Những biến động của nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Xe điện Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại xí nghiệp xe điện hà nội​ (Trang 58 - 67)

2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Xe

2.2.1. Những biến động của nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Xe điện Hà Nội

Số CBCNV có thâm niên công tác tại Xí nghiệp trong 3 năm 2011 – 2013 chủ yếu là từ 5 đến 10 năm, chiếm khoảng 35% tổng số CBCNV. Có hiện tượng này là bởi: trong giai đoạn đầu mới thành lập, Xí nghiệp chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng, hoạt động kinh doanh chưa ổn định nên thu nhập của CBCNV còn thấp, các chế độ chính sách cho người lao động vẫn chưa hoàn thiện. Vì vậy, có một lượng không nhỏ CBCNV rời bỏ Xí nghiệp sau một thời gian ngắn làm việc. Bên cạnh đó, là Xí nghiệp có kết cấu lao động trẻ nên sự biến động về nhân sự tương đối lớn so với các ngành khác bởi tâm lý thích thay đổi, thích cái mới, ưa mạo hiểm của tuổi trẻ. Giai đoạn 5 năm sau, sự biến động nhân sự có xu hướng giảm dần do có sự thay đổi trong các chính sách thu nhập, tiền lương, bảo hiểm… của Xí nghiệp. Do đó đã phần nào giảm bớt được gánh nặng chi phí tuyển dụng, đào tạo và sa thải, và hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp cũng dần ổn định hơn. Số người có trình độ đại học, trên đại học chủ yếu là lao động gián tiếp trên các phòng ban, tổ đội. Họ là cán bộ cấp trưởng, phó phòng, nhân viên, giám sát nắm giữ những vị trí quan trọng chủ chốt trong cơ cấu cán bộ quản lý của Xí nghiệp.

Lực lượng lao động có trình độ trung cấp, nghề chủ yếu là những nhân viên trực tiếp phục vụ hành khách. Họ là những nhân viên kỹ thuật tại các Gara sửa chữa, các tổ đội phụ trợ khác. Đây là đội ngũ lao động giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh, tạo ra giá trị, lợi nhuận cho Xí nghiệp. Vì vậy, Xí nghiệp cần có kế hoạch bố trí, sắp xếp sao cho đúng người, đúng việc, đồng thời có chiến lược nhân sự hợp lý để duy trì, khai thác, phát huy mọi tiềm năng nhằm nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực này.

2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn nhân lực

2.2.2.1. Cơ cấu lao động theo chức năng

Là một Xí nghiệp không trực tiếp sản xuất sản phẩm nên theo chức năng, CBCNV của Xí nghiệp chia thành hai loại. Cụ thể như bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.1 - Bảng số liệu CBCNV Công ty theo chức năng Năm

Tổng số CBCNV

(người)

Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

2011 1645 1544 94,0 79 6.0

2012 1650 1549 93,8 103 6.2

2013 1685 1568 93,0 117 6,9

Nguồn: [Số liệu thống kê,Văn phòng Xí nghiệpXe điện Hà Nội]

Qua bảng số liệu Bảng 2.2 ta thấy: Số lượng lao động của toàn Xí nghiệp ở cả bộ phận lao động trực tiếp và gián tiếp từ năm 2011 đến năm 2013 đã tăng 40 người. Trong khi đó cơ cấu lao động theo chức năng qua 3 năm 2011, 2012, 2013 khá ổn định. Số lượng lao động trực tiếp năm 2013 so với năm 2011 đã tăng là 24 người, và số lao động gián tiếp là 38 người. Điều

này cho ta thấy nguồn nhân lực của Xí nghiệp Xe điện Hà Nội vẫn tăng đều theo từng năm.

Nhìn vào Biểu đồ 2.1 ta thấy: Số lượng lao động của toàn Xí nghiệp từ năm 2011 đến năm 2013 đã cả bộ phận lao động trực tiếp và gián tiếp, cơ cấu lao động theo chức năng qua 3 năm 2011, 2012, 2013 khá ổn định. Số lượng lao động trực tiếp năm 2011 chiếm 94% đến năm 2013 là 93% giảm 1%. Trong khi đó số lao động gián tiếp năm 2011 chiếm 6% đến năm 2013 là 6,9%.

94 6 93,8 6,2 93 6.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tính theo %

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lao động trực tiếp

Lao động gián tiếp

Hình 2.1 - Biểu đồ cơ cấu CBCNV Xí nghiệp theo chức năng

Nguồn: [Số liệu thống kê,Văn phòng Xí nghiệp Xe điện Hà Nội]

Như vậy, việc tăng, giảm trong khu khu vực lao động trực tiếp từ 2011 – 2013 là không đáng kể, kéo theo sự tăng, giảm trong khu vực lao động gián tiếp cũng không cao. Có sự chênh lệch lớn giữa khu vực lao động trực tiếp so với khu vực lao động gián tiếp. Đó là do đặc thù hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp là vận tải hành khách.

2.2.2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính

Về cơ cấu lao động theo giớ tính thì hiện tại Xí nghiệp có số lượng CBCNV là nam nhiều hơn nữ, chi tiết như bảng dưới đây:

Bảng 2.2 - Bảng số liệu cơ cấu CBCNV theo giới tính Năm Tổng số CBCNV (người) Nam N ữ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2011 1645 1505 91,4 140 8,5 2012 1650 1498 90.7 142 8,6 2013 1685 1520 90,2 165 9,8

Nguồn: [Số liệu thống kê,Văn phòng Xí nghiệp Xe điện Hà Nội]

Qua bảng số liệu Bảng 2.3 ta thấy: Số lượng lao động cơ cấu theo giới tính của toàn Xí nghiệp từ năm 2011 đến năm 2013 đã có sự thay đổi đang kể. Trong khi số lao động nam qua 3 năm 2011, 2012, 2013 tăng . Có hiện tượng chênh lệch trên là do trong do đặc thù kinh doanh vận tải của Xí nghiệp. Phần lớn là công nhân lái xe và bán vé xe bus, nên nữ giới cũng có nhưng có sự chênh lệch với nam giới.

8,5 91,4 8,6 90,7 9,8 90,2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tính theo %

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nữ Nam

Qua bảng Bảng 2.3 số liệu trên có thể thấy: số lượng lao động nam và nữ của Xí nghiệp có sự thay đổi rõ rệt trong 3 năm 2011 đến 2013 (nam nhiều hơn nữ). Tỷ lệ nữ năm 2011 chiếm 8.5%, năm 2012 là 8.6% và đến năm 2013 tăng lên 9,8%, như vậy so với 2011 số lao động đã tăng 1,2%.

2.2.2.3 Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Do đặc thù nghề nghiệp nên Xí nghiệp Xe điện Hà Nội có kết cấu lao động trẻ, tuổi đời bình quân lao động toàn Xí nghiệp chỉ dưới 30 tuổi. Chi tiết như bảng 2.6:

Bảng 2.3 - Bảng số liệu cơ cấu CBCNV Công ty theo độ tuổi

Nguồn: [Số liệu thống kê,Văn phòng Xí nghiệpXe điện Hà Nội]

Từ bảng 2.4 có thể thấy lao động trong Xí nghiệp đa số là còn trẻ, dưới 30 tuổi chiếm tới 63,3% (năm 2011), 64,9% (năm 2012) và 61,5% (năm 2013) trong tổng số CBCNV từng năm tương ứng. Độ tuổi trung bình toàn Công ty năm 2011 là 26,4; năm 2012 là 27,6 và năm 2013 là 29,3.

Kết cấu lao động trẻ là một lợi thế của Xí nghiệp bởi sức trẻ, sự nhiệt huyết với công việc, khả năng tiếp cận công nghệ mới dễ dàng hơn, khả năng tiếp thu kiến thức trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tốt hơn. Tuy nhiên, do còn trẻ tuổi nên tính ổn định trong công việc thấp, dễ dàng thay đổi công việc ở tổ chức khác; kinh nghiệm thực tiễn còn thiếu, phần nào ảnh hưởng tới kết quả công việc.

STT Năm Số lượng CBCNV (người)

Tổng <30 tuổi 30-45 tuổi > 45 tuổi

1 Năm 2011 1645 1069 450 126

2 Năm 2012 1650 1014 510 126

63,3 28,7 7,9 64,9 27,3 7,7 61,5 30,9 7,6 0 20 40 60 80 100 Tính theo %

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dưới 30 tuổi 30 - 45 tuổi Trên 45 tuổi

Hình 2.3- Biểu đồ cơ cấu lao động theo độ tuổi

Nguồn: [Số liệu thống kê,Văn phòng Xí nghiệpXe điện Hà Nội]

Từ biểu đồ 2.3 có thể thấy lao động trong Xí nghiệp ở độ tuổi dưới 30 tuổi năm 2010 chiếm tới 63,3% nhưng đến năm 2013 chỉ còn 61,5% trong tổng số CBCNV trong khi đó số lao động ở độ tuổi 30 – 45 tuổi lại tăng từ 28,7% (năm 2010) 30,9 % (năm 2013) . Tuy nhiên, số lao động ở độ tuổi 30 – 45 tuổi vẫn giữu ổn định đây là đội ngũ nòng cốt giữ vai trò kế cận cán bộ nguồn, trong khi đó số lao động ở độ tuổi trên 45 có xu hướng giảm điều này chứng tỏ Lãnh đạo xí nghiệp đang có xu hướng trẻ hóa lao động điều này là hoàn toàn phụ hợp với xu thế trước yêu cầu hội nhập của trong nước cũng như quốc tế

2.2.2.4 Cơ cấu lao động theo trình độ được đào tạo

Số người có trình độ đại học, trên đại học chủ yếu là lao động gián tiếp trên các phòng ban, tổ đội. Họ là cán bộ cấp trưởng, phó phòng, nhân viên, giám sát nắm giữ những vị trí quan trọng chủ chốt trong cơ cấu cán bộ quản lý của Xí nghiệp. Trong số đó tốt nghiệp nhiều chuyên ngành như kinh tế, luật, giao thông...

Bảng 2.4 - Bảng số liệu cơ cấu CBCNV Công ty theo trình độ được đào tạo

Nguồn: [Số liệu thống kê,Văn phòng Xí nghiệp Xe điện Hà Nội]

Từ bảng 2.4 có thể thấy lao động trong Công ty đa số là còn trẻ, dưới 30 tuổi chiếm tới 63,3% (năm 2011), 64,9% (năm 2012) và 61,5% (năm 2013) trong tổng số CBCNV từng năm tương ứng. Độ tuổi trung bình toàn Công ty năm 2011 là 26,4; năm 2012 là 27,6 và năm 2013 là 29,3.

Lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp, nghề chủ yếu là những nhân viên trực tiếp phục vụ hành khách. tổng hợp. Đây là đội ngũ lao động giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh, tạo ra giá trị, lợi nhuận cho Công ty. Vì vậy, Công ty cần có kế hoạch bố trí, sắp xếp sao cho đúng người, đúng việc, đồng thời có chiến lược nhân sự hợp lý để duy trì, khai thác, phát huy mọi tiềm năng nhằm nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực này.

Nhân viên có trình độ PTTH trong Xí nghiệp chủ yếu là những lao động giản đơn như nhân viên lái xe, nhân viên bán vé trên xe bus, nhân viên vệ sinh môi trường - tạp vụ… Họ luôn có trách nhiệm với công việc và có xu hướng gắn bó với Công ty nhiều hơn so với các nhóm lao động khác.

STT Năm Tổng Số lượng CBCNV (người) Trên đại học Đại học Cao đẳng Trun g cấp, nghề Phổ thông 1 2011 1645 3 34 47 150 1411 2 2012 1650 3 42 67 180 1358 3 2013 1685 5 52 75 192 1361

2,4 2,18,2 87,1 2,22,8 9,1 85,7 2,74 10,9 68,3 0 20 40 60 80 100 Tính theo % Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Đại học, trên ĐH Cao đẳng Trung cấp, nghê Phổ thông

Hình 2.4- Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ được đào tạo

Nguồn: [Số liệu thống kê,Văn phòng Xí nghiệpXe điện Hà Nội]

Do trình độ của CBCNV toàn Xí nghiệp có sự chênh lệch lớn như vậy nên công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực muốn đạt hiệu quả cao thì cần phải được tiến hành một cách khoa học, phù hợp với trình độ từng nhóm đối tượng.

2.2.2.5. Cơ cấu lao động theo thâm niên công tác tại Xí nghiệp

Hiện nay, Số CBCNV có thâm niên công tác tại Xí nghiệp trong 3 năm 2011 – 2013 ổn định hơn so với giai đoạn trước đó. Điều đó, chứng tỏ Công ty đã có những chính sách hiệu quả để thu hút nguồn nhân lực. Thu nhập của người lao động trong công ty ngày càng tăng lên là một trong nhiều lý do tác động đến cơ cấu lao động ổn định từ 2011 – 2013 nhìn vào bảng ta thấy rõ điều này.

Bảng 2.5 - Bảng số liệu cơ cấu CBCNV Công ty theo thâm niên công tác

Nguồn: [Số liệu thống kê,Văn phòng Xí nghiệpXe điện Hà Nội]

Ngoài ra, Xí nghiệp cũng có nhiều chính sách, chế độ đãi ngộ tốt đối với toàn thể cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp. Đội ngũ quản lý, lãnh đạo trong Công ty thực sự tâm huyết, đầy trách nhiệm đối với nhiệm vụ quản lý của mình. Thâm niên công tác của công nhân viên trong công ty từ 2011 – 2013 chủ yếu từ 5 đến 10 năm. Điều này, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động, kinh doanh của Công ty.

Có hiện tượng này là bởi Xí nghiệp có kết cấu lao động trẻ nên sự biến động về nhân sự tương đối lớn so với các ngành khác bởi tâm lý thích thay đổi, thích cái mới, ưa mạo hiểm của tuổi trẻ. Giai đoạn 5 năm sau, sự biến động nhân sự có xu hướng giảm dần do có sự thay đổi trong các chính sách thu nhập, tiền lương, bảo hiểm,…của Xí nghiệp. Do đó đã phần nào giảm bớt được gánh nặng chi phí tuyển dụng, đào tạo và sa thải, và hoạt động kinh doanh của Công ty cũng dần ổn định hơn.

S TT Năm Trung bình toàn Cty (năm) CBCNV trong công ty Dưới 2 năm Từ 2 - dưới 5 năm Từ 5 - dưới 10 năm Trên 10 năm 1 Năm 2011 6,77 69 457 1000 54 2 Năm 2012 6,83 18 496 1020 67 3 Năm 2013 7,25 64 493 1023 70

4,4 28,9 63,3 3,4 1,1 30,15 62 6,75 3,9 29,9 62 4,2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tính theo %

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dưới 2 năm 2-dưới 5 năm 5-dưới 10 năm trên 10 năm

Hình 2.5 - Biểu đồ cơ cấu lao động theo thâm niên công tác

Nguồn: [Số liệu thống kê,Văn phòng Xí nghiệpXe điện Hà Nội]

Do trình độ của CBCNV toàn Công ty có sự chênh lệch lớn như vậy nên công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực muốn đạt hiệu quả cao thì cần phải được tiến hành một cách khoa học, phù hợp với trình độ từng nhóm đối tượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại xí nghiệp xe điện hà nội​ (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)