Mối quan hệ giữa CDCCKT và tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của thành phố yên bái (Trang 85)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa CDCCKT và tăng trưởng kinh tế

3.3.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2014 - 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Yên Bái bình quân là 16,59% (cao gấp 1,42 lần của tỉnh Yên Bái), trong đó nông lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 11,52%, công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 15,69% và dịch vụ tăng bình quân 18,54%. Nếu xét theo khu vực kinh tế có thể thấy tốc độ tăng của các khu vực kinh tế của thành phố không đều trong giai đoạn 2014 - 2016.

Bảng 3.17: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Yên Bái giai đoạn 2014 - 2016 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Bình quân Giá trị (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Tổng GTSX 10.329,22 18,07 12.201,6 18,12 13.858,02 13,57 12.129,61 16,59 Nông lâm nghiệp, thủy sản 515,821 9,31 536,29 3,96 650,49 21,29 567,5337 11,52 Công nghiệp - Xây dựng 4.833,32 16,46 6.151,97 27,28 6.357,53 3,34 5.780,94 15,69 Thương mại, dịch vụ 4.980,08 20,68 5.513,34 10,7 6.850 24,24 5.781,14 18,54 GRDP 4.869,56 12,45 5.551,33 14,02 6.398,58 15,23 5.276,92 14,62

Nguồn: Báo cáo tình hình KTXH thành phố Yên Bái giai đoạn 2014 - 2016

3.3.2. Mối quan hệ giữa CDCCKT và tăng trưởng kinh tế

3.3.2.1. So sánh động thái chuyển dịch cơ cấu và động thái tăng trưởng

Dựa vào phương pháp hệ số véc tơ có thể tính được tỷ lệ CDCCKT cho từng thời kỳ, qua đó so sánh để đưa ra các đánh giá. Cụ thể: thời kỳ 1995-2004, giá trị Cosφ = 0,92, tương ứng tỷ lệ chuyển dịch là 2,86%; Thời kỳ 2005 -2009 chuyển dịch 4,63% với Cosφ = 0,89 và thời kỳ 2010-2016 chuyển dịch 3,12% với Cosφ = 0,977. Như vậy thời kỳ 2005- 2009 có tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu cao nhất, thứ đến là thời kỳ 2010 -2016.

Bảng 3.18: So sánh tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của thành phố Yên Bái

Thời kỳ Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế (%) Tốc độ tăng trưởng Giá trị sản xuất (%) 1995 - 2004 2,86 7,35 2005 -2009 4,63 9,56 2010 - 2016 3,12 16,42

Cần lưu ý rằng, sự tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến tăng trưởng bao giờ cũng có độ trễ. Trong trường hợp nền kinh tế chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ như thời gian qua, độ trễ được xác định là một khoảng thời gian trung hạn (5 năm). Qua bảng trên cho thấy quá trình tăng trưởng của thành phố Yên Bái cũng chịu tác động của chuyển dịch cơ cấu trong thời kỳ trung hạn. Thời kỳ trước 1995, chuyển dịch cơ cấu thấp dẫn đến tăng trưởng kinh tế thời kỳ sau đạt thấp (7,3%); Đến thời kỳ 1996 -2004, chuyển dịch cơ cấu nhanh hơn nên tạo tăng trưởng cao hơn (9,56%); Giai đoạn 2005-2009, cơ cấu chuyển còn nhanh hơn (4,63%) dẫn đến tăng trưởng ở giai đoạn 2010 -2016 đạt cao nhất hơn (16,42%). Như vậy về cơ bản, mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng của thành phố Yên Bái tuân theo quy luật chung là chuyển dịch cơ cấu nhanh sẽ tạo ra sức tăng trưởng nhanh với độ trễ trung hạn.

3.3.2.2. Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua chuyển dịch cơ cấu lao động và gia tăng năng suất lao động

Năng suất lao động xã hội là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, thường đo bằng tổng sản phẩm trong nước tính bình quân một lao động trong thời kỳ tham chiếu, thường là một năm lịch. Năng suất lao động xã hội của thành phố Yên Bái được thể hiện dưới bảng sau đây:

Bảng 3.19: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và Năng suất lao động xã hội thành phố Yên Bái giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu ĐVT Giai đoạn 1995-2004 Giai đoạn 2005-2009 Giai đoạn 2010 -2016 GRDP Tr.đồng /năm 1.753.896,3 2.693.940,6 4.325.991,7 Lực lượng lao động làm việc Người 35.867 40.011 49.198 Năng suất lao động xã hội Tp

Yên Bái

Tr.đồng/Lao

động 48,9 67,33 87,931 Năng suất lao động xã hội

tỉnh Yên Bái

Tr.đồng /Lao

động 33,48 45,65 56,38 Năng suất lao động xã hội Tp

Yên Bái so với tỉnh Yên Bái

Lần

2,08 1,89 1,90

Tỷ lệ CDCCKT (%) 2,86 4,63 3,12

Từ kết quả trên cho thấy năng suất lao động của thành phố Yên Bái ở mức khá cao và tăng dần qua các năm, trong giai đoạnh 1995 -2004 chỉ đạt 48,9 triệu đồng/lao động nhưng đên giai đoạn 2010-2016 đã tăng lên thành 87,91 triệu đồng/lao động (tăng gấp 1,31 lần) so với giai đoạn 2005-2009.

So với cả tỉnh Yên Bái thì chỉ tiêu này của thành phố Yên Bái cao hơn khá nhiều,trong giai đoạn trước 2004 cao gấp 2,1 lần, trong giai đoạn tiếp theo cao gần gấp 21,9 lần.

Nhìn vào hệ số chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng năng suất lao động chúng ta thấy trong giai đoạn từ 2005 đến nay, hiệu quả sử dụng lao động cao khi tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tăng lên.

3.3.2.3. Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành thông qua mức đóng góp vào giá trị sản xuất

Mức độ đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung của thành phố của các ngành được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.20: Kết quả đóng góp của các lĩnh vực đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Yên Bái giai đoạn 2014 - 2016

Khu vực Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng tổng GTSX (%) 18,07 18,12 13,57

1. Nông lâm nghiệp, thủy sản 0,5 0,19 0,94 2. Công nghiệp – Xây dựng 7,81 12,77 1,68 3. Thương mại, dịch vụ 9,76 5,16 10,95

Tỷ lệ % đóng góp vào GTSX (%) 100 100 100

1. Nông lâm nghiệp, thủy sản 2,76 1,05 6,92 2. Công nghiệp – Xây dựng 43,22 70,47 12,38 3. Thương mại, dịch vụ 54,02 28,48 80,7

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Yên Bái năm 2016 và Tính toán của tác giả

- Năm 2014 tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 18,07%, trong đó dịch vụ có đóng góp lớn nhất với 9,76% (tỷ lệ đóng góp 54,02%), thấp nhất là nông lâm nghiệp, thủy sản với 0,5% (chiếm 2,76%).

- Năm 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 18,12%, trong đó công nghiệp – xây dựng có đóng góp lớn nhất với 12,77% (tỷ lệ đóng góp đạt 70,47%), thấp nhất

- Năm 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố chỉ đạt 13,57%, trong đó thương mại, dịch vụ có đóng góp lớn nhất với 10,95% (tỷ lệ đóng góp đạt 80,7%), thấp nhất vẫn là nông lâm nghiệp, thủy sản với 0,94% (chỉ chiếm 6,92%).

Như vậy có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Yên Bái giai đoạn 2014 - 2016 không đồng đều, mức độ đóng góp vào tốc độ tăng trưởng của các lĩnh vực không đều, tuy nhiên mức độ đóng góp vẫn đang có chiều hướng tích cực theo xu hướng chung là phát triển kinh tế thông qua đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ.

3.3.2.4. Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành đến chất lượng tăng trưởng

Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của thành phố Yên Bái được tính từ phương pháp ước lượng nguồn tăng trưởng từ phương pháp hạch toán. Sau khi trừ đi các yếu tố đóng góp về lượng (lao động và vốn) cho tăng trưởng, phần còn lại của tăng trưởng là do đóng góp về sự gia tăng hiệu quả của nền kinh tế, gọi là năng suất nhân tố tổng hợp.

Chỉ tiêu này hàm chứa sự gia tăng của việc thay đổi quy trình công nghệ trong sản xuất, quy trình quản lý, năng suất lao động…. Hệ số này càng cao chứng tỏ nền kinh tế càng hiệu quả và ngược lại. Chỉ tiêu này của thành phố Yên Bái được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.21: Tốc độ tăng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP)

Năm Tốc độ tăng (%) Hệ số đóng góp Tốc độ tăng giá trị tăng thêm do Tốc độ tăng TFP (%) GRDP Tài sản Lao động Tài sản Lao động Tài sản Lao động 2012 13,62 21,63 1,31 0,36 0,64 7,79 0,84 4,99 2013 12,78 19,54 1,31 0,33 0,67 6,45 0,88 5,45 2014 13,55 17,91 1,24 0,35 0,65 6,27 0,81 6,48 2015 14,01 23,81 3 0,39 0,61 9,29 1,83 2,89 2016 15,62 22,23 2,8 0,41 0,59 9,11 1,65 4,85 Bình quân giai đoạn (2012 - 2016) 13,92 21,02 1,93 0,37 0,63 7,78 1,20 4,93

Qua bảng tính toán dưới đây cho thấy đóng góp vào tốc độ tăng trưởng của thành phố thời gian qua vẫn chủ yếu dựa vào nguồn lực tài sản và lao động, hàm lượng khoa học kỹ thuật, quản lý còn rất hạn chế. Cụ thể năm 2016 mức độ đóng góp của tài sản và vốn vào tăng trưởng GRDP là 79,34%, mức độ đóng góp của các yếu tố tổng hợp TFP chỉ là 20,66%. Tuy nhiên mức độ đóng góp của các yếu tố tổng hợp cao nhất là năm 2014 với tỷ lệ đóng góp đạt 47,79%, sau đó giảm dần đến nay. Bình quân giai đoạn 2012 - 2016 thì tỷ lệ đóng góp của các yếu tố tổng hợp là 31,07%, còn 68,93% đóng góp từ tài sản và lao động.

3.3.3. Phân tích sự tác động của CDCCKT tới tăng trưởng thông qua phân tích hồi quy và tương quan

Kết quả phân tích hồi quy ở trong bảng 3.22 đã chỉ cho thấy tăng trưởng GRDP của thành phố Yên Bái trong giai đoạn 2005-2016 được giải thích tới 99,5% là do sự thay đổi của vốn, của lao động, tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Bảng 3.22: Kết quả phân tích mô hình hồi quy CD đo lường các yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế

Hệ số hồi quy ước lượng Sai số chuẩn Giá trị thống kê T P-value Cận dưới khoảng tin cậy Cận trên khoảng tin cậy Hằng số 14.2857 0.7869 18.1543 0.0000 12.4711 16.1003 LnLD 0.0814 0.0405 2.0123 0.0790 -0.0119 0.1748 Ln XK 0.0935 0.0152 6.0584 0.0001 0.0637 0.1232 LNVon 0.8489 0.1485 5.7144 0.0004 0.5063 1.1914 LnNongnghiep -0.7259 0.1468 -4.9434 0.0011 -1.0646 -0.3873

R2 = 0,995. F = 548,6 (sig. =0.000), n=12, biến phụ thuộc là GRDP (triệu đồng) Trong 4 biến được sử dụng, chỉ có biến lao động là không có ý nghĩa thống kê ở mức 95% (nó chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 92). Biến vốn có tác động tích cực tới tăng trưởng GRDP trong khi đó biến tỷ trọng ngành nông nghiệp khi giảm đi sẽ làm cho GRDP tăng trưởng thêm là 0,72%. Cũng với mô hình trên cho thấy vốn là yếu tố tác động lớn nhất tới tăng trưởng kinh tế của thành phố Yên Bái. Thật vậy nếu vốn tăng thêm 1% thì tăng trưởng kinh tế tăng thêm là 0,84%. Trong khi đó sự

này cũng được giải thích do chất lượng lao động ở thành phố Yên Bái không cao, mặc dù tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt bình quân 63% tuy nhiên do ở thành phố còn thiếu nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động có trình độ cao, điều kiện thực tập nghề nghiệp không có nhiều điều này dẫn tới chất lượng lao động không được cải thiện.

3.4. Nhận xét rút ra từ phân tích thực trạng CDCCKT và tăng trưởng của thành phố Yên Bái thành phố Yên Bái

3.4.1. Những thành tựu

Kinh tế thành phố yên Bái thời kì 2005 - 2015 đã và đang có sự chuyển biến rõ rệt đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH. Kinh tế phát triển ổn định và có tốc độ tăng trưởng khá cao, làm cho đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Cơ cấu KT có những thay đổi phù hợp với tiềm năng của thành phố và hướng phát triển chung của toàn tỉnh.

- Về cơ cấu kinh tế theo ngành:

Cơ cấu KT theo ngành của TP có chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng CN và dịch vụ, giảm tỉ trọng của nông - lâm - thủy sản. Trong nội bộ từng ngành cũng có sự thay đổi. Ngành nông - lâm - thủy sản đã có sự chuyển đổi nhanh chóng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng SX hàng hóa. Một số vùng chuyên canh, thâm canh đã được hình thành và ngày càng mở rộng về quy mô, đem lại hiệu quả KT cao. Năng suất các loại cây trồng và vật nuôi không ngừng tăng lên. Sản xuất lâm nghiệp ngày càng được quan tâm; thành phố tiếp tục đẩy mạnh hoạt động khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trồng mới, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Trong nông nghiệp, xuất hiện nhiều loại hình sản xuất phong phú, phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng tưởng liên tục và đóng góp không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện. Nội bộ ngành công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, đó là tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác. Trong đó ngành chế biến đóng vai trò quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Các hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng và có đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của KT thành phố. Thể hiện ở sự tăng nhanh tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn.

- Về cơ cấu kinh tế theo thành phần:

Thành phố tiếp tục hướng đi phát triển nền KT nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế Nhà nước do thành phố quản lí chiếm tỉ trọng thấp. Kinh tế tập thể chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu do các cá thể, các doanh nghiệp tư nhân và các công ty cổ phần thực hiện.

3.4.2. Những hạn chế chủ yếu

- Tăng trưởng KT chủ yếu theo chiều rộng, ở mức khá nhưng chưa thật vững chắc; sức cạnh tranh của nền KT còn thấp.

- Chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng CNH, HĐH chưa mạnh. Giá trị thu nhập của nông dân trên một đơn vị diện tích canh tác còn thấp. Sản xuất CN còn chưa tương xứng với tiềm năng.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật còn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.

- Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào SX và đời sống còn yếu, chưa có nhiều cải tiến kĩ thuật. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, chất lượng nguồn lao động còn thấp, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển KT. Giải quyết việc làm cho lao động địa phương còn khiêm tốn.

- Quá trình phát triển kinh tế và đô thị hóa kéo theo những tác động không nhỏ tới môi trường. Hệ thống xử lý rác thải, nước thải chưa được đầu tư, không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường.

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP CDCCKT NHẰM

THÚC ĐẨYTĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CHO THÀNH PHỐ YÊN BÁI

4.1. Phương hướng phát triển, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Yên Bái.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn 2050, đảm bảo thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực của tỉnh.

- Xây dựng phát triển thành phố Yên Bái với vai trò đầu tầu trong nền kinh tế của tỉnh, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa hội nhập và đô thị hóa, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh đồng thời tiến đến là một trung tâm đô thị có sức thu hút, lan tỏa nhiều mặt ở Vùng Trung du và Miền núi Phía Bắc.

- Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh, bền vững, nhất là lợi thế về điều kiện vị trí địa kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực; phát huy nguồn lực tại chỗ kết hợp thu hút các nguồn lực bên ngoài, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm tạo đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.

- Phát triển kinh tế và xây dựng đô thị gắn với phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố và xây dựng quan hệ sản xuất mới, nâng lên nhanh mức sống của nhân dân, đào tạo phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao, tạo lập môi trường văn hóa đô thị, sử dụng hợp lý đất đai, tài nguyên, nâng cao chất lượng môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của thành phố yên bái (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)