Khái quát về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng các chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại các chi nhánh phía bắc ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 46 - 51)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng các chi nhánh

3.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng các chi nhánh phía Bắc phía Bắc

3.1.1. Giới thiệu về các chi nhánh phía Bắc của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Thịnh Vượng

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (tên giao dịch là VPBank), tiền thân là ngân hàng Thương mại Cổ phần Các Doanh nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam được thành lập theo Giấy phép số 0042/NH- GP do Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 12/08/1993 và giấy phép số 1535/QĐ- UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp ngày 04/09/1993. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 10/09/1993.

Những năm từ 1994 - 1996 là giai đoạn phát triển năng động của VPBank. Trong giai đoạn này VPBank đã đạt được những kết quả khả quan. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần đạt 36%/năm trong năm 1995 và 1996, chất lượng tín dụng đảm bảo và các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên VPBank đã gặp phải một số khó khăn nhất định, một phần do cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, tình hình cạnh tranh với các ngân hàng trên cùng một địa bàn ngày càng gay gắt, một phần do những sai lầm chủ quan từ phía ngân hàng. Vì thế thời gian tiếp theo từ 1997 đến 2001 là giai đoạn củng cố và tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn mới. Trong giai đoạn này VPBank đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan thuộc Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc khắc phục những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, vì thế tình hình VPBank đã có nhiều biến chuyển thuận lợi và tạo đà phát triển bền vững.

Năm 2000 đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong quá trình phát triển của VP Bank, đó là việc Hội đồng quản trị quyết định lựa chọn mục

tiêu chiến lược của VP Bank trong vòng 10 năm tới là xây dựng VP Bank trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và trong khu vực. Năm 2002, với định hướng đúng đắn của ban Tông giám đốc với tinh thần năng động, sáng tạo của cán bộ công nhân viên, kết hợp với các chính sách mở rộng đầu tư tín dụng và hàng loạt các biện pháp tích cực, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn, VP Bank đã thực sự chuyển mình, khẳng định sự năng động và nhạy bén trong kinh doanh. Từ năm 2006 đến 2009 là thời kỳ phát triển thịnh vượng của VPBank. Năm 2010, VPBank nhận được quyết định của Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho VPBank đổi tên từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng. Cùng với việc thay đổi tên gọi, VPBank cũng chính thức đưa vào sử dụng logo và hệ thống nhận diện thương hiệu mới. Với tên gọi và hình ảnh mới, VPBank chính thức bước sang giai đoạn phát triển mới với định hướng mới phù hợp hơn với tình hình kinh tế - xã hội hiện tại.

 Tên Tiếng Việt: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng

 Tên Tiếng Anh: Vietnam Prosperity Joint - Stock Commercial Bank

 Tên viết tắt: VPB

 Trụ sở chính: 72 Trần Hưng Đạo, thành phố Hà Nội

 Website: www.vpb.com.vn

Sau gần 23 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 210 điểm giao dịch với đội ngũ trên 12.400 cán bộ nhân viên. Tính đến hết quý I/2016, vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên mức 9.181 tỷ đồng. Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam ( G12), VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012-2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu,

khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường.

Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối. Bên cạnh đó theo định hướng "Tất cả vì khách hàng", các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng... Tất cả góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của VPBank với tốc độ nhanh chóng.

Mạng lưới hoạt động của VPBank được trải khắp trên toàn quốc, với Trụ sở chính, Sở Giao dịch đóng tại Hà Nội; các chi nhánh tại Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Nha Trang - những đầu mối kinh tế quan trọng của cả nước. Ngân hàng đã thiết lập quan hệ đại lý với trên 200 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở nhiều nước trên thế giới, góp phần quan trọng thúc đẩy tốc độ của hoạt động thanh toán quốc tế.

Tại phía Bắc ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng có 20 chi nhánh đó là: Tại Hà Nội có 7 chi nhánh chính là Sở giao dịch Hà Nội, Chi nhánh Ngô Quyền, CN Hà Nội, CN Đông Đô, CN Kinh Đô, CN Thăng long, CN Trần Hưng Đạo và 56 phòng giao dịch trực thuộc. Tại Hải Phòng có chi nhánh là chi nhánh Hải Phòng cùng 8 phòng giao dịch trực thuộc. Có 12 chi nhánh tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa.

3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh phía Bắc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

3.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Công tác huy động vốn luôn là một trong các mục tiêu quan trọng quyết định đến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng. Phát huy lợi thế nền khách hàng có sẵn và tận dụng lợi thế địa bàn trụ sở các Chi nhánh cùng các điểm

giao dịch đặt tại các khu trung tâm thương mại đông dân cư có thu nhập bình quân cao, có nhiều cao ốc, văn phòng... Các chi nhánh luôn có tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao, có số dư huy động lớn. Tổng nguồn vốn / tổng dư nợ qua các năm luôn lớn hơn hoạt động huy động vốn của các chi nhánh không những đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn tại các chi nhánh mà còn góp phần cân đối vốn cho toàn hệ thống.

Huy động từ các tổ chức kinh tế có sự tăng trưởng vượt bậc. Đến nay, các chi nhánh đã ngày càng tiếp cận được nhiều tổ chức kinh tế lớn như Quỹ Đầu tư Phát triển Thành phố Hà Nội với số dư đạt gần 650 tỷ đồng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam số dư huy động đạt gần 1.400 tỷ đồng, Tập đoàn dầu khí Việt Nam với số dư huy động đạt 3.470 tỷ đồng... Huy động từ dân cư là một nguồn tiền gửi có tính chất khá ổn định, biến động không đáng kể. Các chi nhánh đã mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch, đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn với chính sách lãi suất cạnh tranh và hấp dẫn nhằm giữ vững số dư huy động dân cư. Tỷ trọng huy động dân cư/tổng nguồn huy động qua các năm tăng nhẹ, nhưng về số dư tuyệt đối vẫn tăng trưởng mạnh.

Đến 31/12/2016 tổng nguồn huy động đạt 41,435 tỷ đồng tăng gấp 7 lần so với thời điểm thành lập, tăng 7.515 tỷ đồng và mức tăng trưởng là 12,26% so với năm 2015, hoàn thành 115% kế hoạch giao.

3.1.2.2. Hoạt động cho vay

Hoạt động tín dụng luôn tăng trưởng trong phạm vi kiểm soát, chủ động linh hoạt và kịp thời theo những chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng về công tác tín dụng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ. Đến 31/12/2016 Dư nợ tín dụng đạt 26.821 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm đạt trung bình 19,12% .

Hình 3.1. Dư nợ tín dụng của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng các chi nhánh phía Bắc

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng) * Cơ cấu tín dụng

Dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP VN Thịnh Vượng các chi nhánh phía Bắc tăng dần qua các năm. Trong cơ cấu tổng dư nợ thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng gần 45% tổng dư nợ của Ngân hàng TMCP VN Thịnh Vượng các chi nhánh phía Bắc trong những năm gần đây.

3.1.3. Các hoạt động khác

* Kinh doanh ngoại tệ:

Mặc dù chưa đóng góp nhiều vào tổng doanh thu và lợi nhuận nhưng hoạt động kinh doanh ngoại tệ đang dần khẳng định được vị trí quan trọng trong các hoạt động của Ngân hàng. Trong năm 2014, doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là 20,24 tỷ. Đến năm 2015, do tình hình thị trường có nhiều khó khăn và biến động, doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ chỉ đạt 7,55 tỷ đồng, chiếm 0,33% tổng doanh thu hoạt động ngân hàng, giảm 62,69% (12,69 tỷ đồng) so với năm 2014. Năm 2016, doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là 10,62 tỷ đồng, chiếm 0,50% tổng doanh thu hoạt động ngân hàng, tăng 40,65%(3,07 tỷ đồng) so với năm 2015. Ngoài nguồn ngoại tệ mua trực tiếp từ các doanh nghiệp

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

18912

22012

xuất khẩu, VPBank đã chủ động khai thác nguồn ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại các chi nhánh phía bắc ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 46 - 51)