5. Kết cấu của luận văn
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Khung phân tích của luận văn
Yếu tố ảnh hưởng
Yếu tố môi trường bên ngoài Yếu tố môi trường bên trong
Nội dung chất lượng nguồn nhân lực
+ Hoạch định CLNNL + Hoàn thiện công tác tuyển dụng
+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển
+ Chăm sóc và bảo vệ SK cho người lao động
+ Đánh giá KQ hoạt động NC CLNNL
Chỉ tiêu nghiên cứu
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty công nghiệp hóa chất mỏ Việt Bắc
2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài lấy công ty công nghiệp hóa chất mỏ Việt Bắc làm địa bàn nghiên cứu.
2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin
Để đảm bảo nguồn thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài sử dụng 2 nguồn số liệu là số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp.
2.2.3.1 Nguồn số liệu thứ cấp
Để tìm hiểu thực trạng công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty tác giả thu thập các thông tin thứ cấp qua một số tài liệu như các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, số lượng lao động, các báo các thống kê về nhân sự. Cụ thể như sau:
- Thu thập các dữ liệu, các báo cáo thường niên, các báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu doanh nghiệp, báo cáo chế độ tiền lương, tiền thưởng của công ty công nghiệp hóa chất mỏ Việt Bắc từ năm 2016 - 2018. Trong đó tác giả sử dụng những thông tin về tổng số lao động, cơ cấu lao động theo độ tuổi lao động, cơ cấu lao động theo giới tính nam – nữ. Đồng thời tìm hiểu các thông tin về trình độ chuyên môn của cán bộ người lao động như đại học, thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư, trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp... Với những hình thức đào tạo khác nhau như đào tạo chính quy, đào tạo tập trung hay không tập trung, hình thức tại chức, từ xa hay các lớp chuyên tu. Kèm thông tin về chuyên ngành đào tạo, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ và lý luận chính trị
- Thu thập số liệu tổng hợp về kết quả khám sức khỏe định kỳ của toàn bộ cán bộ công nhân viên tại công ty công nghiệp hóa chất mỏ Việt Bắc.
- Thu thập số liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, phương hướng cho các năm tiếp theo và mục tiêu hoạt động đến năm 2025 của công ty.
- Quy định về công tác tổ chức cán bộ với các nội dung về điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục tuyển dụng, các quy định về công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với cán bộ người lao động trong công ty.
2.2.3.2. Nguồn số liệu sơ cấp
Xin ý kiến của các chuyên gia từ đó làm căn cứ để tổ chức điều tra thực tế tại công ty công nghiệp hóa chất mỏ Việt Bắc.
* Phương pháp thu thập thông tin:
Phương pháp chuyên gia: tham vấn ý kiến của lãnh đạo, cấp quản lý
của công ty để đưa ra những vấn đề ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty trong thời gian tới.
Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ quá trình tính toán, nghiên cứu tác giả đã phỏng vấn các chuyên gia sau đó xây dựng phiếu điều tra. Trong quá trình phát phiếu điều tra có gửi qua mail cho đối tượng điều tra hoặc tiến hành phát phiếu trực tiếp kèm phỏng vấn chuyên sâu. Sau một thời gian tiến hành thu thập toàn bộ phiếu điều tra.
- Chọn mẫu điều tra:
Tính đến hết ngày 31/12/2018, công ty công nghiệp hóa chất mỏ Việt Bắc có 110 cán bộ, người lao động. Từ số lượng lao động thực tế của công ty tác giả tiến hành điều tra toàn bộ mẫu.
Với số phiếu được phát ra 110 phiếu, việc khảo sát được thực hiện bằng cách phát phiếu điều tra đến từng cán bộ người lao động của công ty bằng cách phát phiếu điều tra trực tiếp hoặc gửi bảng hỏi khảo sát qua email.
- Phương pháp điều tra:
Tác giả dùng một hệ thống các câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập thông tin khách quan liên quan đến các tiêu chí tổng hợp của nhân lực, người được hỏi sẽ tích dấu nhân (x) hoặc khoanh tròn cho những đáp án mà họ lựa chọn.
- Nội dung phiếu điều tra:
Phần I: Thông tin cá nhân (đơn vị) của người (đơn vị) tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, trình độ đào tạo, chức vụ, thời gian công tác.
Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được lựa chọn từ phần vấn đề cần giải quyết, xoay quanh vấn đề: thực trạng nguồn nhân lực, thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về nội dung tâm lực, trí lực và thể lực.
Đối với một số tiêu chí đánh giá người được hỏi sẽ trả lời và xếp hạng các câu hỏi từ mức 1 đến mức 5 với ý nghĩa: Rất thấp, mức thấp, mức trung bình, mức khá và mức tốt.
- Tổ chức điều tra:
Mỗi đối tượng trong mẫu được chọn điều tra tác giả phát 1 phiếu điều tra. Phương pháp điều tra được thực hiện đan xen, kết hợp giữa phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu gửi lại rồi thu phiếu sau.
- Thang đo của bảng hỏi: Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Xác định giá trị khoảng cách theo công thức:
= 0,8
Do vậy để thuận tiện cho việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình (mean) đánh giá mức độ tốt, trung bình, yếu, kém của hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty công nghiệp hóa chất mỏ Việt Bắc.
Thang đo quãng Likert đo lường 5 mức độ đồng ý
Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá
1 1,00 – 1,80 Rất kém
2 1,81 – 2,60 Kém
3 2,61 – 3,40 Trung bình
4 3,41 – 4,20 Tốt
2.2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin
Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...
Các nguồn thông tin sau khi được thu thập sẽ được tổng hợp trên phần mềm Excel và sử dụng các hàm tính tổng Sum và hàm tính giá trị trung bình Average, hàm xếp hạng Rank….
2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thông qua số hóa, biểu diễn bằng đồ thị, tổng hợp các số liệu thu thập được. Đề tài tập trung lấy số liệu từ năm 2016 - 2018 về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty công nghiệp hóa chất mỏ Việt Bắc với toàn bộ mẫu được lựa chọn như số lượng cán bộ người lao động, trình độ, độ tuổi, giới tính.
2.2.5.2. Phương pháp so sánh
Qua những tính toán của tác giá số liệu để tiến hành so sánh số liệu giữa các năm qua đó có những nhận xét về mức độ ảnh hưởng của các nội dung nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng NNL tại công ty công nghiệp hóa chất mỏ Việt Bắc để từ đó thấy được xu hướng của tổng thể.
2.2.5.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm đánh giá được việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành 5 nội dung lớn đó là nội dung về công tác hoạch định NNL, nội dung công tác tuyển dụng, nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, nội dung công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động và nội dung công tác đánh giá nguồn nhân lực. Tác giả tiến hành phân tích từng nội dung nhỏ và tổng hợp lại để phát hiện ra bản chất, yếu tố bên trong từ đó có thể hiểu một cách mạch lạc, hiểu được cái chung phức tạo từ các nội dung cấu thành như phân tích thực trạng,
nguyên nhân của vấn đề cần nghiên cứu.