5. Bố cục của luận văn
4.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ
Trong mọi lĩnh vực nói chung và đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng nói riêng thì yếu tố con người luôn được coi là vấn đề quan trọng nhất. Nó quyết
định đến sự phát triển và thành công của ngân hàng. Vì vậy, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ của chi nhánh được coi là một nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài.
Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý huy động vốn tại chi nhánh, trong đó đa số cán bộ có số năm công tác ngắn, kinh nghiệm trong công tác quản lý huy động vốn chưa nhiều, do vậy chi nhánh cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Bổ sung cán bộ có trình độ, kinh nghiệm về quản lý huy động vốn, phẩm chất đạo đức tốt từ các ngân hàng khác hoặc từ các chi nhánh khác của hệ thống ABBANK.
- Tổ chức các khóa học chuyên sâu về những nội dung liên quan đến hoạt động huy động vốn. Để tổ chức các khóa học như vậy mang lại hiệu quả cần được quản lý bài bản, cần lập kế hoạch đào tạo trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu đào tạo, có thiết kế chương trình đào tạo, có xác định hình thức đào tạo, xác định đối tượng đi học và cơ sở vật chất cho công tác đào tạo… Công tác tổ chức triển khai và kiểm tra, kiểm soát, đánh giá kết quả cần được thực hiện nghiêm túc thì khóa học mới thành công.
Đội ngũ cán bộ trực tiếp triển khai công tác huy động vốn tại Chi nhánh: là những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, truyền tải các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tới khách hàng. Hộ là bộ mặt của ngân hàng do đó họ càng cần phải được đào tạo, được nâng cao trình độ. Muốn vậy, ngân hàng không chỉ tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ mà còn phải tổ chức đào tạo các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, và trình độ kinh tế tổng hợp… cho cán bộ. Ngân hàng có thể cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu, các cán bộ này sau đó sẽ là giảng viên cho các khóa đào tạo lại tại chi nhánh.
Bên cạnh việc tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ truyền thống, Chi nhánh cần thường xuyên tổ chức đào tạo cho nhân viên về các nghiệp vụ, kỹ
năng mới như kỹ năng bán chéo sản phẩm, kỹ năng quan hệ khách hàng,… Ngân hàng cần lựa chọn những cán bộ giỏi nghiệp vụ, có khả năng truyền đạt tốt tham gia các khóa đào tạo này để có thể phân tích tốt các vấn đề thuộc nội dung khóa học và truyền đạt lại cho các nhân viên khác cùng bộ phận, phòng ban, chi nhánh. Ngoài ra, ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh cũng cần quan tâm, nâng cao trình độ anh văn giao tiếp, tin học cho các nhân viên ngân hàng, đặc biệt là nhân viên giao dịch.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng khuyến khích cán bộ tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua các cơ chế, chính sách như chính sách tiền lương, chính sách khen thưởng, hoặc thông qua các cơ chế khoán sản phẩm, cơ chế quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ…
Đồng thời với việc tổ chức đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như kỹ năng giao tiếp cho nhân viên, ngân hàng cũng cần thường xuyên tiến hành đánh giá lại nhân viên thông qua các kỳ thi sát hạch kết hợp với kết quả làm việc thực tế được đánh giá bởi đồng nghiệp và các cấp quản lý trực tiếp, làm cơ sở để bố trí lại công việc cho phù hợp với năng lực nhân viên và cũng là cơ sở để đề bạt nhân viên lên các vị trí cao hơn.
Ngoài ra, chi nhánh cũng cần chú trọng đến công tác tuyển dụng nhân viên mới. Bên cạnh việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực hiện có ABBANK - chi nhánh Bắc Ninh cũng cần có chiến lược thu hút nhân tài cụ thể. Trao học bổng cho sinh viên giỏi, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tài trợ một số chương trình tại các trường đại học…
Công tác tuyển dụng của Chi nhánh khá chặt chẽ đối với các yêu cầu về trình độ chuyên môn của ứng viên. Tuy nhiên, ngân hàng chưa tập trung khai thác về khả năng giao tiếp của nhân viên. Do đó, trong quá trình tuyển dụng, bên cạnh việc đánh giá về trình độ chuyên môn và một số kỹ năng cần thiết cho vị trí tuyển chọn, cần quan tâm đến kỹ năng mềm của ứng viên, phù hợp với vị
trí ứng tuyển.