Các phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của thành phố yên bái (Trang 41)

5. Cấu trúc của luận văn

2.4. Các phương pháp phân tích số liệu

2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được áp dụng để tính toán các chỉ tiêu về quy mô nền kinh tế, sự thay đổi tuyệt đối, tương đối của các chỉ tiêu liên quan tới tăng trưởng kinh tế. Phương pháp này cho phép người nghiên cứu thể hiện sự biến động của các chỉ tiêu về tăng trưởng, CDCCKT bằng đồ thị, và các tham số đo lường phương sai…

2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Luận văn sử dụng phương pháp này nhằm mục tiêu so sánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các ngành cơ bản. Phân tích so sánh sự chuyển dịch theo không gian và thời gian. Phương pháp này cũng cho phép ta xem xét mối liên hệ giữa CDCCKT và tăng trưởng kinh tế của thành phố Yên Bái.

2.4.3. Phương pháp phân tích tương quan

Luận văn sử dụng phương pháp này để xác định mối tương quan giữa CDCCKT và tăng trưởng kinh tế ở thành phố Yên Bái. Các cặp biến được xem xét là tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ so với tốc độ tăng trưởng hàng năm.

2.5. Hệ thống chỉ tiêu đo lường mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế ở thành phố Yên Bái tăng trưởng kinh tế ở thành phố Yên Bái

2.5.1. Độ co dãn giữa tăng trưởng kinh tế và CDCCKT

Để phản ánh ảnh hưởng của CDCCNKT đến tăng trưởng kinh tế có thể sử dụng hệ số co dãn theo công thức:

Tỷ lệ thay đổi tăng trưởng kinh tế

Eg = (%) (2.2) Tỷ lệ thay đổi CDCCKT

Trong đó: - Tỷ lệ thay đổi tăng trưởng kinh tế được xác định: t 1 t t g g Ng g    -Tỷ lệ thay đổi CDCC: t 1 t cc t n n N n   

Hệ số co dãn nói lên rằng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thay đổi bao nhiêu % khi tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế thay đổi 1%. Eg có thể nhận giá trị dương, âm, lớn hơn 1 hay nhỏ hơn 1. Nếu Eg > 0: Chuyển dịch cơ cấu có tác động thuận đến tăng trưởng kinh tế; Ngược lại nếu Eg<0: Chuyển dịch cơ cấu tác động không tích cực đến tăng trưởng; Nếu Eg > 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế. Trong khi tính chỉ tiêu tiêu này, chúng ta cũng cần lưu ý rằng, tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến tăng trưởng kinh tế có độ trễ nhất định. Hiện nay chưa có nghiên cứu chính thức nào về độ trễ trong mối quan hệ trên, để đơn giản, tác giả giả thiết độ trễ là một thời kỳ.

Để lượng hóa mức độ chuyển dịch cơ cấu ngành giữa 2 thời điểm t0 và t1, có thể sử dụng phương pháp véc tơ để tính toán góc chuyển dịch cơ cấu ngành theo công thức:

Cos () =       n i n i i i n i i i t S t S t S t S 1 1 1 2 0 2 1 1 0 ) ( ) ( ) ( ) (

Trong đó: Si(t0) là tỷ trọng ngành i tại thời điểm t0 Si(t1) là tỷ trọng ngành i tại thời điểm t1

 là góc hợp bởi hai vector cơ cấu S(t0) và S (t1).

nghĩa là hai cơ cấu đồng nhất. Khi Cos () = 0 thì góc giữa hai vector này bằng 900 và các vector cơ cấu là trực giao với nhau. Như vậy: 00  900.

Để đánh giá một cách trực giác sự chuyển dịch có thể so sánh góc  với giới hạn tối đa của sự sai lệch giữa hai vector. Do vậy tỷ số /90 phản ánh tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu (ở đây góc  đã được chuyển từ radian sang độ).

2.5.2. Sự thay đổi về năng suất các yếu tố nguồn lực

Năng suất sử dụng các nguồn lực (bao gồm vốn, lao động, đất đai, các tài nguyên khác) đóng vai trò trung tâm, một mặt vì nó là thước đo chính xác nhất và có ý nghĩa duy nhất cho năng lực cạnh tranh, mặt khác là nhân tố quyết định sự thịnh vượng của các địa phương. Trong nghiên cứu này, luận văn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thông qua hệ số ICOR và năng suất lao động của thành phố Yên Bái.

2.5.3. Cấu trúc đầu vào của tăng trưởng (đóng góp của TFP)

CDCCKT làm thay đổi cấu trúc đầu vào của tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế xét về phương diện nguồn gốc, tức là xem xét các yếu tố tác động, có thể chia thành hai loại là tăng trưởng theo chiều rộng và tăng trưởng theo chiều sâu.

Theo xu hướng chung của quá trình nâng cao chất lượng tăng trưởng, cần phải xem xét đến vai trò của yếu tố TFP. Đánh giá vai trò của TFP trong tăng trưởng kinh tế dựa vào:

(i) Tỷ trọng đóng góp của yếu tố này trong kết quả tăng trưởng

(ii) Các điều kiện cần thiết cho vận hành yếu tố công nghệ mới vào hoạt động kinh tế như: trình độ công nghệ trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, quy mô vốn đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển, sự phát triển hoạt động giáo dục đào tạo và kết quả là sự gia tăng quy mô của nguồn vốn nhân lực, thể chế chính sách phù hợp để tạo ra các nhân tố cần thiết cho quá trình tích tụ công nghệ; năng lực cạnh tranh công nghệ của nền kinh tế nói riêng và năng lực cạnh tranh tăng trưởng nói chung.

Tốc độ tăng TFP được tính theo công thức: gTFPgY  (gK  gL) Trong đó, gY là tốc độ tăng GDP, gK là tốc độ tăng vốn hoặc tài sản cố định,

gL là tốc độ tăng lao động làm việc,  và  lần lượt là hệ số đóng góp của vốn và lao động ( + = 1), thường được xác định bằng phương pháp hạch toán hoặc dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas.

Chương 3

THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CDCCKT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ YÊN BÁI

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Yên Bái là đô thị miền núi phía bắc, giữ vị trí cửa ngõ đi vào khu Tây Bắc của tỉnh Yên Bái và của cả nước, có toạ độ địa lý 21040’-21016’độ vĩ bắc; 104058’08’’-104058’15’’ độ kinh đông.

Phía Bắc giáp xã Cường Thịnh - huyện Trấn Yên

Phía Đông - Đông Bắc giáp xã Đại Đồng - huyện Yên Bình Phía Nam giáp xã Hậu Bổng - huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

Phía Tây giáp xã Hưng Khánh và xã Minh Quân - huyện Trấn Yên

Thành phố Yên Bái là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng của cả tỉnh. Do đó các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội của thành phố đã được đầu tư khá hoàn chỉnh, đặc biệt là các tuyến đường giao thông nội thành được đầu tư nâng cấp. Là đầu mối giao thông quan trọng giữa các huyện, thị trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực, có các tuyến đường giao thông liên tỉnh đi qua: Quốc lộ 32, 32C. Nằm trên tuyến đường sắt liên vận Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), có đường thuỷ (Sông Hồng), có sân bay quân sự, tạo cho thành phố có nhiều yếu tố thuận lợi và luôn giữ vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh và các tỉnh lân cận trong vùng; là cửa ngõ vào vùng Tây Bắc, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Với vị trí ở trung độ của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ Hà Nội - Lào Cai. Là đầu mối giao thông của các tuyến đường bộ đi Sơn La, Lai Châu. thành phố cách Lào Cai 149 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 132 km về hướng Đông. Vì vậy, tuy nằm sâu trong nội địa nhưng thành phố Yên Bái có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các địa phương trong cả nước. Đó là điều kiện thuận lợi cho thành phố trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong hiện tại và tương lai.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thành phố Yên Bái có độ cao trung bình từ 75-100m so với mực nước biển; được chia làm 3 dạng địa hình chủ yếu:

Địa hình bậc thềm phù sa Sông Hồng bằng phẳng, có độ cao từ 31-35 m so với mực nước biển; địa hình vùng đồi bát úp đỉnh bằng, sườn dốc.

Địa hình vùng thung lũng xen giữa đất đồi là các dải đất bằng và ruộng lúa nước. Nhìn toàn cảnh từ khu vực thành phố Yên Bái nằm trong một thung lũng rộng lớn, được bao từ xa bởi hệ thống núi con Voi và phần kéo dài của dãy Hoàng Liên Sơn. Với địa hình thành phố đất đồi rừng chiếm diện tích chủ yếu, do vậy thích hợp với trồng rừng sản xuất kết hợp bảo vệ môi trường, song lại rất khó khăn cho việc sử dụng đất cho xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố do phải chi phí rất lớn cho san tạo mặt bằng, vì vậy các khu dân cư, các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, kỹ thuật của thành phố chủ yếu được bố trí tập trung dọc theo các tuyến đường, được quy hoạch, thiết kế tương đối phù hợp với địa hình tự nhiên, đây cũng là nét đặc trưng riêng của thành phố Yên Bái

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố nằm bên tả ngạn sông Hồng, có độ cao trung bình so với mặt biển là 35m, với cấu tạo địa hình gồm dải phù sa ven sông, đồng bằng phù sa cổ thềm sông, các đồi núi thấp, đỉnh tròn hình bát úp, các thung lũng, khe suối len lỏi xen kẽ đồi núi và cánh đồng lượn sóng chạy dọc theo triền sông.

Các yếu tố khí hậu của thành phố mang đặc trưng khí hậu chuyển tiếp của miền Tây Bắc và Việt Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,40C, mùa nóng vào các tháng 4, 6 là 330C, mùa lạnh vào tháng 1 là 130C, tối cao tuyệt đối là 370C, tối thấp tuyệt đối là 40C.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Thành phố Yên Bái là địa phương có lượng mưa lớn, cung cấp lượng nước lớn cho các suối, hồ.

Sông Hồng là con sông lớn nhất ở miền Bắc, bắt nguồn từ dãy Nguỵ Sơn (Vân Nam - Trung Quốc) chảy qua địa phận thành phố Yên Bái với chiều dài khoảng 10km, có lưu lượng trung bình: 2.629m3/s, lưu lượng lớn nhất: 5.298m3/s, lưu lượng

nhỏ nhất vào mùa kiệt: 162m3/s, tốc độ chảy lớn nhất: 3,02m/s, tốc độ chảy nhỏ nhất 0,62m/s.

Các suối tự nhiên trên địa bàn thành phố có lưu vực rộng và đều đổ ra sông Hồng như suối Ngòi Yên, suối Khe Dài, suối Yên Thịnh, suối xã Tân Thịnh. Hiện nay ở một số đoạn suối, một số hộ dân ven suối san gạt, đổ đất làm nhà ở, công trình phụ đã lấn chiếm dòng chảy do vậy mùa mưa thường gây úng cục bộ.

3.1.1.5. Tài nguyên, khoáng sản

Trên địa bàn thành phố có những khoáng sản chính như cao lanh, trữ lượng 159.575 tấn; fenspát trữ lượng 129.000 tấn tập trung tại khu vực xã Minh Bảo; mỏ đất sét tại phường Nguyễn Phúc, xã Tuy Lộc trữ lượng khoảng 500.000m3 hiện đã và đang được khai thác phục vụ cho công nghiệp chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh và thành phố; ngoài ra thành phố có khu vực cát đen với trữ lượng khoảng 70.000m3 tại ven Sông Hồng - phường Hồng Hà.

3.1.2. Đặc điểm điều kiện về KT-XH

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng của cả tỉnh. Do đó các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội của thành phố đã được đầu tư khá hoàn chỉnh, đặc biệt là các tuyến đường giao thông nội thành được đầu tư nâng cấp. Là đầu mối giao thông quan trọng giữa các huyện, thị trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực, có các tuyến đường giao thông liên tỉnh đi qua: Quốc lộ 32, 32C. Nằm trên tuyến đường sắt liên vận Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), có đường thuỷ (Sông Hồng), có sân bay quân sự, tạo cho thành phố có nhiều yếu tố thuận lợi và luôn giữ vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh và các tỉnh lân cận trong vùng; là cửa ngõ vào vùng Tây Bắc, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Với vị trí ở trung độ của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ Hà Nội - Lào Cai. Là đầu mối giao thông của các tuyến đường bộ đi Sơn La, Lai Châu. thành phố cách Lào Cai 149 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 132 km về hướng Đông. Vì vậy, tuy nằm sâu trong nội địa nhưng thành phố Yên Bái có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các địa phương trong cả nước. Đó là điều kiện thuận lợi cho thành phố trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong

Giá trị tổng sản lượng các ngành kinh tế năm 2016 của thành phố Yên Bái đạt trên 2.084,1666 tỷ đồng. Trong đó:

- Công nghiệp đạt 1.042,0833 tỷ đồng, chiếm 50%;

- Thương mại - dịch vụ đạt 1.000,400 tỷ đồng, chiếm 48%; - Nông nghiệp đạt 41,68 tỷ đồng, chiếm 2% .

Công Nghiệp - Xây dựng 50% Thương mại - Dịch vụ 48% Nông nghiệp 2%

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế thành phố Yên Bái năm 2016

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Yên Bái năm 2016 a. Về công nghiệp

Công nghiệp của thành phố luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, giá trị sản xuất năm 2016 đạt 1.042,0833 tỷ đồng.Tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 50% trong cơ cấu kinh tế.

Nhìn chung giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố hàng năm đều tăng nhanh, chủ yếu tập trung ở hai thành phần kinh tế cá thể và kinh tế hỗn hợp. Trên địa bàn thành phố ngành nghề sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh khá đa dạng và phong phú. Tâp ̣ trung nguồn lưc ̣ và taọ moị điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiêp ̣ có lợi thế như: khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vâṭliêụ xây dưng,̣ sứ cách điên,̣ chếbiến nông lâm sản… Thành phố chủ trương phát triển công nghiệp có chọn lọc, khuyến khích phát triển công nghiệp mới với hàm lượng chất xám cao, có chọn lọc, hướng ưu tiên vào những ngành sử dụng công

nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, ít gây ô nhiễm môi trường, có khả năng cạnh tranh cao (điện, điện tử, công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy...). Từng bước phát triển các ngành lắp ráp sản phẩm điêṇ tử, xe máy, cơ khíchinh́ xác vàtư ̣đông ̣ hoá,…

b. Ngành thương mại, dịch vụ

Ngành thương mại dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của thành phố Yên Bái. Cùng với quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng và đời sống nhân dân ngày một nâng cao, ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố đang phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt tại một số phường Hồng Hà, Minh Tân, Yên Ninh.

Tỷ trọng thương mại dịch vụ tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2016 đạt 1.000,4 tỷ đồng, cơ cấu ngành dịch vụ chiếm 48%.

Thành phố tâp ̣ trung phát triển manḥ các lĩnh vực dicḥ vu:̣ thương mại, xuất khẩu, du lịch, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, vâṇ tải, bưu chính viễn thông, y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân…Khuyến khích, taọ điều kiêṇ đểcác thành phần kinh tếtrong và ngoài thành phố đầu tư không hạn chế để phát triển các ngành dicḥ vu.̣

Nhìn chung, ngành thương mại - dịch vụ phát triển theo hướng vừa chú trọng các loại hình dịch vụ phổ thông vừa khuyến khích tạo điều kiện từng bước phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng ngày càng đa dạng yêu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

c) Ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp của thành phố trong những năm gần đây do sự phát triển nhanh về công nghiệp và đô thị của thành phố cùng với những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên, nhu cầu vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của thành phố yên bái (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)