5. Cấu trúc của luận văn
3.4. Nhận xét rút ra từ phân tích thực trạng CDCCKT và tăng trưởng của
mặc dù tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt bình quân 63% tuy nhiên do ở thành phố còn thiếu nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động có trình độ cao, điều kiện thực tập nghề nghiệp không có nhiều điều này dẫn tới chất lượng lao động không được cải thiện.
3.4. Nhận xét rút ra từ phân tích thực trạng CDCCKT và tăng trưởng của thành phố Yên Bái thành phố Yên Bái
3.4.1. Những thành tựu
Kinh tế thành phố yên Bái thời kì 2005 - 2015 đã và đang có sự chuyển biến rõ rệt đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH. Kinh tế phát triển ổn định và có tốc độ tăng trưởng khá cao, làm cho đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Cơ cấu KT có những thay đổi phù hợp với tiềm năng của thành phố và hướng phát triển chung của toàn tỉnh.
- Về cơ cấu kinh tế theo ngành:
Cơ cấu KT theo ngành của TP có chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng CN và dịch vụ, giảm tỉ trọng của nông - lâm - thủy sản. Trong nội bộ từng ngành cũng có sự thay đổi. Ngành nông - lâm - thủy sản đã có sự chuyển đổi nhanh chóng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng SX hàng hóa. Một số vùng chuyên canh, thâm canh đã được hình thành và ngày càng mở rộng về quy mô, đem lại hiệu quả KT cao. Năng suất các loại cây trồng và vật nuôi không ngừng tăng lên. Sản xuất lâm nghiệp ngày càng được quan tâm; thành phố tiếp tục đẩy mạnh hoạt động khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trồng mới, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Trong nông nghiệp, xuất hiện nhiều loại hình sản xuất phong phú, phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng tưởng liên tục và đóng góp không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện. Nội bộ ngành công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, đó là tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác. Trong đó ngành chế biến đóng vai trò quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Các hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng và có đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của KT thành phố. Thể hiện ở sự tăng nhanh tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn.
- Về cơ cấu kinh tế theo thành phần:
Thành phố tiếp tục hướng đi phát triển nền KT nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế Nhà nước do thành phố quản lí chiếm tỉ trọng thấp. Kinh tế tập thể chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu do các cá thể, các doanh nghiệp tư nhân và các công ty cổ phần thực hiện.
3.4.2. Những hạn chế chủ yếu
- Tăng trưởng KT chủ yếu theo chiều rộng, ở mức khá nhưng chưa thật vững chắc; sức cạnh tranh của nền KT còn thấp.
- Chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng CNH, HĐH chưa mạnh. Giá trị thu nhập của nông dân trên một đơn vị diện tích canh tác còn thấp. Sản xuất CN còn chưa tương xứng với tiềm năng.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật còn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.
- Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào SX và đời sống còn yếu, chưa có nhiều cải tiến kĩ thuật. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, chất lượng nguồn lao động còn thấp, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển KT. Giải quyết việc làm cho lao động địa phương còn khiêm tốn.
- Quá trình phát triển kinh tế và đô thị hóa kéo theo những tác động không nhỏ tới môi trường. Hệ thống xử lý rác thải, nước thải chưa được đầu tư, không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường.
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP CDCCKT NHẰM
THÚC ĐẨYTĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CHO THÀNH PHỐ YÊN BÁI
4.1. Phương hướng phát triển, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Yên Bái.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn 2050, đảm bảo thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực của tỉnh.
- Xây dựng phát triển thành phố Yên Bái với vai trò đầu tầu trong nền kinh tế của tỉnh, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa hội nhập và đô thị hóa, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh đồng thời tiến đến là một trung tâm đô thị có sức thu hút, lan tỏa nhiều mặt ở Vùng Trung du và Miền núi Phía Bắc.
- Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh, bền vững, nhất là lợi thế về điều kiện vị trí địa kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực; phát huy nguồn lực tại chỗ kết hợp thu hút các nguồn lực bên ngoài, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm tạo đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.
- Phát triển kinh tế và xây dựng đô thị gắn với phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố và xây dựng quan hệ sản xuất mới, nâng lên nhanh mức sống của nhân dân, đào tạo phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao, tạo lập môi trường văn hóa đô thị, sử dụng hợp lý đất đai, tài nguyên, nâng cao chất lượng môi trường sinh thái.
- Phát triển kinh tế- xã hội đi đôi với củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính quyền cơ sở vững mạnh.
4.2. Mục tiêu về tăng trưởng, chuyển dịch CCKT Yên Bái.
4.2.1. Mục tiêu đến năm 2020
* Mục tiêu tổng quát
Khai thác tối đa cơ hội và lợi thế, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; xây dựng thành phố Yên Bái đáp ứng vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội
của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; là đô thị sinh thái đặc trưng, là thành phố xanh, văn minh, hiện đại của các tỉnh miền núi phía Bắc. Tập trung phát triển mạnh ngành thương mại - dịch vụ với tốc độ nhanh, bền vững, trở thành ngành mũi nhọn của phát triển kinh tế; từng bước hình thành các khu trung tâm, thương mại - dịch vụ. Tập trung chỉnh trang đô thị và xây dựng đô thị mới với kiến trúc hiện đại, thân thiện với môi trường; xây dựng kết cấu hạ tẫng kỹ thuật đô thị đồng bộ, phấn đấu trở thành loại II trước năm 2020. Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý để xây dựng và phát triển các đầu mối giao thông, lưu trữ và vận chuyển hàng hóa, đưa thành phố trở thành đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh phía Bắc. Phát triển sự nghiệp văn hóa có chọn lọc và phù hợp với các phong tục, tập quán sinh hoạt của nhân dân địa phương, đồng thời gắn liền với phát triển kinh tế; nâng cao đời sống tinh thần của người dân, thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội; củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
* Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Giá trị sản xuất ngành nông,lâm, thủy sản đạt 540 tỷ đồng (giá so sánh 2010); - Giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 4500 tỷ đồng (giá so sánh 2010);
- Giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 1.800 tỷ đồng (giá so sánh 2010); - Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 105 triệu đồng;
- Cơ cấu các ngành Công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ - Nông lâm thủy sản tương ứng chiếm 45,2% - 52,5% - 2,3%;
- Giá trị xuất khẩu đạt 50 triệu USD;
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 850 tỷ đồng trở lên; - Tổng vốn đầu tư phát triển 5 năm 2016 - 2020 đạt 30.000 tỷ đồng.
4.2.2. Tầm nhìn phát triển đến năm 2030
* Một số nét phác họa về kinh tế - xã hội
- Thành phố Yên Bái là đô thị chức năng tổng hợp, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Yên Bái đồng thời là trung tâm đô thị ở khu vực Tây Bắc, trung tâm giao lưu kinh tế, dịch vụ thương mại, du lịch, công nghiệp và văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ giữa vùng trung du miền núi phía
Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội theo hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, giữa khu vực phía Tây và khu vực phía Đông của trung du miền núi phía Bắc theo hành lang kinh tế tuyến quốc lộ 37- QL18 nối thành phố Sơn La - thành phố Yên Bái - thành phố Thái Nguyên - thành phố Bắc Giang - thành phố Hạ Long.
Đến năm 2030, quy mô dân số khoảng 200 nghìn người (kể cả dân số tạm trú khoảng 240 nghìn người); thu nhập bình quân đầu người 9000 - 10.000 USD (280 - 300 triệu đồng)
- Thành phố dịch vụ thương mại với các ngành lĩnh vực dịch vụ mũi nhọn phát triển ở quy mô liên vùng gồm thương mại quốc tế và nội địa, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ vận chuyển, cảng cạn, logistics phục vụ trung chuyển, lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa, hành khách gắn với các tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang kinh tế Đông - Tây của Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc từ Đông Bắc Lào - Tây Bắc - Đông Bắc Việt Nam (đến cảng biển Quảng Ninh).
- Thành phố du lịch sinh thái, văn hóa hấp dẫn du khách trong nước, quốc tế với cảnh quan môi trường đô thị xanh- sạch- thân thiện du khách, công trình kiến trúc giàu bản sắc và các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn và xung quanh Thành phố. Các trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng là khu du lịch đầm Vân Hội, đầm Hậu và sân Golf Đầm Hậu, khu du lịch Hồ Thác Bà và các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, thể thao giải trí, khách sạn hai bên bờ sông Hồng.
- Thành phố là trung tâm giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao và khoa học - công nghệ ở khu vực phía tây vùng trung du và miền núi phía Bắc, có các trường đại học, trường dạy nghề đạt tiêu chuẩn quốc gia, khu vực ASEAN; có khu bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa kỹ thuật cao; khu liên hợp thể dục thể thao phục vụ thi đấu cấp vùng, quốc gia; khu nghiên cứu - thử nghiệm và chuyển giao ứng dụng công nghệ cao trong nông, lâm, nghiệp và sản xuất dược liệu.
- Công nghiệp thành phố được phát triển có chọn lọc, chủ yếu là các ngành sản phẩm công nghiệp thân thiện môi trường, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ với các sản phẩm có hàm lượng lao động kỹ thuật và giá trị gia tăng lớn. Phát triển các khu công nghiệp sạch, khu công nghiệp xanh tập trung gần tuyến hành lang cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
- Nông nghiệp phát triển theo mô hình nông nghiệp đô thị sinh thái có năng suất, chất lượng cao, giá trị hàng hóa lớn trên đơn vị diện tích canh tác. Thành phố có vành đai rừng, vành đai nông nghiệp đô thị xanh, sạch phát triển ở khu vực ngoại thành và lân cận với các mô hình nhà vườn đồi, gia trại, trang trại sản xuất có ứng dụng công nghệ cao cung cấp nông sản thực phẩm sạch cho khu vực nội thành và trong, ngoài tỉnh.
* Một số chỉ tiêu chủ yếu định hướng phát triển đến năm 2030
- Giá trị sản xuất ngành nông,lâm, thủy sản đạt 922 tỷ đồng (giá so sánh 2010). - Giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 15.612 tỷ đồng (giá so sánh 2010). - Giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 3.886 tỷ đồng (giá so sánh 2010). - Thu nhập bình quân đầu người đạt 280 - 300 triệu đồng vào năm 2030.
- Cơ cấu GTSX Công nghiệp và xây dựng - dịch vụ - nông lâm thủy sản tương ứng 40,2% - 58,0% - 1,8%.
- Giá trị xuất khẩu đạt 200 triệu USD.
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 3.750 tỷ đồng. - Tổng vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2021 - 2030 đạt 90.000 tỷ đồng.
4.3. Các giải pháp CDCCKT nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho thành phố Yên Bái phố Yên Bái
4.3.1. Về vốn đầu tư
Huy động các nguồn vốn đầu tư trong thành phố bao gồm ngân sách thành phố, vốn của các cá nhân, DN đóng trên địa bàn; đồng thời tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài, bao gồm nguồn ngân sách Tỉnh, nguồn vốn hỗ trợ Trung ương, vốn hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.
Đa dạng hóa các loại hình đầu tư, khuyến khích các thành phần KT cùng tham gia vào phát triển SX; thực hiện xã hội hóa đầu tư và đẩy nhanh tốc độ phát triển nhằm tăng khả năng tích lũy cho nền KT thành phố Yên Bái.
- Đối với vốn từ NSNN (bao gồm cả vốn ODA), chủ yếu dành cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội của thành phố. Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích dự án thông qua đấu thầu, giảm tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư; thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách trên
địa bàn huyện; giám sát chặt chẽ các nguồn thu, chi, đảm bảo vốn cho đầu tư phát triển; thực hiện tốt các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư bằng nhiều hình thức.
- Nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong nước (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình…), bao gồm cả vốn tín dụng do doanh nghiệp và dân cư vay từ các tổ chức tín dụng và liên doanh, liên kết: dự kiến chiếm khoảng 60-65% trong tổng nhu cầu vốn đầu tư. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng và có các biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp đầu tư vốn vào phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn TP Yên Bái.
- Huy động vốn nước ngoài (FDI): phấn đấu thu hút các nguồn vốn FDI Xúc tiến kêu gọi thu hút FDI vào các Khu công nghiệp, tập trung vào các ngành, lĩnh vực hỗ trợ …
4.3.2. Về phát triển nguồn nhân lực
Nhân lực là nguồn lực quan trọng để đáp ứng yêu cầu phát triển KT. Hiện tại, chất lượng lao động trên địa bàn thành phố chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT - XH. Trong thời điểm hiện tại và những năm tới, nhu cầu lao động có tay nghề cao là một thách thức lớn trong phát triển KT của TP Yên Bái. Mặt khác, quá trình CNH, HĐH cũng đặt ra nhiệm vụ to lớn về đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lí, bao gồm cả đội ngũ cán bộ quản lí kinh doanh và quản lí nhà nước trên địa bàn huyện. Để đáp ứng các yêu cầu đó, thời gian tới cần có kế hoạch và các chính sách tích cực và cụ thể hơn để đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn, trong đó tập trung vào các giải pháp sau:
- Căn cứ quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh và các chương trình đào tạo nghề và phát triển nhân lực, xây dựng kế hoạch cụ thể và phù hợp để lồng ghép