* Đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội
Đường lối kinh tế của nước ta trong những thập niên đầu thế kỉ XXI đã xác định rõ: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế tự chủ, đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn nhân lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả
bền vững…”. Với đường lối đó, cần phải xác định được các yêu cầu đối với nguồn nhân lực nói chung trước tình hình mới và xu thế mới của nền kinh tế nước ta. Nguồn nhân lực nước ta cần đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Có tri thức chuyên môn sâu ở lĩnh vực chuyên trách và có kiến thức rộng về các lĩnh vực khác của kinh tế học trên mặt bằng tri thức hiện tại. Đây là yêu cầu đầu tiên đối với tất cả nguồn nhân lực chủ chốt trong các ngành quan trọng ở nước ta.
- Có khả năng làm việc với công nghệ hiện đại, có khả năng hoạt động sáng tạo và phát triển trình độ chuyên môn, kỹ năng trong lao động, thao tác thành thạo nghiệp vụ theo chuyên ngành đã được đào tạo.
- Có khả năng tự quyết độc lập cùng với sự hợp tác và hiểu biết đồng nghiệp trong môi trường áp lực cao, có trình độ đủ về nghiệp vụ, ngoại ngữ và kỹ năng tổ chức làm việc chủ động thì mới làm chủ được công nghệ phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn.
- Có khả năng thích ứng và tính linh hoạt cao. Yêu cầu này đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ chuyên môn cao. Để có khả năng thích ứng tốt với những công việc phức tạp và luôn thay đổi trong thời đại kinh tế trí thức.
- Có khả năng sáng tạo tri thức mới.
Có thể thấy trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI, ngành Giao thông vận tải đã thể hiện vai trò là ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng, luôn “đi trước, mở đường” cho sự phát triển kinh tế – xã hội của các ngành, các địa phương và của đất nước. Toàn ngành đã hoàn thiện các luật, bộ luật chuyên ngành tạo hành lang pháp lý cho sự nghiệp phát triển giao thông vận tải Việt Nam; Có những bước tiến dài về xây dựng chiến lược, quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch phát triển. Công tác cải cách thủ tục hành chính thu được những thành tựu đáng kể. Những thành công về mặt vĩ mô của công tác quản lý nhà nước đã tạo đà cho các lĩnh vực: Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, vận tải, cơ
khí giao thông…phát triển thu được nhiều thành tựu. Các tuyến đường, cây cầu, nâng cấp và xây dựng mới trên khắp mọi miền đã tạo ra những mạch máu giao thông quan trọng, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam đối với thế giới và sự tăng trưởng của nền kinh tế trong điều kiện đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Mạng lưới đường giao thông nông thôn tới vùng sâu, vùng xa cũng cơ bản được hình thành và đã cải thiện đáng kể cuộc sống của nhân dân trên khắp mọi miền đất nước, góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Từ năm 2006 đến nay, cả nước đã mở mới được 11.874 km đường giao thông nông thôn và nâng cấp được 32.546 km; xây dựng 2.365 cầu/ 53.352md cầu các loại và 14.125/353.140 m cống. Tổng số vốn huy động được là 13.942 tỷ đồng; Huy động được hơn 48 triệu ngày công lao động. Ngành Giao thông vận tải đã và đang triển khai dự án giao thông nông thôn 3 tại 33 tỉnh miền Bắc, miền Trung và Duyên hải Nam Trung bộ với tổng mức vốn đầu tư 150 triệu USD để xây dựng khoảng 2.150 - 4.150 km đường giao thông nông thôn...
Bên cạnh việc phát triển kết cấu hạ tầng, ngành Giao thông vận tải còn tạo ra những bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực vận tải. Việc đi lại của người dân đã có sự tham gia của rất nhiều loại hình, phương thức vận chuyển, đáp ứng những yêu cầu hết sức đa dạng của thị trường. Ngành Giao thông vận tải còn có bước tiến nhanh trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí như: Đóng tàu, sản xuất ô tô…
* Chỉ đạo, hỗ trợ của đơn vị cấp trên
Xí nghiệp luôn được sự quan tâm chỉ đạo từ đơn vị cấp trên có những chỉ đạo đúng đắn kịp thời phù hợp với tình hình thực tiễn trong hoạt động của Xí nghiệp.
* Sự cạnh tranh nguồn lực của các đối thủ
Trong 10 năm trở lại đây, ngành vận tải ôtô đã có tốc độ phát triển khá cao, vận tải hàng hoá tăng trưởng bình quân năm trên 13,5% đầu phương tiện và gần 15% tổng trọng tải; vận tải hành khách đã tăng trưởng bình quân năm gần 26% đầu phương tiện và gần 9% tổng số ghế xe...Tuy nhiên, quy mô của các doanh nghiệp vận tải ôtô phổ biến là vừa và nhỏ, (nhỏ vẫn chiếm chủ yếu). Riêng vận tải hành khách cả nước có trên 900 doanh nghiệp và gần 20.000 hộ kinh doanh. Trong 900 doanh nghiệp thì đã có tới 30% doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ, mỗi doanh nghiệp chỉ có vài ba xe và rất nhiều doanh nghiệp tồn tại dưới dạng HTX dịch vụ vận tải. Vận tải khách được được đầu tư xe mới, nhưng cũng chỉ có những xe chất lượng nội thất ở mức trung bình; vận tải hàng hoá được thay những xe có thời gian sử dụng cao hơn bằng những xe đã qua sử dụng có niên hạn đã sử dụng thấp hơn. Bên cạnh đó, ôtô của VN gồm xe của nhiều nước, nhiều mác, kiểu xe khác nhau với thời gian sử dụng khá cao. Ôtô chở khách có trên 170.000 xe, ôtô chở hàng có trên 200.000 xe, ôtô chuyên dùng có khoảng 50.000 xe, tuổi sử dụng trên 10 năm chiếm 50% tổng số xe, hàng năm sẽ phải thay mới 20.000 xe.
* Sự quan tâm cần thiết của lãnh đạo Xí nghiệp đối với người lao động
Lãnh đạo Xí nghiệp luôn quan tâm tới vấn đề người lao động trong công tác đào tạo và phát triển trình độ chuyên môn của người lao động, Công tác bố trí, sử dụng lao động hợp lý, quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của người lao động một cách tốt nhất, được coi là biện pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Hiện nay, Xí nghiệp có chính sách bằng văn bản chính thức về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong đó có quy định rõ về tiêu chuẩn, quy trình cũng như vai trò, trách nhiệm của Xí nghiệp, cá nhân trong và sau hoạt động
này. Các các cá nhân khi tham gia các khóa học bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực đều được lo thu xếp thời gian và kinh phí đào tạo. Công tác bố trí, sử dụng lao động. Chúng ta biết rằng việc sắp xếp, bố trí sử dụng lao động có ý nghĩa quan trọng, góp phần khai thác, phát huy tối đa khả năng, tiềm lực người lao động, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức. Hiện nay, Xí nghiệp đã xây dựng và ban hành quy chế khen thưởng kỷ luật. Theo đó, mỗi tập thể, mỗi cá nhân có thành tích công tác tốt hàng năm sẽ được thưởng giấy khen, bằng khen, được tăng lương và được thưởng một khoản tiền mặt mức thưởng tùy thuộc vào từng thời điểm, từng trường hợp và do ban lãnh đạo quyết định. Bên cạnh đó, nhằm khuyến khích CBCNV sáng tạo, đổi mới trong công việc, Xí nghiệp cũng có chế độ thưởng thành tích cho những cá nhân, tập thể có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật giúp tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí hoạt động. Những đề án kinh doanh góp phần tăng doanh thu cho Xí nghiệp hay những biểu hiện xuất sắc trong khi phục vụ khách hàng và những phát hiện, báo cáo, những hành động ngăn chặn kịp thời các hành vi trộm cắp, gian lận tài chính, gây rối mất trật tự trong khu du lịch cũng được biểu dương và khen thưởng xứng đáng. Quy chế khen thưởng kỷ luật của Xí nghiệp trong 2 năm trở lại đây đã phát huy được tác dụng tích cực, góp phần trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Xí nghiệp như tỷ lệ lao động vi phạm nội quy quy định giảm, và tỷ lệ lao động luôn hoàn thành nhiệm vụ, số lượng cá nhân và tập thể xuất sắc cũng tăng lên. Tuy nhiên, Xí nghiệp cũng cần kịp thời động viên nhân viên khi ghi nhận được những cố gắng của nhân viên trong tháng thông qua hình thức thưởng nhân viên xuất sắc tháng.
Ngoài ra, những phần thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể sau mỗi chương trình, sự kiện lớn diễn ra trong Xí nghiệp cũng giúp CBCNV có tâm lý thoải mái, nhiệt tình hơn cho những lần sau.Khung lương của mỗi vị trí
công việc có nhiều mức khác nhau (mức sàn – mức trần). Căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc, mức độ lành nghề, kinh nghiệm, thời gian cần thiết để người lao động nâng cao trình độ, tạo ra một khoảng cách tương đối rõ ràng về trình độ năng lực, mức độ gắn bó của nhân viên để Xí nghiệp xếp mức lương phù hợp. Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập... được áp dụng theo Luật lao động Việt Nam. Các khoản tiền thưởng vào dịp lễ, tết, cùng các chế độ phụ cấp, trợ cấp như: công tác phí, phụ cấp điện thoại, xăng xe, trợ cấp thôi việc, hiếu - hỉ... đều được Xí nghiệp chi trả công khai, hợp lý. Nhìn chung, chính sách thù lao lao động của Xí nghiệp hiện nay tương đối hợp lý, khách quan và công bằng tạo điều kiện cho người lao động yên tâm công tác phát huy năng lực trong lao động.
Kết luận chương 2
Trong các nguồn lực của sản xuất xã hội, lao động, vốn, tài nguyên, khoa học - công nghệ vv... thì nguồn nhân lực (hay còn gọi là nguồn lực con người - Human Resources) giữ vai trò quan trọng nhất, nó quyết định các nguồn lực khác. V.I. Lênin từng nói rằng: Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là người công nhân, là người lao động. Đảng ta luôn luôn xác định, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, đầu tư cho nguồn lực con người là đầu tư cho sự phát triển nhanh và bền vững. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, lợi thế cạnh tranh và vị thế của các quốc gia tùy thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực được đào tạo một cách hệ thống, có khả năng thích nghi với thị trường lao động đầy biến đổi như hiện nay.
Nhận thức rõ vấn đề này, để thích nghi với nền kinh tế thị trường, Xí nghiệp đã định hướng phương thức kinh doanh theo dây chuyền khép kín: từ duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa… đến kinh doanh vận chuyển khách đều nằm trong hệ thống của Xí ngiệp. Những năm gần đây Xí nghiệp liên tiếp được đầu tư mua sắm phương tiện, thiết bị trong đó đáng kể là dự án ODA của Chính phủ Cộng hòa Pháp, đầu tư mua mới 20 xe buýt Renaut hiện đại. Đồng thời Xí nghiệp cũng mở rộng khai thác thêm hàng chục tuyến buýt nội đô và kế cận.
Bên cạnh vấn đề cơ sở vật chất, Xí nghiệp luôn chú trọng đến vấn đề con người và phát huy nhân tố con người, hiện nay, Xí nghiệp có khoảng gần 2000 cán bộ công nhân viên với 300 xe chạy trên 16 tuyến buýt. Mỗi năm vận chuyển trên 100 triệu lượt khách góp phần thực hiện chủ trương hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn Thủ đô. Đồng thời Xí nghiệp cũng trở thành lực lượng chủ công kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Xí nghiệp.
Tuy nhiên trong vấn đề phát huy hiệu quả nhân tố nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy sự phát triển của Xí nghiệp còn những hạn chế nhất định, có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Do quá trình phát triển kinh tế trong nước, cũng như sự biến đổi kinh tế toàn cầu hiện nay. Điều đó yêu cầu cần có những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong vấn đề nhân lực nhằm thúc đẩy sự phát triển của Xí nghiệp.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO XÍ NGHIỆP XE ĐIỆN HÀ NỘI
3.1. Phương hướng, mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho Xí nghiệp Xe điện Hà Nội
3.1.1. Những căn cứ đề xuất phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
Dưới sức ép của sự phát triển khoa học kĩ thuật thì nguồn lao động sẽ phải chịu một sự cạnh tranh không nhỏ từ các thiết bị công nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ sử dụng máy móc nhiều hơn để thay thế những công nhân sản xuất thủ công, năng suất kém. Đã tạo nên một sự thất nghiệp không mong đợi đối với người lao động, nhất là lao động ở nước ta vì trình độ tay nghề lao động ở nước ta hầu như chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Bên cạnh đó, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi khi hội nhập. Muốn cạnh tranh, doanh nghiệp Việt Nam buộc phải có những thay đổi về nguồn nhân lực, cách thức quản lý, máy móc công nghệ và phải có năng lực nhất định về tiếp cận, chiếm lĩnh thị trường. Trong các yếu tố trên, yếu tố con người là đặc biệt quan trọng. Thiết bị và công nghệ có hiện đại đến mấy nhưng con người không đủ mạnh thì sẽ nhanh chóng bị thua trên sân nhà.
Chính vì vậy, các cấp quản trị cần phải coi trọng vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực là vấn đề hàng đầu cần thiết và quan trọng nhất.
Ngày nay, việc ứng dụng ngày càng rộng rãi những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất đã làm năng suất lao động tăng nhanh. Tuy nhiên, khoa học và công nghệ dù có sức mạnh thế nào cũng không thể thay thế hoàn toàn vai trò của con người. Nguồn nhân lực vẫn đóng
vai trò quan trọng, quyết định quá trình sản xuất, tăng trưởng và phát triển KT- XH. Thế giới đang có xu hướng chuyển từ nền kinh tế dựa vào sự giàu có của các nguồn tài nguyên sang kinh tế tri thức. Trong bối cảnh như vậy, nguồn lực con người càng trở thành động lực chủ yếu của sự phát triển nhanh và bền vững. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng đã chỉ rõ: Con người là nguồn lực quan trọng nhất, là nguồn lực của mọi nguồn lực, quyết định sự hưng thịnh của đất nước. Tại Đại hội lần thứ VIII, Đảng ta khẳng định sự cần thiết phải thực hiện một cách có hiệu quả chiến lược phát triển con người. Tiếp tục thực hiện đường lối đúng đắn và khoa học đó, Đại hội lần thứ X của Đảng xác định một trong những nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2010 là “Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức”.Sau hơn 20 năm tiến hành đổi mới và từng bước hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội, NNL Việt Nam đã có sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng.Tuy nhiên, với yêu cầu của quá trình phát triển nền kinh