Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của thành phố yên bái (Trang 53)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Yên Bái

3.2.1. Đóng góp của nền kinh tế của Thành phố đối với kinh tế của tỉnh Yên Bái

Thành phố Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Yên Bái và là trục động lực của vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Đông của tỉnh; được xác định là một trong những trung tâm tiểu vùng của 15 tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ. Mặc dù chỉ chiếm 1,55% diện tích và 12,6% dân số của tỉnh nhưng tổng GTSX năm 2016 của TP vẫn đạt 12.718 tỉ đồng (giá hiện hành), chiếm 32,7% GTSX toàn tỉnh Yên Bái. GTSX/người của TP năm 2016 đạt 127,4 triệu đồng, cao hơn mức trung bình toàn tỉnh 2,6 lần. Chính vì vậy, nền kinh tế của thành phố đóng vai trò rất quan trọng, là “đầu tàu” thúc đẩy nền kinh tế của toàn tỉnh phát triển. Cũng quan sát số liệu trong bảng 3.1 cho ta thấy rằng, kinh tế thành phố có sự phát triển mạnh mẽ nếu so sánh với các giai đoạn trước. Việc tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành với tốc độ cao đã góp phần tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động trong thành phố. Cụ thể trong năm 2016, thu nhập bình quân đầu người đạt 55,6 triệu đồng gấp 2,2 lần so với giai đoạn 2005-2010.

Bảng 3.1: GTSX, GTSX/người và thu nhập bình quân/người của TP Yên Bái giai đoạn 2005 - 2016

Chỉ tiêu Giai đoạn 2005 -2010

Giai đoạn

2011 -2015 Năm 2016 1. GTSX (tỉ đồng) 7.692 10.275 12.718

So với tỉnh Yên Bái (%) 26,7 28,3 32,7

4. GTSX/người (giá hiện hành, triệu đồng) 96,8 118,7 127,4

So với tỉnh Yên Bái gấp 1,9 lần gấp 2,2 lần gấp 2,6 lần

3. TNBQ/người (giá hiện hành, triệu đồng) 25,3 48,5 55,6

So với tỉnh Yên Bái gấp 1,7 lần gấp 2,01 lần gấp 2,13 lần

Nguồn: Tính toán của tác giả từ niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, thành phố Yên Bái các năm từ 2005 - 2016

Mặc dù chịu tác động của suy giảm kinh tế trên thế giới cũng như khu vực nhưng trong thời gian gần đây, thành phố vẫn đạt được được nhiều kết quả quan trọng, kinh tế thành phố giữ được tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế có chuyển biến tích cực theo hướng phát huy các lợi thế của thành phố; hệ thống kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư đã và đang phát huy hiệu quả tích cực trong phát triển đô thị; tập trung thu hút các nguồn lực đầu tư vào phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển hạ tầng đô thị. Công tác quản lý quy hoạch, quản lý tài nguyên, đất đai được tăng cường. Cải cách thủ tục hành chính đã đạt được nhiều kết quả. Hệ thống chính quyền được củng cố và phát triển.

3.2.2. Thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GTSX các ngành kinh tế của thành phố Yên Bái

Tăng trưởng GTSX: Tốc độ tăng trưởng GTSX (giá 1994) tăng bình quân 17%/năm. Theo giá so sánh 2010, giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản đạt 398,1 tỷ đồng, tăng 150,99 tỷ đồng so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng đạt 10,0%/năm; GTSX ngành công nghiệp đạt 2.751,29 tỷ đồng tăng 806,42 tỷ đồng so với năm 2010, đạt tốc độ tăng trưởng 7,2%/năm.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Giai đoạn 2005-2016 cơ cấu kinh tế của thành phố Yên Bái chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ giảm và giữ vững cơ cấu ngành công nghiệp, nông nghiệp. Cụ thể, tỷ trọng ngành công nghiệp giảm từ 48,5% năm 2005 xuống còn 47,5% năm 2016; cùng giai đoạn, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 45,3 % lên 49,4%; tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm và giữ vai trò khiêm tốn từ 6,2% xuống 3,1% (trong năm 2016 tỷ trọng ngành nông nghiệp, thủy sản của tỉnh Yên Bái chiếm 23,9% tổng RGDP).

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu GTSX thành phố Yên Bái giai đoạn 2005 – 2016

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Niên giám thống kê thành phố Yên Bái các năm từ

Khu vực I 6.2% Khu vực II 48.5% Khu vực III 45.3% Giai n 2005 -2010 Khu vực I 3.0% Khu vực II 48.5% Khu vực III 48.5% Giai n 2011 -2015 Khu vực I 3.1% Khu vực II 47.5% Khu vực III 49.4% Năm 2016

3.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế chủ yếu của thành phố Yên Bái

3.2.3.1. Công nghiệp - xây dựng * Khái quát chung

Là một ngành kinh tế quan trọng hàng đầu của thành phố, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng của thành phố chiếm 47,5% cơ cấu kinh tế toàn thành phố năm 2016 và thu hút 18.552 người, chiếm 36,2% lao động hoạt động kinh tế cả thành phố. Trên cơ sở một số nguồn tài nguyên sẵn có, nguồn lao động tại chỗ tương đối dồi dào, nhu cầu thị trường lớn, thành phố Yên Bái đã phát triển được cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.

Trong giai đoạn 2005-2016, thành phố đã tập trung nguồn lực cho phát triển công nghiệp, lựa chọn phát triển các dự án công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường và phù hợp với điều kiện phát triển đô thị, chú trọng mở rộng các khu công nghiệp và kêu gọi thu hút đầu tư. Lĩnh vực tiểu công nghiệp và làng nghề được quan tâm, nhiều cơ sở làng nghề, chế biến nông sản, cơ khí, mộc dân dụng được hình thành, đóng góp quan trọng vào phát triển, tạo việc làm mới và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động của thành phố và tỉnh. Đến năm 2016, trên địa bàn thành phố đã có 1.315 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong đó 86 doanh nghiệp và 1.229 hộ cá thể. Với sự phát triển số lượng thành phần kinh tế ngoài nhà nước đã thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế ngành công nghiệp, làm cho cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp tăng gần 10% trong năm 2016 so với 2015 (xem biểu đồ 3.3).

Bảng 3.2: GTSX* công nghiệp thành phố Yên Bái giai đoạn 2005 - 2016 phân theo loại hình kinh tế

Khu vực

Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 Năm 2015 Năm 2016

GTSX (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (Tỷ đồng) GTSX (Tỷ đồng) GTSX (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng số 496,2 100 1.944,87 100 3.018,57 100 3.730,43 100 3.763,51 100 Nhà nước 238,0 51,0 509,53 26,2 767,85 28,9 789,87 21,2 559,12 14,86 Ngoài nhà nước 253,3 48,0 1.312,82 67,5 2.146,54 63,7 2.690,08 72,1 3.083,86 81,94 Có vốn đầu tư nước ngoài 4,91 1,0 122,52 6,3 104,18 7,4 250,48 6,7 120,53 3,20 Hệ số Cos φ 0,8

(*) GTSX tính theo giá hiện hành

ĐTV:% 51 26.2 28.9 21.2 14.86 48 67.5 63.7 72.1 81.94 1 6.3 7.4 6.7 3.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 Năm 2015 Năm 2016

Nhà nước Ngoài nhà nước

Có vốn đầu tư nước ngoài

Biểu đồ 3.3: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp phân theo loại hình kinh tế

Nguồn:Tính toán từ Niên giám thống kê thành phố Yên Bái các năm từ 2005 – 2016

Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành công nghiệp thành phố giai đoạn 2011-2016 đạt mức tăng trưởng khá (GTSX công nghiệp năm 2015 tăng 7,5 lần so với năm 2005, năm 2016 tăng trưởng gấp gần 2 lần so với 2010) và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp của toàn tỉnh (chiếm 21,2% GTSX công nghiệp toàn tỉnh năm 2016). Trong các nhóm ngành, công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng GTSX nhanh nhất (tăng 7,8 lần trong giai đoạn 2005 - 2016), công nghiệp SX và phân phối điện, khí đốt, nước tuy có GTSX khiêm tốn nhưng cũng tăng nhanh (năm 2016 tăng gấp 6,9 lần năm 2005), GTSX của CN khai khoáng thiếu ổn định và đang có sự sụt giảm nghiêm trọng từ năm 2010 cho tới nay (nguyên nhân do sự thiếu quy hoạch, nạn khai thác chui, thị trường Trung Quốc bấp bênh, nhu cầu thị trường thế giới giảm, khó khăn trong khai thác do công nghệ lạc hậu).

Cũng quan sát số liệu trong biểu đồ 3.3, với tốc độ cổ phần hóa và giải thế các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn đã làm giảm tỷ trọng thành phần kinh tế nhà nước trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp thành phố Yên Bái. Tính đến hết 31/12/2016, thành phần kinh tế nhà nước chỉ đóng góp chưa tới 15% trong

Mặc dù chỉ số PCI của tỉnh Yên Bái năm 2016 có sự cải thiện và tăng bậc (từ bậc 51 năm 2015 tăng lên 47 năm 2016) tuy nhiên lượng vốn ngoại đầu tư vào ngành công nghiệp của địa phương không có xu hướng tăng, giá trị đóng góp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị ngành công nghiệp (chiếm tỷ trọng 3,2%).

Như vậy, cơ cấu ngành công nghiệp theo thành phần kinh tế của thành phố đang có sự chuyển dịch phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Bảng 3.3: GTSX và cơ cấu GTSX công nghiệp thành phố Yên Bái phân theo nhóm ngành sản xuất (giá hiện hành) giai đoạn 2005 – 2016

Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2016 GTSX (Tỷ đồng) cấu (%) GTSX (Tỷ đồng) cấu (%) GTSX (Tỷ đồng) cấu (%) GTSX (Tỷ đồng) cấu (%) Tổng số 496,2 100 1.944,8 100 3.730,4 100 3.763,5 100,0 1. CN khai thác 44,48 9,0 235,6 12,1 75,3 2,0 224,0 6,0 2. CN chế biến 375,2 75,6 1.505,9 77,4 2.944,9 78,9 2.937,5 78,1 - SX chế biến thực phẩm , đồ uống 50,5 13,5 167,1 9,1 565,2 15,2 398,5 10,6 - Dệt, may, SX da và các sản phẩm liên quan 7,0 1,9 31,4 1,6 66,6 1,8 147,5 3,9 - Chế biến gỗ và sản xuất giấy 152,1 40,5 590,4 29,8 490,9 13,2 516,1 13,7

- In, sao chép bản ghi

các loại 3,5 0,9 28,5 1,5 121,6 3,3 18,0 0,5

- Hóa chất 22,9 6,1 92,7 4,8 392,2 10,5 135,5 3,6

- SX kim loại 53,4 14,2 208,0 10,7 - - - -

- SX SP từ chất

khoáng phi kim loại 75,2 20,0 248,1 12,8 795,9 20,5 1.058,1 28,1

- SX giường, tủ, bàn

ghế 10,7 2,9 38,8 2,0 108,8 2,9 199,1 5,3

- Các ngành CB khác 13,9 3,7 100,9 7,7 403,7 11,5 464,7 12,3

3. SX và PP điện và

cung cấp nước 76,47 15,5 203,4 10,5 523,0 19,1 602,0 16,0

Nguồn: Báo cáo KTXH của UBND thành phố Yên Bái giai đoạn 2005 – 2016

Trong cơ cấu công nghiệp theo ngành, nổi bật nhất là các ngành thuộc nhóm CN chế biến như SX SP từ chất khoáng phi kim loại (20,5%); SX và chế biến thực phẩm, đồ uống (15,2%); CB gỗ và sản xuất giấy (13,2%); hóa chất (10,5%)…

Cơ cấu công nghiệp theo nhóm ngành sản xuất cũng có chuyển biến tích cực, phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh và thành phố. Trong cơ cấu GTSX công nghiệp của tỉnh, công nghiệp chế biến chiếm ưu thế rất lớn, tuy nhiên tỉ trọng của từng nhóm ngành vẫn có sự thay đổi qua từng thời kì. Trong giai đoạn 2005 - 2015, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước có tỉ trọng tăng nhanh nhất từ 15,5% năm 2005 lên 19,1% năm 2015; tỷ trọng công nghiệp khai thác có xu hướng giảm từ 9% năm 2005 xuống còn 2% năm 2015; tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng từ 75,6% năm 2005 lên 79% năm 2015.

Tuy nhiên tới 2016, trong khi ngành công nghiệp chế biến tiếp tục giữ được đà tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị ngành công nghiệp của Thành phố, thì ngành sản xuất và phân phối điện có xu hướng giảm xuống do giá thành sản xuất ngành này tăng, dẫn tới hiệu quả hoạt động kém, giá trị đóng góp không nhiểu nên chỉ chiếm 16% trong tổng giá trị ngành công nghiệp. Cũng trong năm này, do ngành công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng có đà tăng trưởng cao do thị trường xây dựng và bất động sản phục hồi, nhu cầu vật liệu xây dựng gia tăng đã thúc đẩy giá trị sản lượng ngành này phục hồi tăng trưởng và đáp ứng được sự sụt giảm giá trị ngành khai khoáng.

ĐTV:% 09 12 07 02 06 76 77 73 79 78 15.5 10.5 20 19.1 16 00 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 Năm 2015 Năm 2016

1. CN khai thác 2. CN chế biến 3. SX và PP điện và cung cấp nước

Biểu đồ 3.4: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp phân theo nhóm ngành sản xuất

* Các ngành công nghiệp chủ yếu

Với cơ cấu ngành đa dạng, hiện nay trên địa bàn toàn thành phố có 26 ngành công nghiệp thuộc 3 nhóm ngành chính. Trong đó công nghiệp chế biến có cơ cấu đa dạng nhất với 20 ngành, công nghiệp khai thác 3 ngành và công nghiệp sản xuất, phân phối điện và cung cấp nước có 3 ngành. Trong số 26 ngành công nghiệp , nổi bật lên một số ngành có giá trị sản xuất lớn và hiệu quả kinh tế cao như sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, chế biến gỗ, sản xuất kim loại, chế biến chè, chế biến thức ăn gia súc...

Bảng 3.4: Tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn thành phố Yên Bái giai đoạn 2005 – 2016

Sản phẩm công nghiệp ĐVT 2005 2010 2015 2016 Quặng sắt Tấn - 109.141,0 98.345,5 815,0 Cao lanh Tấn - 43.515,0 32.985,8 35.465,0 Chè chế biến Tấn 2530,8 1.754,9 1.172,1 1.880,0 Gỗ xẻ m3 870 3.108,0 15.996,0 6.974,0 Giấy làm vàng mã Tấn - 13.316,1 8.550,0 23.209,0 Đũa gỗ xuất khẩu Triệu đôi 144 210,7 433.325,1 733.521,0 Sứ cách điện các loại Tấn 1254,4 957,5 2.660,0 3.024,0 Gạch nung Nghìn viên 47759 86.236,0 150.781,0 127.052,0

Nguồn: Báo cáo KTXH của UBND thành phố Yên Bái giai đoạn 2005 - 2016 - Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

Ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản được phát triển trên cơ sở khai thác và nghiền bột đá trắng, Penspat, khai thác, dịch vụ cát, sỏi. Trong thời gian gần đây, một số dự án của các doanh nghiệp (Công ty CP VPG, công ty TNHH Thuận Phát, Công ty liên doanh canxi cacbonat YBB, công ty CP nhựa và khoáng sản An Phát .v.v.) đều là các dự án có vốn đầu tư lớn, sản lượng sản xuất cao. Trên địa bàn thành phố còn 02 mỏ đất sét thuộc xã Giới Phiên phục vụ sản xuất xi măng và xã Tuy Lộc phục vụ sản xuất gạch xây dựng.

Năm 2016, sản xuất 35.456 tấn cao lanh và đất sét cao lanh (giảm tấn so năm 2010), đá hạt 250.000 tấn (tăng 55.000 tấn so năm 2010), đá bột 125.000 tấn (bằng năm 2010) và 450.000 tấn fenspat bột (tăng 66.256 tấn so năm 2010). Khai thác

quặng sắt phát triển mạnh trong giai đoạn 2005 - 2015, nhưng tới năm 2016 giảm mạnh xuống còn 815,0 tấn.

GTSX của ngành tăng nhanh từ 44,5 tỉ đồng năm 2005 lên 235,6 tỉ đồng năm 2010. Những năm trở lại đây, ngành khai thác và chế biến khoáng sản đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, công nghệ khai thác tại các nhà máy còn nhiều lạc hậu, thị trường không ổn định đã dẫn tới GTSX của ngành giảm sút nghiêm trọng và chỉ đạt 75,3 tỉ đồng năm 2015 và đến năm 2016 đã phục hồi do thị trường trong nước có nhu cầu cao

- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản

Đây là ngành công nghiệp có nhiều điều kiện phát triển thuận lợi dựa trên cơ sở nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, nguồn nhân lực động đảo và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản được duy trì sản xuất ổn định, nhiều nhà máy đã được đầu tư xây dựng.

+ Chế biến gỗ và sản xuất giấy

Công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất giấy là một ngành có nhiều thế mạnh của thành phố. Với diện tích rừng toàn tỉnh tỉnh Yên Bái khoảng gần 200 nghìn ha, nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng tại Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai… Với vị trí là trung tâm của tiểu vùng 14 tỉnh phía Tây Bắc, là đầu mối giao thông đi 8 huyện, thị trong tỉnh, nối cả một vùng Tây Bắc với các tỉnh trung du và đồng bằng qua hệ thống giao thông hoàn thiện như đường bộ, đường thủy, đường sắt, việc vận chuyển nguyên liệu về thành phố Yên Bái diễn ra tương đối thuận lợi. Hiện nay, nhờ chính sách thu hút đầu tư, trên địa bàn thành phố Yên Bái đã có một số cơ sở chế biến gỗ với các sản phẩm chủ yếu như đũa, ván ép, ván can… bên cạnh đó là hàng trăm cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của thành phố yên bái (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)