương trình “Tiếp vốn doanh nghiệp”, Chương trình Tài chính nông thôn II (RDF II), Dự án Chuyển đổi nông nghiệp tại Việt Nam (VnSAT),... nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc 05 nhóm lĩnh vực ưu tiên theo quy định của NHNN (Nông nghiệp nông thôn, Xuất khẩu, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các doanh nghiệp là khách hàng mục tiêu của ABBANK) được vay vốn với chi phí tài chính hợp lý, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh, tăng thêm tiện ích cho khách hàng thông qua việc sử dụng các gói sản phẩm dịch vụ của ABBANK.

- Đối với khách hàng cá nhân: ABBANK cung cấp nhanh chóng và đầy đủ chuỗi sản phẩm tín dụng tiêu dùng và các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh bắc ninh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)