Thu thập dữ liệu sơ cấp:
Khi dữ liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu của chúng ta, chúng ta phải tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra. Các dữ liệu tự thu thập này đƣợc gọi là dữ liệu sơ cấp.
Về cơ bản có hai phƣơng pháp thu thập thông tin: điều tra trực tiếp hoặc quan sát. Việc điều tra trực tiếp đƣợc sử dụng thƣờng xuyên hơn, tuy nhiên trong vài trƣờng hợp, phƣơng pháp quan sát cũng đƣợc sử dụng.
Để đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm bảo hiểm triển khai qua kênh Bancassurance, tác giả đã tiến hành thu thập ý kiến của khách hàng của kênh phân phối này.
Áp dụng công thức của Felly David (Giáo trình phƣơng pháp và phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học – Nguyễn Thị Cành) tính quy mô mẫu nhƣ sau:
n = (1 ) ) 1 ( NZ 2 2 2 p p Z Nd p p
Trong đó: n = Quy mô mẫu mong muốn ; N = Tổng thể mẫu (tính đến hết năm 2018 là 38.654 khách hàng qua kênh Bancassurance)
Z = Độ lệch chuẩn, mức 1,96, tƣơng ứng với mức 95% độ tin cậy
p = Phần tổng thể mục tiêu đƣợc đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thƣờng mức 50% (0.5)
d = Độ chính xác kỳ vọng, thƣờng để ở mức 0.05
Sau khi tính toán theo công thức trên, tác giả thu đƣợc kết quả n = 380 Tác giả tiếp cận 450 khách hàng, phỏng vấn trực tiếp một cách ngẫu nhiên thuận tiện, phiếu khảo sát đƣợc thể hiện trong Phụ lục 01.
Tác giả thiết kế câu hỏi khảo sát theo thang đo Likert 5 mức độ, dựa vào mức điểm khách hàng đánh giá cụ thể trên từng câu hỏi, dựa vào điểm trung bình của tất cả các khách hàng, căn cứ vào ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale) để đánh giá thực trạng chất lƣợng sản phẩm Bancassurance.
Bảng 2.1: Thang điểm đánh giá
Nội dung đánh giá và thang điểm Rất không hài lòng-1 điểm Không hài lòng - 2 điểm Bình thƣờng -3 điểm Hài lòng - 4 điểm Rất hài lòng- 5 điểm (Nguồn: Likert, 1932)
Sau khi thu thập đƣợc dữ liệu khảo sát về, tác giả tính toán giá trị trung bình
và đối chiếu với thang đo khoảng để đánh giá.
Bảng 2.2: Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale)
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5 -1) / 5 = 0.8
Giá trị trung bình Ý nghĩa
1.00 - 1.80 Rất không hài lòng 1.81 - 2.60 Không hài lòng 2.61 - 3.40 Bình thƣờng 3.41 - 4.20 Hài lòng 4.21 - 5.00 Rất hài lòng
(Nguồn: Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
nghiên cứu có hạn nên tác giả không có điều kiện thu thập ý kiến của tất cả các khách hàng qua kênh Bancassurance của Tổng công ty. Tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 450 khách hàng qua kênh này (từ chi nhánh các NHTM đối tác) để phát phiếu điều tra. Số phiếu phát ra là 450 phiếu, thu về 428 phiếu, trong đó có 28 phiếu không hợp lệ (trả lời thiếu câu hỏi, một câu hỏi chọn 2 đáp án), số phiếu hợp lệ là 400 phiếu. Trong đó, chủ yếu khách hảng đƣợc khảo sát ở các NHTM Techcombank (76/400 khách hàng) ; VPBank (34/400 khách hàng), Maritime Bank (25/400 khách hàng), Nam Á Bank (23/400 khách hàng), SeA Bank (40/400 khách hàng), PVComBank (76/400 khách hàng), VietcomBank (32/400 khách hàng), còn lại là các NHTM khác.
Triển khai thu thập số liệu, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu nhƣ sau: Bƣớc 1: tiến hành gửi thƣ điện tử cho các đối tƣợng khảo sát nói rõ các yêu cầu điều tra và nội dung kèm theo cho việc trả lời các câu hỏi. Ngoài ra đề cƣơng nghiên cứu giới thiệu về đề tài cũng đƣợc đính kèm theo bảng câu hỏi để phục vụ cho những ngƣời có yêu cầu hiểu rõ hơn về đề tài cũng nhƣ các khái niệm đƣợc sử dụng trong bảng câu hỏi.
Bƣớc 2: Gọi điện thông báo cho các đối tƣợng khảo sát biết về việc đã gửi thƣ yêu cầu điều tra và xin phép, đề nghị các đối tƣợng phỏng vấn hợp tác trả lời khi cần thiết (sau 1 tuần chƣa thấy phản hổi email). Việc gọi điện này nhằm hạn chế thời gian chậm trễ trả lời thƣ điện tử, cũng nhƣ thúc đẩy các đối tƣợng tham gia phỏng vấn nhanh chóng trả lời các câu hỏi.
Bƣớc 3: Tiếp nhận các kết quả trả lời qua thƣ điện tử.
Bƣớc 4: Tiến hành gặp trực tiếp một số đối tƣợng phỏng vấn nếu nhƣ các câu trả lời của họ chƣa đủ hoặc rõ nghĩa, hơn nữa trong một số trƣờng hợp có một số đối tƣợng phỏng vấn không có thói quen check email thƣờng xuyên, do vậy việc gặp trực tiếp sẽ giúp tác giả thu thập đƣợc câu trả lời của họ.
Về xử lý dữ liệu thu thập đƣợc: Các thông tin đƣợc tổng hợp đƣợc từ các nguồn trên, đƣợc phân tích, chọn lọc các thông tin quan trọng; với các thông tin bằng con số thống kê sẽ đƣợc xử lý theo nguyên tắc phân tích thống kê. Kết luận
đƣợc đƣa ra dựa trên các phân tích, đánh giá đúng đắn các dữ liệu thu đƣợc.
Dữ liệu thu thập đƣợc xử lý bằng phần mềm Excel. Tác giả tiến hành tổng hợp và làm sạch dữ liệu thu thập đƣợc từ bảng hỏi. Tác giả tổng hợp tần suất các phiếu chọn ở các mức độ cho từng yếu tố đánh giá. Sau đó, tác giả tiến hành tính toán theo phƣơng pháp bình quân gia quyền để đánh giá mức điểm trung bình và tham chiếu với khoảng điểm đánh giá nhằm rút ra kết luận. Kết quả khảo sát giúp tác giả đƣa ra đánh giá về sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm Bancassurance của PVI. Kết quả khảo sát này đƣợc trình bày cụ thể trong tiểu mục 3.2.2.2 của chƣơng 3 luận văn.