Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại các chi nhánh phía bắc ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 36 - 38)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1.Thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập thông tin thứ cấp tại các chi nhánh phía Bắc của ngân hàng

TMCP Việt Nam Thịnh Vượng bao gồm:

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014-2016 của Hội sở và các chi nhánh phía Bắc

- Báo cáo tổng kết năm của Hội sở và các chi nhánh phía Bắc

- Báo cáo kết quả về hoạt động tín dụng và công tác quản lý tại Hội sở và các chi nhánh phía Bắc

Một số thông tin thứ cấp khác được thu thập bao gồm:

- Các công trình nghiên cứu có liên quan đến công tác quản lý hoạt động tín dụng tại các NHTM được công bố trên các tạp chí khoa học

- Các báo cáo khoa học, tài liệu có liên quan đến công tác quản lý hoạt động tín dụng tại các NHTM

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

- Mục tiêu khảo sát: Với mong muốn tìm hiểu ý kiến đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm tín dụng của ngân hàng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng các chi nhánh phía Bắc, từ đó rút kinh nghiệm phát huy mặt mạnh, cải thiện mặt hạn chế, nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể phục vụ khách hàng tốt nhất.

+ Đối tượng bao gồm: Khách hàng sử dụng dịch vụ huy động vốn của ngân hàng VPBank các chi nhánh phía bác.

+ Địa bàn điều tra: Ngân hàng VPBank các chi nhánh phía Bắc hiện có 20 chi nhánh. Do khả năng tài chính và thời gian có hạn nên tác giả tiến hành chọn 05 chi nhánh bao gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Ninh Bình để điều tra. Đối với ngân hàng, đây là những chi nhánh có vị thế đặc biệt, đại diện cho các vùng của toàn miền Bắc.

- Cỡ mẫu điều tra: Do số lượng khách hàng của 20 chi nhánh là rất lớn nên tác giả lựa chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên khả dụng. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên khả dụng (Convenience sampling) được xây dựng bởi Eleanor Wint, Ronald R. Powell và đồng nghiệp năm 1997, là phương pháp cực kỳ phù hợp để chọn một lượng mẫu đủ lớn trong khả năng có hạn mà vẫn đảm bảo về tính đại diện. Theo đó, nhà nghiên cứu sẽ lấy mẫu dựa trên sự thuận tiện tiếp cận mẫu nhất để nghiên cứu. Nghĩa là, một quần thể mẫu được lựa chọn bởi vì nó sẵn có, tiện lợi và số mẫu đại diện tối thiểu gấp 05 số câu hỏi [14] [15]. Với 23 câu hỏi, thì số mẫu tối thiểu để đảm bảo tính đại diện sẽ là 115 mẫu (tất nhiên, số mẫu càng lớn thì càng tốt).

Trong một khoảng giới hạn làm việc ở từng chi nhánh, tác giả đã cố gắng hết sức và đã điều tra được 30 khách hàng tại từng chi nhánh. Như vậy, tổng số mẫu tác giả đã thu thập được là 150 khách hàng (tại 05 chi nhánh), đảm bảo tính đại diện của điều tra chọn mẫu.

- Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Phiếu điều tra gồm có 2 phần:

+ Phần 1 thu thập thông tin cá nhân của đối tượng điều tra.

+ Phần 2 phiếu điều tra sẽ thu thập thông tin đánh giá chất lượng dịch vụ huy động vốn của ngân hàng VPBank các chi nhánh phía Bắc .

Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi mục đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau. Sau đó các câu hỏi sẽ được tổng

hợp điểm số, chia trung bình bình quân và quy đổi sẽ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng với 5 mức đánh giá theo thang điểm cụ thể như sau:

Mức đánh giá

câu hỏi Ý nghĩa Khoảng điểm

trung bình Ý nghĩa 5 Rất đồng ý 4,21 - 5,0 Rất tốt 4 Đồng ý 3,41 - 4,20 Tốt 3 Bình thường 2,61 - 3,40 Khá 2 Không đồng ý 1,81 - 2,60 Trung bình 1 Rất không đồng ý 1,00 - 1,80 Kém

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại các chi nhánh phía bắc ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 36 - 38)