Kinh nghiệm quản lý huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại các chi nhánh phía bắc ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 34 - 35)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Hà Nội

Ngân hàng TMCP Sài Gòn -Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động từ đầu năm 1993. Đến nay, Ngân hàng đã tạo lập được một hệ thống tương đối rộng lớn với hơn 110 điểm giao dịch gồm trụ sở chính tại Hà Nội, 17 Chi nhánh, hơn 90 Phòng giao dịch. Tính đến cuối năm 2016, tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đạt 46.851 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 39,169 tỷ đồng.

Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn -Hà Nội, công tác huy động vốn được quản lý tập trung tại Trụ sở chính. Trụ sở chính đưa ra các hình thức huy động, cân đối nguồn vốn và có các chính sách phù hợp, đảm bảo hoạt động hài hòa toàn hệ thống. Với mô hình quản lý này, có những thời điểm gây bất lợi cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn -Hà Nội trong việc tăng trưởng nguồn vốn, do không có tính chủ động trong việc thực hiện chính sách lãi suất huy động để thu hút khách hàng. Một thực tế là hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội thừa vốn nhưng có thể riêng lẻ từng Chi nhánh lại thiếu vốn, cụ thể Chi nhánh Cần Thơ nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng cho tổng dư nợ của Chi nhánh, mà Chi nhánh còn phải vay vốn của Hội sở thông qua việc mua bán vốn nội bộ. Cụ thể, tính đến cuối năm 2014, số dư nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Chi nhánh Cần Thơ đạt 2.102 tỷ đồng, Dư nợ của Chi nhánh đạt gần 2.900 tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo kinh doanh củaNgân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội năm 2014). Mức chênh lệch này Chi nhánh Cần Thơ được Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội cung ứng thông qua mua bán vốn nội bộ trong hệ thống.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng là một Ngân hàng TMCP lớn và có nhiều uy tín trên toàn quốc. Sau nhiều năm phát triển, VPBank đã có đạt được những thành tựu đáng kể và là một trong top 5 Ngân hàng TMCP lớn. Từ những kinh nghiệm của các ngân hàng trên, cũng có thể rút ra bài học kinh nghiệm để VPBank áp dụng trong thời gian tới để tăng trưởng nguồn vốn hiệu quả và bền vững:

Thứ nhất, thông qua chính sách khách hàng hợp lý, luôn sát cánh bên khách hàng cùng vượt qua khó khăn và cùng thành công để từ đó tạo niềm tin nơi khách hàng. Hoạt động ngân hàng gắn liền với phạm trù “niềm tin” - niềm tin của người gửi tiền vào ngân hàng. Một khi niềm tin vào một ngân hàng bị một hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm cho đổ vỡ thì hậu quả diễn ra rất nhanh chóng và phải mất nhiều thời gian mới phục hồi lại được.

Thứ hai, xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt, cạnh tranh, phải dung hòa được lợi ích của cả khách hàng và ngân hàng đồng thời khuyến khích được khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều.

Thứ ba, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ mà yếu tố quyết định là hiện đại hoá trình độ công nghệ, đa dạng chủng loại sản phẩm, nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên, triển khai chương trình phần mềm ứng dụng….

Thứ tư, đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có kiến thức nghề chuyên sâu, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, có lòng yêu nghề và thực sự có tâm. Đây là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên hiệu quả trong cạnh tranh làm cho khách hàng cảm thấy được tôn trọng, được phục vụ theo đúng ý nghĩa là khách hàng. Mặt khác cần thu hút được đông đảo khách hàng, tạo tâm lý thoải mái và giảm thời gian chờ đợi cho khách hàng.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại các chi nhánh phía bắc ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 34 - 35)