Bancassurance ra đời và phát triển dƣới sự tác động của hàng loạt các nhân tố khác nhau. Các nhân tố này bao gồm: sự phát triển của TTTC, sự hình thành của các tập đoàn kinh tế, nhu cầu dịch vụ tài chính trọn gói của ngƣời dân, áp lực cạnh tranh trong thị trƣờng bảo hiểm ngân hàng, cũng nhƣ tác động của tiến bộ khoa học
và công nghệ. Với các lợi ích to lớn của bancassurance, trong xu thế ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều mở rộng, phát triển kênh bancassurance.
Nội hàm của phát triển Bancasurrance thể hiện trên những vấn đề sau: Mục tiêu phát triển bancassurance của các doanh nghiệp là đáp ứng nhu cầu kinh doanh của các công ty trong hiện tại và tƣơng lai. Mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp là gia tăng kết quả kinh doanh đƣợc biểu hiện thông qua các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, thị phần và uy tín của công ty trên thị trƣờng.
Chủ thể phát triển bancassurance của các doanh nghiệp là chính bản thân các doanh nghiệp. Cụ thể, đầu tiên chủ thể phát triển bao gồm Ban lãnh đạo, quản lý của công ty chịu trách nhiệm hoạch định chiến lƣợc, phƣơng hƣớng, mục tiêu và biện pháp phát triển. Đây là chủ thể quan trọng nhất thực hiện quá trình vận dụng các phƣơng thức, công cụ phát triển bancassurance đối với các doanh nghiệp bảo hiểm để nhằm đạt đƣợc mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, thị phần cho DN. Tiếp theo, chủ thể phát triển chính là toàn bộ nhân viên của các doanh nghiệp, chính là những ngƣời trực tiếp triển khai các biện pháp phát triển này. Ngoài ra, chủ thể quản lý vĩ mô là các cơ quan quản lý thị trƣờng bảo hiểm của Nhà nƣớc. Thông qua các hoạt động quản lý này, Nhà nƣớc định hƣớng phát triển thị trƣờng bảo hiểm lành mạnh, đúng hƣớng và bền vững.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Trang (2017) thì phát triển hoạt động bancassurance là sự gia tăng về cả lƣợng và chất lƣợng, theo đó sẽ phát triển theo 2 hƣớng: Phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
Theo quan điểm của Chu Thu Hiền (2010) thì phát triển bancassurance của các DNBH là tổng hòa của các biện pháp mà các doanh nghiệp thực hiện để phát triển về sản phẩm cũng nhƣ kênh phân phối bancassurance của mình nhằm tạo ra kết quả kinh doanh ngày càng tốt hơn.
Theo quan điểm của Đoàn Thị Thanh Tâm (2014) thì hoạt động bancassurance là một phần trong tổng thể các hoạt động của một công ty bảo hiểm. Sự phát triển hoạt động bancassurance của DNBH đƣợc thể hiện qua sự phát triển của doanh thu phí bảo hiểm kênh bancassurance; Số lƣợng đại lý bancassurance; Số
lƣợng sản phẩm bancassurance; Hoa hồng phí kênh bancassurrance; Số tiền bảo hiểm; Số tiền bảo hiểm khai thác mới; Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới; Số hợp đồng đang duy trì hiệu lực; Số hợp đồng khai thác mới; Cơ cấu doanh thu phí bancassurance;…..
Nhƣ vậy, trong luận văn này thì phát triển bancassurance của các doanh nghiệp bao gồm phát triển cả về sản phẩm bancassurance và kênh phân phối bancassurance.
Chỉ tiêu về mặt lƣợng bao gồm:
Gia tăng các đối tác ngân hàng cùng hợp tác triển khai hoạt động bancassurance với công ty bảo hiểm;
Gia tăng các sản phẩm mới triển khai qua hoạt động bancassurance;
Gia tăng khách hàng sử dụng sản phẩm bảo hiểm qua kênh bancassurance; Phát triển theo chiều sâu là việc nâng cao tiện ích sản phẩm, đơn giản hóa quy trình cấp đơn, quy trình bồi thƣờng. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ là chìa khóa trong duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Chỉ tiêu về mặt chất bao gồm:
Cải thiện sản phẩm dịch vụ bằng việc hiện đại hóa công nghệ, tăng cƣờng thiết bị, phƣơng tiện phục vụ khách hàng, đổi mới phong cách giao dịch của nhân viên.
Gia tăng doanh thu phí bảo hiểm thu đƣợc qua kênh bancassurance.
Phƣơng thức phát triển đƣợc thực hiện bằng việc tăng trƣởng, mở rộng quy mô cũng nhƣ khai thác triệt để những ƣu điểm, tiện ích sẽ góp phần đa dạng hóa các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu trọn gói của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm cùng một nơi.