5. Cấu trúc của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Trong cơ cấu GDP chia theo 3 khu vực kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực phù hợp với thời kỳ đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của địa phương. Khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trường kinh tê cao nhất, sự chuyển dịch trong nội bộ ngành cũng có nhiều điểm tích cực. Khu vực dịch vụ tốc độ tăng trường cầm chừng tuy nhiên tỷ trọng trong cơ câu GDP theo ngành chưa có chuyển biến rõ nét. Khu vực nông - lâm nghiệp và thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng thấp nhất và giảm nhanh tỷ trọng trong cơ câu GDP trong giai đoạn 2013 - 2016. Lý do chủ yếu ở đây là trong nội tại từng ngành diễn chưa có kế hoạch cụ thể, chiến lược phát triển lâu dài và phù hợp cho từng phân ngành và từng vùng.
Bảng 1.1: Cơ cấu kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2016
ĐVT: %
Ngành 2013 2014 2015 2016
Nông, lâm nghiệp 22,73 23,82 22,51 9,40 Công nghiệp - Xây dựng 38,92 42,75 43,77 46,10 Thương mại, dịch vụ 33,75 33,43 33,72 44,50
Nguồn: UBND thành phố Thái Nguyên
Trong thời gian tới thành phố Thái Nguyên cũng đề ra những phương hướng cụ thể như phát huy mọi nguồn lực phát triển KT - XH với tốc độ nhanh và bền vững, tiếp tục thực hiện cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Phát triến công nghiệp ưu tiên những mặt hàng lợi thế như luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản, nông lâm sản, khuyến khích phát triển cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ với ngành nghề đa dạng, liên kết chặt chẽ với các DN lớn, ứng dụng KHCN. Ưu tiên phát triển dịch vụ, khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ thương mại, ngân hàng tín dụng, bất động sản, bảo hiểm, y tế.. .phát triển các dịch vụ vận tải, du lịch trên cơ sở khai thác các lợi thế về
vị trí địa lý, danh lam thẳng cảnh. Từng bước nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, phát triên thâm canh các vùng chè đặc sản, xây dựng các vùng rau sạch phát triển chăn nuôi, bảo vệ vốn rừng hiện có, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX và Doanh nghiệp (UBND thành phố Thái Nguyên (2013, 2014, 2015, 2016)).
1.2.2. Kinh nghiêm của Huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng; năm 1997, khi mới tái lập là một tinh thuần nông, diện tích tự nhiên 1.371 km2; dân số hơn 1,1 triệu người, GDP bình quân đầu người bằng 48% GDP bình quân của cả nước
Yên Lạc là huyện nông nghiệp cận đô thị thuộc Tinh Vĩnh Phúc; Xuất phát từ đặc điểm đất hẹp, người đông, Giá trị kinh tế của Công nghiệp, thương mại phát triển ổn định, nông nghiệp là ngành kinh tế chính, trong giai đoạn 2011 - 2015, Yên Lạc xác định mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tê nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng tới một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững. Nâng cao năng suất, giảm một cách hợp lý và chuyển dần diện tích cây lương thực sang các cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Ưu tiên phát triển 6 loại cây: lúa, ngô, dâu tăm, rau, hoa, cây ăn quả và 3 loại con chủ đạo: lợn, bò, thủy sản; tốc độ tăng trường của nông nghiệp bình quân hàng năm là 5,5 - 6%; sản lượng lương thực đạt 15 vạn tấn/năm, giá trị xuất khẩu đạt 5 triệu USD trở lên.
Nhờ những nỗ lực trong lãnh đạo, nông nghiệp Yên Lạc trong những năm 2011 - 2015 có bước tăng trưởng đáng kế. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7,7%/năm.
Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Huyện đã chỉ đạo tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Các quy trình và kỹ thuật thâm canh được chuyển giao tích cực và sâu rộng đến từng hộ nông dân với sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể. Công nghệ sinh học đã được áp dụng vào sản xuất lúa, nấm ăn, rau sạch và dâu tằm. Đến cuối năm 2015, toàn Huyện đã có hơn 15.000 hộ nông dân sử dụng chế phẩm vi sinh học nhằm làm sạch môi trường, phục vụ sản xuất, đời sống, phát triển nông nghiệp sạch. Nhờ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, bộ mặt Yên Lạc đã khởi sẳc, đời sống nông dân được cải thiện và nâng cao (UBND huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc (2015)).
1.2.3. Kinh nghiệm của thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ VII nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra mục tiêu phát triển “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, huy động tối đa mọi nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo sự phát triển nhanh và bền vững, xây dựng thị xã Sông Công trở thành đô thị ngày càng giàu đẹp, văn minh”. Ban chấp hành Đảng bộ thị xã đã xây dựng và ban hành 7 Nghị quyết về các chương trình, đề án, trong đó có 5 chương trình về phát triển kinh tế - xã hội là:
- Chương trình huy động mọi nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thị xã giai đoạn 2011 - 2015;
- Chương trình tập trung thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015;
- Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp giai đoạn 2011- 2015 - Đề án xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động giai đoạn 2011 - 2015;
- Đề án quản lý đất đai, bồi thường GPMB giai đoạn 2011 - 2015;
Để thực hiện các chương trình, đề án của địa phương thị xã đã huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của thị xã liên tục tăng qua các năm. Nguồn vốn đầu tư ngày càng đa dạng, trước đây vốn đầu tư phát triển chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, thì nay vốn tín dụng và vốn của dân đã tăng nhanh, chiếm tỷ lệ cao hơn trong cơ cấu vốn. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Thị xã trong giai đoạn 2010 - 2014 khoảng trên 6.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm 36,8%; vốn doanh nghiệp là 52,4% và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ chiếm 10,8% tổng đầu tư xã hội.
Được sự quan tâm của tỉnh và sự nỗ lực của thị xã, nhiều công trình đã và đang được đầu tư xây dựng, có những công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, góp phần tăng năng lực sản xuất và làm thay đổi bộ mặt khu đô thị khu vực nông thôn của thị xã.
Nhờ sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư từ ngân sách, các chương trình dự án hỗ trợ có mục tiêu, chương trình MTQG... nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước, nguồn tài chính doanh nghiệp và nguồn huy động đóng góp của nhân dân,
đã giải quyết một số vấn đề về hạ tầng kinh tế và xã hội, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải và tình trạng nợ đọng. Đặc biệt là việc xây dựng một số công trình hạ tầng trọng điểm như một số tuyến đường lớn, các dự án thủy lợi lớn, dự án nước sinh hoạt, sửa chữa nâng cấp cầu đường, cấp điện…
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của thị xã có xu hướng chuyển dịch khá hợp lý đó là ổn định tỷ trọng GTSX công nghiệp - xây dựng, tăng tỷ trọng GTSX ngành thương mại dịch vụ và giảm tỷ trọng GTSX ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Tỷ trọng GTSX ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu tổng GTSX trên địa bàn năm 2010 chiếm 76,52%, đến năm 2014 tỷ trọng này vẫn chiếm 76,24%; Tỷ trọng GTSX ngành thương mại dịch vụ năm 2010 chiếm 16,24% đến năm 2014 chiếm 18,30%; tỷ trọng GTSX các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 7,23% năm 2010 xuống 5,34% năm 2014, tuy tỷ trọng GTSX ngành nông lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm nhưng về mặt GTSX vẫn có mước tăng trưởng ổn định hàng năm, năm sau luôn tăng cao hơn năm trước tạo điều kiện cho tái đầu tư sản xuất nông nghiệp, nâng cao cao mức sống cho bà con nông dân.
Như vậy, trong 5 năm qua cơ cấu kinh tế của thị xã Sông Công tuy có sự chuyển dịch tích cực từ nông nghiệp sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại, tạo bước đột phá về tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Nhưng tốc độ và chất lượng chuyển dịch còn bộc lộ những mặt hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế là thị xã công nghiệp trung tâm kinh tế phía Nam của tỉnh (UBND thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (2015)).
1.2.4. Kinh nghiệm của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự quan tâm, giúp đỡ của các Sờ, Ban ngành, đoàn thể cùa tình; sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy, HĐND, UNBD thành phố, tình hình kinh tế thành phố có nhiều chuyển biến ngay từ những năm đầu thực hiện kế hoạch và đạt tốc độ khá. Năm 2010, tốc độ tăng trường (giá trị mới tăng theo giá so sánh) đạt 12,9 %, tạo đà cho cả giai đoạn 2011-2015 phát triển. Thành phố Việt Trì đã đưa ra nhiều chủ trương, chinh sách để thúc đẩy phát triển kinh tế nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng tích cực:
+ Đây mạnh phát triên Công nghiệp, TTCN trên địa bàn, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp có vôn đấu tư nước ngoài(DN FDI)
- Tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, nâng cấp và làm mới nhiều tuyến đường giao thông, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mờ rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện thông thoáng về thủ tục hành chính, làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư sàn xuất.
- Có chính sách hỗ trợ chậm nộp tiền đất cho các doanh nghiệp mới vào đẩu tư, hỗ trợ ngân sách, tạo quỹ đất xây dựng các khu tái định cư phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nhanh, sạch để giao đất cho các doanh nghiệp sớm có mặt bằng thi công dự án.
-Xây dựng mới hai khu công nghiệp Thụy Vân, Bạch Hạc và cụm CN- TTCN Phượng Lâu I, Phượng Lâu II để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài nhất là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (DN FDI)...W,
Nhờ các chính sách trên, giai đoạn 2011- 2015 sản xuất công nghiệp, tiểu thù công nghiệp thành phố phát triển ổn định, giá trị tăng thêm cùa ngành công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 11,2%/năm. Các sản phẩm truyền thống như giấy, xi măng, may mặc, sứ vệ sinh, mành tre, gỗ, sợi dệt, hóa chất, mì chính, được chú ý nâng cao chất lượng, mẫu mã, chủng loại nên duy trì được sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, sàn phâm gạch nung tôc độ tăng trưởng cao nhất. Hiện khu công nghiệp Thụy Vân đã lấp đầy khoảng tròn 80% diện tích chủ yếu các doanh nghiệp nước ngoài như Hàn Quốc và Đài Loan vào đầu tư sản xuất; công nghiệp thành phố Việt trì vẫn thể hiện vai trò trung tâm thành phố, của tỉnh và của vùng.
+ Phát triển mạnh dịch vụ
- Mờ rộng địa giới hành chính, năm 2007 thành phố tiếp nhận 5 xã Hy Cương, Chu Hoá, Thanh Đình thuộc huyện Lâm Thao; Kim Đức, Hùng Lô thuộc huyện Phù Ninh theo Nghị định 133/2006/NĐ-CP ngày 10/11/2006 của Chính phù về điều chình địa giới hành chính; Năm 2008, tiếp nhận xã Tân Đức thuộc huyện Ba Vì về thành phố Việt Tri theo Nghị quyết của Quốc hội. Thành phố Việt Trì được mở rộng địa giới hành chính, Khu di tích lịch sử Đền Hùng, di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt thuộc địa phận thành phố là điều kiện thuận lợi để thành phố thu hút đầu tư và phát triển các ngành dịch vụ du lịch.
- Quy hoạch lại hệ thống chợ thành phố, xây dựng mới trung tâm thương mại để tăng khối lượng hàng hóa lưu thông, các hoạt động kinh doanh nội địa thời gian qua ngày càng đáp ứng nhu cẩu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân thành phố cũng như vùng xung quanh; tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên địa bàn tăng binh quân ước đạt 22,5%/năm.
- Đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn thành phố, Các mặt hàng xuất khẩu như giày thể thao, hàng may mặc, mỳ chính, sợi, thảm trải nền, vải các loại,... bình quân cả thời kỳ tăng 20%/ năm.
- Tăng cường hoạt động dịch vụ du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch, phấn đấu lượng khách đến thăm quan và du lịch trên địa bàn thành phố bình quân hàng năm trên 3,84 triệu lượt người/năm, khách lưu trú đạt trên 300.000 lượt người/năm (chiếm 8%). Nâng cấp hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ cho khách tham quan du lịch (tính đến hết năm 2015 trên địa bàn thành phố có 18 KS với 601 buồng, 1.094 giường: 35 nhà nghỉ với 379 buồng, 461 giường) (UBND Thành phố Việt trì, "Báo cáo quy hoạch thành phố Việt Trì giai đoạn 2010 -2015 có tính đến năm 2020", Việt trì). Từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế cùa thành phố ngã ba sông, các dự án phát triển du lịch như công trình văn hóa tại Đền Hùng, Công viên Văn Lang, khu du lịch Ben Gót, đường Đèn Hùng, Xuân Sơn,...
- Làm tốt dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân. Khối lượng vận chuyển hàng hoá tăng bình quân 23,3%/năm, khối lượng vận chuyển hành khách tăng bình quân 14,1%/năm.
- Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển mạnh theo hướng hiện đại hoá với nhiều loại hình dịch vụ phong phú.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển của mọi thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trường kinh tế, quá trình đô thị hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập, {tồng vốn huy động trong 5 năm của các ngân hàng ước đạt 14.854 tỳ đong, tăng bình quân 20%/năm; doanh số cho vay trong 5 năm ước đạt 21.250 tỷ đong).
- Quản lý, điều hành tốt các quỹ tín dụng nhân dân hoạt động hiệu quả và có lãi, đáp ứng một phẩn nhu cẩu vay vốn sản xuất, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo
và nâng cao thu nhập cho người lao động. (tổng vốn do các quỹ tín dụng huy động trên địa bàn thành phố trong 5 năm ước đạt 695 tỳ đông; doanh số cho vay ước đạt 690 tỷ đồng).
-Phấn đấu giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ thành phố tăng bình quân 15,4%/năm.
+ Sản xuất nông nghiệp:
-Giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, chuyển đổ cơ cấu kinh tể nông nghiệp nông thôn theo hướng nông nghiệp cận đô thị, lấy sản xuất nông nghiệp phục vụ đô thị, lấy hiệu quả kinh tế cao trên một đon vị diện tích làm mục tiêu.
- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển rau an toàn, hoa, cây cảnh; chuyển đồi đất lúa vùng sâu trũng kém hiệu quả sang nuôi trông thủy sản hàng hóa, chú trọng nâng cao chất lượng vùng cây, con, rau, cá, hoa. (Giai đoạn 2011- 2015 đã chuyến đổi được 199 ha đất trồng trọt kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản; phát triển thêm 10,7 ha hoa, 9 ha rau an toàn tại Tân Đức, Bạch Hạc và đang quy hoạch 10 ha để trồng rau an toàn tại Minh Nông)
- Phân đấu giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản tăng bình quân ước đạt 2,6%/năm, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng bình quân đạt 11%/năm; giá trị sản