Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại các chi nhánh phía bắc ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 42 - 46)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng

2.3.1.1.Các chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động vốn

- Tổng huy động vốn từ khách hàng cá nhân: Chỉ tiêu này giúp Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng các chi nhánh phía Bắc nhận rõ xu hướng gửi tiền của khách hàng khách hàng cá nhân để có những giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân cho ngân hàng.

- Quy mô huy động vốn khách hàng cá nhân: + Số dư huy động vốn.

+ Số dư bình quân huy động vốn. + Số lượng khách hàng.

+ Tốc độ tăng trưởng khách hàng và số lượng khách hàng phát triển mới hàng năm. Đánh giá nền khách hàng.

- Cơ cấu huy động vốn khách hàng cá nhân (số dư).

- Hiệu quả từ hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân (so sánh chi phí huy động vốn với thu nhập từ hoạt động điều chuyển vốn).

- Đánh giá chất lượng dịch vụ huy động vốn khách hàng cá nhân (thông qua điều tra xã hội học).

- Lãi suất huy động tiền gửi khách hàng cá nhân: Đây là chỉ tiêu rất nhạy cảm trong hoạt động ngân hàng. Phân tích chỉ tiêu này để thấy được lãi suất của sản phẩm đã hấp dẫn khách hàng hay chưa, có thể cạnh tranh được với các Ngân hàng khác không và lãi suất này có bị vi phạm trần của Ngân hàng Nhà nước hay không.

2.3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn

- Quy mô nguồn vốn huy động: Quy mô là chỉ tiêu phản ánh số lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng . Với quy mô nguồn huy động ngày càng tăng sẽ hỗ trợ vốn cho ngân hàng hoạt động, phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của mình, quy mô cũng tạo điều kiện nâng cao tính thanh khoản, tính ổn định và tăng niềm tin của khách hàng

- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng mở rộng quy mô vốn huy động của ngân hàng qua các năm, cho thấy nguồn vốn biến đổi theo xu hướng như thế nào và khả năng kiểm soát của ngân hàng đến nguồn vốn huy động. Điều đó ảnh hưởng tới khả năng tăng cường và mở rộng thị trường hoạt động của mình. Về mặt lượng, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thường được đánh giá thông qua:Tốc độ tăng trưởng VHĐ= (Tổng VHĐ kỳ này-Tổng VHĐ kỳ trước)/(Tổng VHĐ kỳ trước)*100

Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn huy động qua các thời kỳ. Nếu tỉ lệ này > 100% thì quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng đã được mở rộng.

- Cơ cấu nguồn vốn huy động: Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tói cơ cấu tài sản và ảnh hưởng tới chi phí hoạt động bình quân của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chi phí đầu ra tức lãi suất cho vay của ngân hàng.

+ Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng

Tỷ trọng VHĐ theo đối tượng = (Khối lượng VHĐ theo đối tượng)/(Tổng NVHĐ ) *100

+ Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Tỷ trọng VHĐ theo kỳ hạn= (Khối lượng VHĐ theo kỳ hạn)/(Tổng NVHĐ)*100

+ Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Tỷ trọng VHĐ theo loại tiền= (Khối lượng VHĐ theo loại tiền)/(Tổng NVHĐ)*100

- Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra trong quá trình huy động vốn. Chi phí huy động vốn bao gồm 2 phần: chi phí trả lãi (trả lãi suất huy động) và chi phí phi lãi. Chi phí trả lãi bình quân= (Chi phí trả lãi)/(Tổng NVHĐ). Chỉ tiêu này phản ánh số tiền ngân hàng phải bỏ ra cho một đồng vốn huy động được. Chi phí trả lãi bình quân giảm qua các năm, kèm theo sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn, chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đã được tổ chức một cách hiệu quả. Chi phí phi lãi bình quân= (Chi phí phi lãi)/(Tổng NVHĐ).

2.3.2. Các nhóm chỉ tiêu định tính

Căn cứ và việc điều tra khách hàng, tác giả đưa ra một số tiêu chí đánh giá mức độ chất lượng hoạt động huy động vốn của ngân hàng theo thang điểm quy ước như sau: 1 - Rất không hài lòng; 2 - Không hài lòng; 3 - Bình thường; 4 - Hài lòng; 5 - Rất không hài lòng, gồm:

- Các tiêu chí đánh giá mức độ tin cậy, bao gồm: Ngân hàng tạo được cảm giác an toàn trong giao dịch; Hình thức và cách thức tính lãi chính xác và minh bạch; Thông tin cá nhân và khoản tiền gửi được bảo mật; Kiểm soát được các giao dịch trong tài khoản tiền gửi; Ngân hàng thực hiện tốt các cam kết về thời gian.

- Các tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng của ngân hàng trong cung cấp sản phẩm huy động vốn, bao gồm các tiêu chí sau: Lãi suất tiền gửi được điều chỉnh kịp thời và có sức cạnh tranh; Quy trình thủ tục liên quan đến việc gửi tiền đơn giản, thuận tiện; Việc đáp ứng nhu cầu vốn trước hạn nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng; Các hình thức huy động đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng; Thời gian giao dịch trong ngày thuận tiện

- Các tiêu chí đánh giá về năng lực phục vụ, bao gồm: Bảng thông báo lãi suất được thiết kế rõ ràng, đầy đủ thông tin; Không mất nhiều thời gian cho một giao dịch tiền gửi; Nhân viên ngân hàng sẵn sàng phục vụ; Nhân viên giao

dịch có kiến thức, kỹ năng và khả năng truyền đạt, giới thiệu sản phẩm dịch vụ tốt; Nhân viên giao dịch có phong cách giao dịch văn minh, lịch sự.

- Các tiêu chí đánh giá về thái độ phục vụ, bao gồm: Những khiếu nại được tiếp nhận và giải quyết kịp thời; Nhân viên tư vấn, hướng dẫn và giải thích rõ ràng; Nhân viên có ý thức tiếp thu, lăng nghe những ý kiến phản hồi từ khách hàng; Nhân viên không có thái độ phân biệt đối xử, quan tâm đến khách hàng; Nhân viên hiểu và thông cảm với những nhu câu đặc biệt của khách hàng.

- Các tiêu chí đánh giá về cơ sở vật chất, bao gồm: Ngân hàng có trang thiết bị, công nghệ hiện đại; Cơ sở vật chất đầy đủ, có chỗ ngồi trong thời gian chờ đợi; Tờ rơi, tài liệu quảng cáo đầy đủ thông tin và sẵn có; Trang phục của nhân viên đồng bộ, gọn gàng, lịch sự; Trang phục của nhân viên đồng bộ, gọn gàng, lịch sự.

Chương 3

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÁC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại các chi nhánh phía bắc ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 42 - 46)