Phương hướng phát triển, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của thành phố yên bái (Trang 93)

5. Cấu trúc của luận văn

4.1. Phương hướng phát triển, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Yên Bái

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn 2050, đảm bảo thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực của tỉnh.

- Xây dựng phát triển thành phố Yên Bái với vai trò đầu tầu trong nền kinh tế của tỉnh, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa hội nhập và đô thị hóa, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh đồng thời tiến đến là một trung tâm đô thị có sức thu hút, lan tỏa nhiều mặt ở Vùng Trung du và Miền núi Phía Bắc.

- Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh, bền vững, nhất là lợi thế về điều kiện vị trí địa kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực; phát huy nguồn lực tại chỗ kết hợp thu hút các nguồn lực bên ngoài, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm tạo đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.

- Phát triển kinh tế và xây dựng đô thị gắn với phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố và xây dựng quan hệ sản xuất mới, nâng lên nhanh mức sống của nhân dân, đào tạo phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao, tạo lập môi trường văn hóa đô thị, sử dụng hợp lý đất đai, tài nguyên, nâng cao chất lượng môi trường sinh thái.

- Phát triển kinh tế- xã hội đi đôi với củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính quyền cơ sở vững mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của thành phố yên bái (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)