1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
1.2.7. Chỉ tiêu sử dụng NNL theo trình độ chuyên môn, lành nghề
Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực trong tổ chức, thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực được bỉểu hiện thông qua một số yếu tố chủ yếu như trạng thái sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực.
* Trình độ học vấn của nguồn nhân lực
Chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực là trình độ văn hóa nói chung và trình độ chuyên môn nghiệp vụ nói riêng. Trình độ văn hóa là nền tảng cho việc tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật, đào tạo và tái đào tạo nghề nghiệp. Công tác giáo dục và đào tạo đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao trình độ dân trí và trình độ học vấn cho người lao động. Giáo dục và đào tạo phải theo kịp và phù hợp với thực tế phát triển của nền kinh tế. Ngành giáo dục và đào tạo cần từng bước đối với chương trình cũng như phương pháp dạy và học ở tất cả các bậc học, đặc biệt là trong giáo dục đại học và dạy nghề phải thường xuyên cập nhật để theo sát sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đầu tư cho đào tạo và đầu tư trực tiếp, cơ bản và lâu dài vì sự phồn vinh của đất nước, đó là đầu tư cơ sở hạ tầng, đó là đầu tư về con người. Vì vây, cần có quan điểm nhất quán và tập trung đầu tư hơn nữa cho lĩnh vực này. Mục tiêu đến năm 2012, nước ta có khoảng 55% lao động được qua đào tạo, đây sẽ là nguồn lực quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
* Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là trình độ hiểu biết, khả năng vận dụng, áp dụng KHKT tiến bộ về một số chuyên môn nào đó và hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho tổ chức đó.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động được thể hiện thông qua cơ cấu lao động được đào tạo ở các cấp bậc khác nhau.
Ở các nước công nghiệp phát triển lực lượng lao động được xây dựng theo các chỉ tiêu sau:
- 35% lao động chưa được đào tạo nghề. - 35% công nhân lành nghề.
- 24,5% kỹ thuật viên. - 5% kỹ sư và trên đại học. - 0,5% là chuyên gia cao cấp.
Trong khi đó, ở nước ta số lượng lao động đào tạo nghề bình quân của cả nước chỉ khoảng 18% còn 82% lao động còn lại không có chuyên môn kỹ thuật. Con số này cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của nước ta vẫn còn thấp. Mặt khác, “theo kinh nghiệm của các nước phát triển, thì sản xuất sẽ phát triển nếu có đội ngũ nhân lực được đào tạo hợp lý và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương ứng là: 1 cử nhân, kỹ sư cần 4 cán bộ trung học chuyên nghiệp và 10 công nhân kỹ thuật. Trong đó, tỷ lệ này ở Việt Nam năm 1979 là: 1-2, 2-7, 1 và đến nay là 1-1,16-0,95. Điều này đã dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ, kỹ sư làm việc của cán bộ trung cấp nên hiệu quả không cao.
Một tiêu chí khác cũng không kém phần quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực đó là sự năng động, sáng tạo, tinh thần luôn học hỏi và cống hiến của người lao động. Trong xã hội luôn biến động và phát triển một cách chóng mặt như hiện nay thì yếu tố này lại càng trở lên quan trọng, nó giúp cho người lao động nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, điều kiện mới, nhanh chóng nắm bắt, vận dụng những kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.