Việt Nam
3.2.1. Tình hình thị trường bảo hiểm ở Việt Nam
Năm 2018, thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng vững chắc, tổng doanh thu ngành tăng mạnh, ƣớc đạt 105.611 tỷ đồng, tăng 21,2%; trong đó, lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đƣợc đánh giá tăng trƣởng cao với tổng doanh thu ƣớc đạt 65.050 tỷ đồng, tăng 28,9% và lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng trƣởng khả quan với tổng doanh thu ƣớc đạt 40.561 tỷ đồng. (Bộ Tài Chính, 2019)
Với tốc độ tăng trƣởng doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trƣờng ƣớc đạt 23% so với năm ngoái, thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam năm 2018 tiếp tục có bƣớc phát triển vững chắc, tạo nền tảng quan trọng để bƣớc vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thông tin từ Bộ Tài chính (2019), tốc độ tăng trƣởng doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trƣờng năm 2018 ƣớc đạt 23% so với năm 2017, tổng doanh thu bảo hiểm ƣớc đạt 151.001 tỷ đồng. Nhƣ vậy, đây là năm thứ 8 liên tiếp thị trƣờng tiếp tục duy trì mức tăng trƣởng trên 2%. Trên một góc nhìn khác, Báo cáo tổng quan thị trƣờng tài chính năm 2018 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia công bố cho biết, năm 2018, tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng 25,8% so với năm 2017. Tăng trƣởng doanh thu phí đƣợc đóng góp tích cực từ kênh bán chéo bảo hiểm qua
ngân hàng (bancassurance). Theo Bộ Tài chính (2019), kết thúc năm 2018, theo ƣớc tính, tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm đạt 390.717 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2017. Tổng số tiền đầu tƣ ƣớc đạt 324.644 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2017. Tổng dự phòng nghiệp vụ ƣớc đạt 247.500 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2017. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ƣớc đạt 82.584 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2017. Tổng doanh thu bảo hiểm ƣớc đạt 151.001 tỷ đồng.
Trong khi đó, đánh giá hoạt động của hệ thống các doanh nghiệp bảo hiểm, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (2018) cho rằng, tổng tài sản hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm tăng 19,4%. Trong đó, tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chủ yếu là đầu tƣ vào trái phiếu chính phủ (chiếm 74% tổng tài sản). Tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chủ yếu là tiền gửi các tổ chức tín dụng, tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền, tài sản tái bảo hiểm (chiếm khoảng 81% tổng tài sản).
Cũng theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tỷ lệ biên khả năng thanh toán bình quân của hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm đạt 239% (cuối 2017: 237%), cao hơn mức 100% theo quy định. Chỉ có 1/48 doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ lệ biên khả năng thanh toán dƣới 100%, chiếm 0,4% tổng tài sản toàn hệ thống.
Đvt: tỷ đồng
Hình 3.3:Doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ
Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLBH) Bộ Tài chính Năm 2018, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã tăng vốn thêm khoảng 15.000 tỷ đồng nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh và để đảm bảo khả năng thanh
toán. Trong năm 2018, toàn ngành Bảo hiểm đã chi trả quyền lợi bảo hiểm ƣớc đạt 36.415 tỷ đồng, trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ƣớc đạt 17.765 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ƣớc đạt 18.650 tỷ đồng. Tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới năm 2018 ƣớc đạt 9.654 tỷ đồng, tăng 11,4% so với năm trƣớc…
Theo số liệu từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLBH) – Bộ Tài chính, thị trƣờng bảo hiểm (BH) phi nhân thọ năm 2018 tiếp tục tăng trƣởng bền vững. Tổng doanh thu ƣớc đạt gần 40.561 tỷ đồng , tăng 10,61% (so với năm 2017). Tổng tài sản của các DNBH phi nhân thọ ƣớc đạt 73.585 tỷ đồng; đầu tƣ trở lại nền kinh tế của các DNBH ƣớc đạt 38.841 tỷ đồng.
Dù chịu nhiều thiên tai, rủi ro, thiệt hại về tài sản, con ngƣời trong năm 2018, nhƣng kết quả hoạt động kinh doanh của khối doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ vẫn ghi nhận những con số khả quan. Trên quy mô toàn thị trƣờng, Bộ Tài chính ƣớc tính, mảng phi nhân thọ năm 2018 tăng trƣởng 10%; chi trả quyền lợi bảo hiểm 17.765 tỷ đồng. Theo thống kê của cơ quan này, thị trƣờng bảo hiểm năm qua có sự phát triển cả về quy mô và chất lƣợng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu bảo hiểm đa dạng, thể hiện đƣợc vai trò quan trọng trong nền kinh tế - xã hội.
3.2.2. Tình hình phát triển hoạt động Bancassurance tại Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam dầu khí Việt Nam
3.2.2.1 Đặc thù sản phẩm Bancassurance của Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam
(i) Nhóm sản phẩm truyền thống
Các sản phẩm truyền thống đƣợc khai thác qua kênh bancassurance của PVI đều là các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân.
- Bảo hiểm xe cơ giới: Bảo hiểm PVI là một trong 04 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới lớn nhất thị trƣờng. Các loại hình bảo hiểm xe cơ giới gồm có: Trách nhiệm dân sự bắt buộc; Trách nhiệm dân sự mức trách nhiệm cao; Tai nạn lái xe và ngƣời ngồi trên xe; Vật chất ô tô, xe máy…
- Bảo hiểm con ngƣời: Các sản phẩm bảo hiểm con ngƣời của Bảo hiểm PVI phong phú, đa dạng và luôn đƣợc cải tiến phù hợp với mọi đối tƣợng khách hàng.
Care; Bảo hiểm tai nạn hộ sử dụng điện; Bảo hiểm tai nạn 24/24h; Bảo hiểm tín dụng cá nhân; Bảo hiểm chi phí và vận chuyển y tế cấp cứu…
- Bảo hiểm nhà tƣ nhân: cung cấp các dịch vụ bảo hiểm trọn gói cho ngôi nhà của bạn. Các loại hình bảo hiểm gồm có: Bảo hiểm rủi ro căn hộ chung cƣ; Bảo hiểm trọn gói nhà tƣ nhân;
(ii) Nhóm sản phẩm tích hợp :
Các sản phẩm tích hợp khác (trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ: là các sản phẩm bảo hiểm sinh mạng con ngƣời và chi phí y tế gắn với các sản phẩm thẻ, hoạt động huy động vốn cá nhân, trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ là các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp, trọn đời,v.v.) đã đƣợc Bảo hiểm PVI phát triển tuy nhiên tỉ lệ khai thác còn rất thấp hoặc chƣa khai thác đƣợc).
Hầu hết các sản phẩm bảo hiểm phân phối qua kênh Bancassurance của PVI đều nhận đƣợc sự đánh giá cao từ phía khách hàng không chỉ bởi ở chất lƣợng phục vụ mà còn bởi lợi ích các sản phẩm đem lại. Sản phẩm bảo hiểm chủ đạo là bảo hiểm xe cơ giới, Nhà tƣ nhân, Bảo hiểm tài sản, Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển. Các dòng sản phẩm do Bảo hiểm PVI cung cấp với nhiều đặc điểm ƣu việt:
- Quyền lợi sản phẩm phong phú, toàn diện, nhiều lựa chọn cho khách hàng - Quy trình bồi thƣờng chuyên nghiệp, nhanh gọn.
- Là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm bảo hiểm công nghiệp số 1 Việt Nam, PVI có lợi thế lớn trong cung ứng các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm xe, tàu, bảo hiểm nhà, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm kỹ thuật.
- PVI cũng có lợi thế lớn trong bán sản phẩm cho các doanh nghiệp ngành dầu khí
3.2.2.2 Phát triển hoạt động Bancassurance tại Tổng công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam qua các chỉ tiêu định lượng
a. Số lượng sản phẩm bancassurance và sự gia tăng số lượng sản phẩm bancassurance
Trong lĩnh vực phát triển sản phẩm, ở một mức độ nhất định Bảo hiểm PVI đã định hƣớng và phát triển một số sản phẩm bảo hiểm tích hợp phù hợp với đối
tƣợng khách hàng tiềm năng tại các ngân hàng. Các sản phẩm bảo hiểm tín dụng đều phát huy tác dụng và có cơ cấu doanh thu cao trong tổng doanh thu của các Bancassurance. Các sản phẩm bảo hiểm truyền thống cũng đƣợc khai thác qua kênh ngân hàng.
Nhìn vào số liệu trên hình 3.4 dƣới đây ta thấy, số lƣợng sản phẩm bảo hiểm đƣợc khai thác qua kênh bancassurance của PVI đều có xu hƣớng gia tăng qua các năm.
Đvt : sản phẩm
Hình 3.4 : Số lƣợng sản phẩm triển khai qua kênh bancassurance của PVI
Nguồn: Báo cáo thƣờng niên của PVI, 2018 Một bƣớc phát triển mới trong năm 2018 ở hoạt động bancassurance của PVI, đó là TCT tiến hành phân phối sản phẩm bảo hiểm cho nhóm khách hàng doanh nghiệp bao gồm dịch vụ bảo hiểm xe, tàu.
Nhƣ đã phân tích trong phần lý thuyết, các sản phẩm là nền tảng cho dịch vụ Bancassurance phát triển. Hiểu rõ tầm quan trọng đó nên ngay trong năm đầu tiên mới đi vào hoạt động, phòng Bancassurance của Ban Phát triển thị trƣờng đã chú trọng việc hợp tác và liên kết với các đối tác là hai công ty bảo hiểm đơn vị thành viên để có thể nhanh chóng cho ra đời những sản phẩm đƣợc phân phối chính thức qua mạng lƣới các ngân hàng đối tác. Trong năm 2010, bằng những nỗ lực của mình, PVI đã ký kết thành công và cho ra đời 5 sản phẩm bảo hiểm tích hợp đầu
tiên (gồm 2 sản phẩm thuộc nhóm bảo hiểm tiền gửi và 3 sản phẩm thuộc nhóm bảo hiểm tiền vay) cùng 4 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ phân phối độc lập. Hiện nay Bảo hiểm PVI đang cung cấp 47 sản phẩm bảo hiểm qua kênh phân phối Bancassurance với các ngân hàng, tổ chức tài chính.
Nhìn tổng thể công tác phát triển sản phẩm qua bancassurance cho thấy Tổng Công ty đều đã phát triển dòng sản phẩm tích hợp bổ sung cho các dòng sản phẩm truyền thống nhằm cung cấp sự tiện lợi cho khách hàng của ngân hàng cũng nhƣ cung cấp sự bảo vệ cho khách hàng của ngân hàng và cả ngân hàng. Tuy nhiên, sản phẩm tích hợp hiện tại mới dừng lại ở nhóm sản phẩm bảo hiểm con ngƣời liên quan đến rủi ro tử vong, tai nạn con ngƣời và tập trung vào khách hàng tín dụng. Bên cạnh đó, trong các năm gần đây, PVI hoàn toàn không triển khai thêm đƣợc sản phẩm tích hợp nào.
b. Số lượng khách hàng qua kênh bancassurance và sự gia tăng số lượng khách hàng qua kênh bancassurance
Trong giai đoạn vừa qua, số lƣợng khách hàng qua kênh bancassurance không ngừng tăng lên, năm 2016 là 18.612 ngƣời, tăng trƣởng 12,58% so với năm trƣớc. Tới năm 2017 là 29.524 ngƣời, tăng thêm 58,63%. Trong năm này, mức tăng trƣởng số lƣợng khách hàng qua kênh bancassurance đạt mức cao nhất.
Đến năm 2018, mặc dù Công ty đã ký kết thỏa thuận hợp tác mới phân phối các sản phẩm BHPNT với Techcombank, Oceanbank, Seabank trong quý 4, nhƣng tốc độ tăng trƣởng số lƣợng khách hàng qua kênh này lại thấp hơn năm trƣớc. Năm này, số lƣợng khách hàng qua kênh bancassurance tăng lên thêm 9.130 ngƣời, tăng thêm 30,92%, số lƣợng khách hàng ở mức 38.654 ngƣời.
Sự tăng trƣởng khách hàng trên nguyên nhân là do sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ cán bộ nhân viên tại Tổng Công ty và phía ngân hàng hợp tác.
ĐVT: khách hàng
Hình 3.5. Số lƣợng khách hàng tham gia bảo hiểm qua nghiệp vụ bancassurance của PVI từ 2016 - 2018
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm)
Kiên trì thực hiện mục tiêu chiến lƣợc, TCT từng bƣớc chứng minh lợi ích của bảo hiểm đối với ngân hàng - khách hàng. Thông qua việc bán chéo sản phẩm ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng thu dịch vụ và giảm thiểu rủi ro đối với nguồn vốn cho vay, khách hàng nhận đƣợc nhiều tiện ích khi đƣợc sử dụng dịch vụ một cửa, an tâm sản xuất kinh doanh khi có PVI đồng hành, chia sẻ những rủi ro trong suốt thời gian vay vốn.
Tuy nhiên, những năm trở lại đây, mô hình này đã phổ biến hơn rất nhiều, thêm vào đó, sự cạnh tranh giữa các Công ty bảo hiểm ngày càng gay gắt. Trong xu hƣớng phát triển hiện nay, nhằm cung cấp cho khách hàng các tiện ích đầy đủ và toàn diện với các sản phẩm phong phú, đa dạng. Số lƣợng các DNBH đang có xu hƣớng tập trung gia nhập thị trƣờng Bancassurance ngày càng tăng, đồng thời nhiều DNBH năng lực cạnh tranh cao liên tục tham gia vào kênh phân phối này nhƣ Bảo Việt, BIC, PTI. Chính vì vậy việc khai thác thị trƣờng gặp khó khăn hơn. Theo đó, tốc độ tăng trƣởng khách hàng cũng không đồng đều giữa các năm và số lƣợng khách hàng còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng.
c. Kênh phân phối qua ngân hàng của doanh nghiệp bảo hiểm
mảng bảo hiểm dầu khí chiếm 80% doanh thu nên nhìn chung hệ thống đại lý cũng nhƣ các kênh phân phối bán lẻ chƣa đƣợc Bảo hiểm PVI coi trọng. Các hoạt động liên kết với các ngân hàng để triển khai bán sản phẩm bảo hiểm cũng còn nhỏ lẻ, chƣa ghi nhận doanh thu trong hệ thống. (Tổng công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam, 2011)
Năm 2011, với việc ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Ngân hàng Oceabank dịch vụ Bancassurance mới chính thức đƣợc triển khai tại Bảo hiểm PVI nhƣng cũng chỉ mới dừng ở phạm vi liên kết giữa một vài Ban tại trụ sở Tổng công ty với Ngân hàng chứ chƣa có chiến lƣợc rõ ràng cũng nhƣ dịch vụ Bancassurance chƣa đƣợc thực hiện tại các đơn vị thành viên trong cùng hệ thống.
Từ năm 2011 đến năm 2015, Bảo hiểm PVI đã xác định một chiến lƣợc phát triển rõ ràng là tập trung vào lĩnh vực bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) với mục tiêu từng bƣớc giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm mang lại lợi ích cho khách hàng của ngân hàng. Những kết quả kinh doanh đáng ghi nhận từ 2015 cho tới nay đã chứng minh đây là một chiến lƣợc đúng đắn. Dịch vụ Bancassurance tại Tổng công ty Bảo hiểm PVI đã có những bƣớc phát triển nhanh chóng và đƣợc coi là một trong những kênh phân phối có tốc độ tăng trƣởng ấn tƣợng.
Bƣớc vào giai đoạn 2016 -2020, với mục tiêu duy trì vị trí là nhà Bảo hiểm công nghiệp số 1 thị trƣờng phi nhân thọ Việt Nam và có thƣơng hiệu trên trƣờng quốc tế, Ban Lãnh đạo Tổng công ty đã chỉ ra nhiệm vụ chiến lƣợc của giai đoạn này đó là:
Giữ vững khách hàng trong lĩnh vực Dầu khí trên cơ sở xây dựng chƣơng trình bảo hiểm an toàn và hiệu quả cho các tài sản, công trình, hoạt động của Tập đoàn, các công ty thành viên và nhà thầu Dầu khí.
Tận dụng hệ thống khách hàng công nghiệp song song với tập trung xây dựng và phát triển hệ thống bán lẻ mạnh nhằm khai thác tối đa và chăm sóc khách hàng ngày một tốt hơn.
Phát triển hệ thống bán lẻ đặc biệt là kênh Bancassurance trên nguyên tắc hiệu quả và chiếm tỷ trọng 45 - 55% tổng doanh thu bảo hiểm gốc.
Với lợi thế về uy tín và vị thế của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ số 1 thị trƣờng Việt Nam nên nhìn chung khi Bảo hiểm PVI triển khai phát triển hoạt động Bancasurance với các ngân hàng, tổ chức tài chính… đều rất thuận lợi, hiệu quả. Hiện PVI đang có hợp tác với trên 30 ngân hàng, trong đó có thể kể tới một số đối tác chính nhƣ Techcombank, VPBank, Maritime Bank, Nam Á Bank, SeA Bank, PVComBank, VietcomBank, ACB, Sacombank…
Số liệu trên bảng 3.1 cho thấy, số lƣợng ngân hàng đối tác chính và số lƣợng đại lý Bancassurance của PVI các năm qua ngày càng tăng. Điều này cho thấy sự mở rộng trong kênh phân phối Bancassurance của PVI. Đặc biệt, trong năm 2018, PVI đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lƣợc với SHB và Seabank, OCB.
Bảng 3.1 : Thực trạng số lƣợng ngân hàng đối tác chính và tổng đại lý Bancassurance
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Số lƣợng ngân hàng đối tác chính 7 7 10
Tổng đại lý Bancassurance 357 358 395
Nguồn: Báo cáo thƣờng niên của PVI, 2018 Nhìn chung sự gắn kết hợp tác giữa các ngân hàng và Bảo hiểm PVI trong việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm đã khẳng định hiệu quả và tính khả thi của hoạt động này. Tuy nhiên, đối với từng ngân hàng, tùy mức độ hợp tác thì việc triển