Các kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của thành phố yên bái (Trang 104)

5. Cấu trúc của luận văn

4.4. Các kiến nghị

4.4.1. Đối với UBND tỉnh Yên Bái

Một là, tái cơ cấu mạnh mẽ ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới có hiệu quả, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu, điều chỉnh diện tích đất phù hợp với mô hình sản xuất nông nghiệp mới; Tiếp tục đổi mới và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ trong và ngoài nước; Hoàn thiện mô hình, phát triển hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã, có chính sách mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu nông sản, thủy sản Việt Nam…

Hai là, cơ cấu lại thực chất ngành công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh nông, lâm, thủy sản, công nghiệp chế tạo; Tăng mạnh năng

suất nội bộ ngành, tăng hàm lượng công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm; Tập trung vào một số ngành công nghiệp nền tảng, có lợi thế cạnh tranh và ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng nhanh, bền vững gắn kết với bảo vệ môi trường; Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất linh kiện, cụm linh kiện, thúc đẩy một số mặt hàng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị, phân phối toàn cầu; Tạo điều kiện để doanh nghiệp đề xuất dự án đầu tư phục vụ mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế…

Ba là, thực hiện cơ cấu lại các ngành dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP; Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao; Phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của các bộ, ngành, thực hiện chương trình phát triển du lịch quốc gia; Nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ du lịch; Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch…

Bốn là, hoàn thiện chính sách và nâng cao năng lực thực thi pháp luật về môi trường; Khắc phục cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt quan tâm đến các khu vực trọng điểm; giám sát và đối phó các vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, đề nghị tỉnh Yên Bái quan tâm tạo điều kiện về cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố trong thực hiện quy hoạch, tập trung vào một số nội dung sau:

1/ Đề nghị tỉnh ưu tiên nguồn vốn từ Trung ương, tỉnh cho thành phố xây dựng kết cấu hạ tầng trọng điểm để tạo đột phá phát triển. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu bằng các hình thức BOT, BTO, BT.

2/ Đề nghị tỉnh có cơ chế phân cấp mạnh cho thành phố (về tự chủ, thẩm định lựa chọn dự án .v.v.)

3/ Đề nghị tỉnh cho phép thành phố được áp dụng một số cơ chế đặc thù để huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng thiết yếu của thành phố.

4/ Đề nghị tỉnh tạo điều kiện cho thành phố lựa chọn tư vấn nước ngoài để xây dựng điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố.

4.4.2. Đối với UBND thành phố Yên Bái

Một là, triển khai quy hoạch qua các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. Kế hoạch hàng năm phải bám vào các mục tiêu quy hoạch đã được phê duyệt và phù hợp tiến độ thực hiện trong từng thời kỳ.

Xây dựng chương trình hành động và các chương trình phát triển theo từng thời kỳ bám sát định hướng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Vùng TD&MN phía Bắc và của tỉnh. Đề xuất với tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể, phối hợp với các Sở, ngành của tỉnh và các chủ thể tham gia trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch để triển khai các chương trình phát triển và hợp tác cùng phát triển. Triển khai các chủ trương, chính sách phát triển phù hợp với phát triển của thành phố theo hướng hợp tác, tăng cường quan hệ liên kết để cùng phát triển, để bảo đảm sự thống nhất cùng nhau phát triển.

Tăng cường công tác quản lý và thực hiện các quy hoạch và dự án, trong đó quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển du lịch với phát triển công nghiệp và nông nghiệp, với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch và đầu tư phát triển. Hàng năm và cuối kỳ quy hoạch tổ chức đánh giá tình hình thực hiện, trên cơ sở đó có đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Hai là, tập trung vào các giải pháp hoàn thiện hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng thực sự mang lại hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tế trên địa bàn. Trong đó, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng nhằm kịp thời hướng dẫn các chủ trương, chính sách về phát triển hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng,…phát triển nguồn nhân lực đủ cho hoạt động quản lý và kỹ thuật tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng cũng như tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu kiểm tra nhà nước, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Ba là, hoàn thiện cơ chế sử dụng công cụ tài chính làm đòn bẩy để hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện đầu tư đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất theo đúng định hướng đã được nghị quyết đại hội Đảng Bộ lần thứ XII đề ra. Thay đổi các tiếp cận hỗ trợ SXKD với các doanh nghiệp. Ngoài ra, còn phải sử

dụng công cụ hỗ trợ gián tiếp như Nhà nước đầu tư chi phí để phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng các khu công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức tiếp thị quốc tế.

Bốn là, cần chủ động phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và các địa phương, nhằm tạo thêm sức mạnh và điều kiện thuận lợi cho thành phố phát triển. Ðồng thời, các Bộ, Ban, Ngành Trung ương cần có ý thức và trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ, giúp đỡ Hậu Giang trong xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển các ngành trên địa bàn. Kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thành phố phát triển.

Năm là, cần quyết liệt hơn trong công tác quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Đảng bộ thành phố, Đảng bộ Tỉnh. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách xây dựng môi trường đầu tư trên địa bàn thông thoáng, bình đẳng. Trong đó, tập trung rà soát, bãi bỏ những thủ tục không cần thiết, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan và các dịch vụ hành chính. Công khai, minh bạch quy trình, thủ tục, chuẩn hóa mô hình áp dụng cơ chế “một cửa liên thông”, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan hành chính các cấp để giảm phiền hà cho tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân.

Sáu là, kết quả đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng vẫn còn khác nhau, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, đột phá từng thời kỳ, vì vậy đề nghị UBND cần chứng lại để có kết quả về sự thành công và hạn chế chính xác, mới đưa ra được chính sách và giải pháp khả thi.

Bảy là, thành phố Yên Bái cần xác định nông nghiệp là nền tảng để phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ, nhưng hiện trạng ngành này vẫn còn rất thấp về năng lực nội tại, khi so sánh với lợi thế so sánh trong khu vực và các nước khác trên thế giới, vì vậy để hoàn thành được vai trò của nó đòi hỏi phải đầu tư rất lớn về nguồn lực, vì vậy UBND cần có một lộ trình phát triển từng ngành trong khu vực nông nghiệp.

KẾT LUẬN

1. Yên Bái là một TP giàu tiềm năng để phát triển toàn diện nền kinh tế. Trong đó nổi bật là các thế mạnh về vị trí địa lí, tài nguyên đất, rừng, nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, đây là những tiền đề vững chắc cho sự phát triển KT đa ngành theo hướng CNH, HĐH. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế TP Yên Bái cũng gặp nhiều khó khăn cần khắc phục như vấn đề nâng cao trình độ cho người lao động; cơ sở hạ tầng và VCKT còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu; vốn đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực còn nhiều hạn chế; tình trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng… Các hạn chế nêu trên gây ra không ít khó khăn trong việc nâng cao vị thế của thành phố trong vùng cũng như trong cả nước.

2. Nền KT của thành phố Yên Bái đã có chuyển biến theo hướng tích cực về giá trị và cơ cấu KT, phù hợp với xu hướng CNH, HĐH. Sự chuyển mình rõ nét của TP thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GTSX trung bình giai đoạn 2005 – 2015 đạt 17%/năm, các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều đạt được tốc độ tăng trưởng khá, đặc biệt là nhóm ngành dịch vụ. Nền KT đã hình thành những ngành, những thành phần, khu vực lãnh thổ, hình thức tổ chức sản xuất có khả năng khai thác tốt các tiềm năng, làm thay đổi bộ mặt KT - XH của thành phố. Trong đó ngành công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò là các ngành kinh tế quan trọng trong tổng GTSX toàn thành phố và đang có xu hướng tăng.

Tuy có nhiều tiến bộ nhưng nền kinh tế của thành phố còn gặp nhiều khó khăn như mức độ chuyển dịch còn chậm, thu nhập bình quân đầu người còn ở mức thấp, năng suất lao động chưa cao…

3. Mục tiêu phát triển kinh tế TP Yên Bái là xây dựng một nền kinh tế mở, có tầm nhìn dài hạn và những bước đi phù hợp, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện và cân đối nền KT, chú trọng tới nền KT hàng hóa, khai thác tối đa các lợi thế trong phát triển KT - XH. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, TP Yên Bái cần có những pháp tổng hợp về vốn đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường, khoa học kĩ thuật và phát triển KT với bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế TP Yên Bái sẽ tạo động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Yên Bái nói

4. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Yên Bái: Kinh tế thành phố Yên Bái chuyển dịch theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp. Trong ngành công nghiệp, giá trị sản xuất của các thành phần kinh tế tư nhân và cá thể chiếm tỉ trọng cao nhất và là chủ yếu (81,9% năm 2016). Tiếp theo là thành phần kinh tế nhà nước. Đối với ngành nông nghiệp, có sự dịch chuyển mạnh sang tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi (từ 54,7% năm 2005 đạt hơn 74% năm 2016). Ngành trồng trọt giảm dần tỷ trọng do tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa tăng nhanh chóng. Đối với các ngành dịch vụ và du lịch cũng chuyển dịch theo hướng phát triển loại hình kinh doanh cá thể và tư nhân.

5. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố Yên Bái có tác động tích cực tới quy mô và chất lượng tăng trưởng. Mặc dù sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế chưa diễn ra mạnh mẽ với tỉ lệ dịch chuyển thấp nhưng cũng đã có những tác động tới tăng trưởng kinh tê. Trong các yếu tố cấu thành tăng trưởng thì yếu tố vốn đóng góp nhiều nhất. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ các ngành cũng đã làm tăng năng suất lao động.

6. Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng làm đẩy nhanh tăng trưởng, thành phố Yên Bái nên tập trung vào các giải pháp chủ yếu như: quy hoạch ngành kinh tế, xây dựng kế hoạch chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng các cơ hội vốn đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế cho các vùng có lợi thế phát triển về du lịch, công nghiệp chế biến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2005), Chất lượng tăng trưởng kinh tế - Một số đánh giá ban đầu, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Viện Friedrich Ebert Stiftung, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2005), Chất lượng tăng trưởng kinh tế - Một số đánh giá ban đầu, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Viện Friedrich Ebert Stiftung, Hà Nội.

3. Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số nước Châu Á, Đoàn khảo sát của Bộ Kế hoạch & Đầu tư.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Một số mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu gia đoạn 2006 - 2010, http://www.most.gov.vn.

5. Các Mác (2003), Sách đã dẫn tại giáo trình Dự báo phát triển kinh tế xã hội, NXB Thống kê.

6. Nguyễn Sinh Cúc, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân sau 20 năm đổi mới về tạo đà vững chắc thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng CNH-HĐH, http://www.cpv.org.vn

7. Cục Thống Kê Yên Bái (2016), Niên giám thống kê thành phố Yên Bái năm 2016, NXB Thống kê

8. Cục Thống Kê Yên Bái (2016), Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2016,

NXB Thống kê

9. Trần Thọ Đạt (2005), Các mô hình tăng trưởng kinh tế, NXB. Thống kê, Hà Nội. 10.Trần Thọ Đạt (2005), Các mô hình tăng trưởng kinh tế, NXB. Thống kê, Hà Nội. 11.Trần Thọ Đạt (2010), Tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, NXB. Đại học

Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

12.Trần Thọ Đạt (2010), Tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, NXB. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

14.Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân tập 1 và tập 2, NXB chính trị quốc gia Hà Nội.

15.Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân tập 1 và tập 2, NXB chính trị quốc gia Hà Nội.

16.Hoàng Minh Hải (2004), Phương pháp tiếp cận và xử lý thông tin, Phân tích dự báo kinh tế trợ giúp xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội lãnh thổ, Đề tài cấp bộ, Ban dự báo - Viện Chiến lược phát triển .

17.Nguyễn Mai Hương (2015), Nghiên cứu kinh tế thành phố Yên Bái giai đoạn 2005- 2015, luận văn thạc sỹ, trường ĐH sư phạm Hà Nội.

18.Nguyễn Thị Lan Hương (2011), Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế.

19.Phạm Thị Khanh (2010), (chủ biên), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

20.Phạm Thị Khanh (2010), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

21.Mai Văn Tân (2014), Nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận Án Kinh tế, Trường đại Học Bách Khoa Hà Nội

22.Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội

23.Thành ủy Yên Bái (2015), Nghị quyết đại hội đảng bộ lần thứ XIX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của thành phố yên bái (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)