Các yếu tố bên ngoài ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại các chi nhánh phía bắc ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 75 - 79)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2.Các yếu tố bên ngoài ngân hàng

a. Thu nhập của khách hàng

Thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến tích lũy của người dân, từ đó cũng tác động đến tình hình huy động vốn của ngân hàng. Với tình hình kinh tế khủng

hoảng như hiện nay, người dân hướng tới các kênh đầu tư an toàn hơn, đó cũng là động lực gia tăng huy động vốn cho ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng thì những chi tiêu thiết yếu giảm, khi đó sẽ nẩy sinh ra nhu cầu tiết kiệm để đầu tư hay tiêu dùng trong tương lai. Đặc biệt khi người dân có niềm tin vào ngân hàng sẽ tập trung gửi tiền với quy mô lớn hơn.

Việt Nam đang ngày càng phát triển, thu nhập của người dân không ngừng tăng lên, đây cũng là một trong những lợi thế cho ngân hàng TMCP VPBank khi huy động vốn trong dân.

b.Tâm lý dân cư

Muốn huy động vốn thành công thì ngân hàng phải hiểu được tâm lý của người dân, từ đó có được biện pháp phù hợp để tăng cường hiệu quả huy động vốn.

Khách hàng là dân cư hay khách hàng cá nhân có những đặc điểm tâm lý khá phức tạp, mang tính chất đám đông và rất dị ứng với những tin đồn không hay về ngân hàng. Ví dụ như:

- Lo sợ rủi ro khi giao dịch bằng tiền với ngân hàng - Ngại phiền phức thủ tục trong quá trình giao dịch

- Không muốn để lộ thông tin với ngân hàng trong trường hợp thu nhập cao vì sợ bị quấy rầy.

- Không được hưởng lãi suất cao hơn so với các ngân hàng khác - Gửi vào thì dễ rút tiền phức tạp...

Những đặc điểm tâm lý trên cùng với sự ưa thích tiền mặt là rào cản khiến huy động vốn chưa bao giờ là nghiệp vụ dễ dàng đối với các NHTM. Do đó, các ngân hàng trong đó có cả các chi nhánh phía Bắc của ngân hàng VPBank phải có những giải pháp sao cho phù hợp với tâm lý của dân cư để dễ dàng huy động vốn từ họ.

c. Chính sách kinh tế vĩ mô

Chính sách kinh tế vĩ mô có thể thúc đẩy hoặc kiềm chế hoạt động huy động vốn của ngân hàng thông qua các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Vì thế các ngân hàng luôn phải quan tâm tới chính sách kinh tế vĩ mô, bởi đây là nhân tố tác động trực tiếp tới định hướng, điều kiện thuận lợi để phát triển lĩnh vực kinh doanh, ngành kinh doanh. Do đó, để huy động vốn dân cư được hiệu quả, các ngân hàng cũng cần quan tâm đến tình hình biến động và các chính sách kinh tế vĩ mô.

Trong những tháng cuối năm 2011, tình hình thanh khoản của một số NHTM bị thiếu hụt lớn và nằm trong tình trạng báo động, thị trường tiền tệ tiềm ẩn nhiều rủi ro bất ổn, lãi suất cho vay ở mức cao lên đến 20 - 25%/năm. Để bảo đảm trật tự, kỷ cương thị trường tiền tệ, ngày 7/9/2011, NHNN ban hành Chỉ thị số 02/CTNHNN yêu cầu các NHTM ấn định lãi suất huy động bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không được vượt quá 14%.

Từ năm 2012, khi lạm phát đã được kiểm soát và giảm dần, để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, NHNN đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, kết hợp với điều hành cung ứng tiền để điều tiết thanh khoản, tạo điều kiện cho các NHTM giảm lãi suất huy động và cho vay; tiến hành dỡ bỏ trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng vào tháng 6/2012 và lãi suất tiền gửi kỳ hạn trên 6 tháng từ tháng 6/2013. Quy định của NHNN về mức lãi suất huy động được quy định tại Thông tư 06/2014/TT-NHNN, Thông tư 07/2014/TT-NHNN, Quyết định số 2173/QĐ-NHNN và Quyết định số 2589/QĐ-NHNN. Theo đó, mặt bằng lãi suất huy động VNĐ phổ biến ở mức 0,8 - 1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới một tháng; 4,5 - 5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ một tháng đến dưới 6 tháng; 5,4 - 6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4 - 7,2%/năm.Đối với

ngoại tệ, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi USD, đưa lãi suất tiền gửi USD của tổ chức và cá nhân lần lượt xuống còn 0,25%/năm và 0%/năm.

Bên cạnh đó, năm 2015 được coi là một năm đầy biến động, nhiều thách thức trong chính sách tiền tệ và chính sách tỉ giá trước bối cảnh USD liên tục lên giá do kỳ vọng Fed điều chỉnh tăng lãi suất và Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ, kéo theo làn sóng giảm giá mạnh của các đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam. Trước tình hình đó, ngay sau khi NHTW Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ vào ngày 11/8, ngày 12/8, NHNN đã điều chỉnh biên độ tỉ giá giữa VNĐ và USD tăng từ +/- 1% lên +/-2%. Tiếp đó, đón đầu các tác động bất lợi của khả năng Fed tăng lãi suất và biến động của thị trường tài chính thế giới, ngày 19/8, NHNN đã điều chỉnh tỉ giá bình quân liên ngân hàng giữa VNĐ và USD thêm 1%, đồng thời mở rộng biên độ tỉ giá từ +/-2% lên +/-3%. Như vậy, tính chung trong năm 2015, NHNN thực hiện điều chỉnh tăng tỉ giá 3% và nới biên độ thêm 2% từ mức +/-1% lên +/-3%.

NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng tự kiểm tra, phát hiện những vi phạm về mức lãi suất huy động, chỉ đạo chấn chỉnh và xử lý nghiêm người đứng đầu các chi nhánh, đơn vị của tổ chức tín dụng để xảy ra vi phạm, không chấp hành các quy định của NHNN, chủ động phát hiện và báo cáo về NHNN những tổ chức tín dụng cạnh tranh không lành mạnh vi phạm quy định về mức lãi suất huy động.

Việc thực hiện các chương trình khuyến mại trong huy động vốn, cho vay phải đúng quy định của pháp luật và tiết giảm tối đa các chi phí quảng cáo, khuyến mại, chăm sóc khách hàng để đảm bảo kinh doanh hiệu quả.

d.Môi trường cạnh tranh

Môi trường cạnh tranh càng khốc liệt thì hoạt động huy động vốn của ngân hàng càng khó khăn.

ngày càng khắc nghiệt hơn. Sức ép cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trong nước nói chung và VPBank nói riêng với ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Yếu tố 'sân nhà" cũng như am hiểu tâm lý người Việt thường được đưa ra như là lợi thế so sánh duy nhất giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, có thể thấy rằng điều này không còn phù hợp trong nền kinh tế toàn cầu, đồng thời, có nhiều lý do cho thấy người dân sẽ thích ngân hàng ngoại hơn. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP VPBank.

Việc thâm nhập thị trường Việt Nam của các ngân hàng nước ngoài, cùng với ngày càng giảm dần sự ưu đãi của ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đã làm cho hoạt động huy động vốn của VPBank gặp khó khăn hơn trước. Không những thế, sự cạnh tranh quyết liệt về lãi suất, các dịch vụ ưu đãi kèm theo các chương trình khuyến mại của các ngân hàng đã làm thị phần huy động vốn của VPBank các chi nhánh phía Bắc giảm đi đáng kể. Đồng thời chi phí huy động cao làm hiệu quả huy động vốn của VPBank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại các chi nhánh phía bắc ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 75 - 79)